Kiến nghị với Ngân hàng Phát triển

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động Tín dụng xuất khẩu tại Sở Giao dịch I – Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Trang 100)

- Ngân hàng Phát triển cần nghiên cứu, xây dựng hoàn thiện chính sách, quy trình tín dụng: Để đảm bảo thực hiện đúng các quy định liên quan của Nhà nước và thông lệ quốc tế đến công tác Tín dụng xuất khẩu đòi hỏi NHPT Việt Nam phải thường xuyên cập nhật hệ thống hóa và hoàn thiện các quy trình thẩm định, tín dụng cho phù hợp.

- Xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng nội bộ Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng nội bộ là một quy trình đánh giá khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính của một khách hàng đối với ngân hàng như: việc trả lãi và trả gốc nợ vay khi đến hạn, hoặc các điều kiện tín dụng khác nhằm đánh giá, xác định rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Mức độ rủi ro tín dụng thay đổi theo từng đối tượng khách hàng và được xác định thông qua quá trình đánh giá băng thang điểm, dựa vào các thông tin tài chính và phi tài chính sẵn có của khách hàng tại thời điểm chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng.

Mục đích của hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng nội bộ là nhằm hỗ trợ việc ra quyết định cho vay, phân loại nợ, tạo lập và quản lý danh mục tín dụng.

Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng nội bộ cần được thực hiện thống nhất, tập trung trong suốt quá trình cho vay và quản lý khoản vay từ Hội sở chính cho tới tất cả các chi nhánh, nhằm đáp ứng tốt các yêu cầu về mục tiêu an toàn, hiệu quả và quản lý rủi ro cho hệ thống ngân hàng phát triển. Như vậy, nhờ có hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng nội bộ, toàn hệ thống Ngân hàng phát triển, Sở giao dịch và các chi nhánh trực thuộc có thể áp dụng các biện pháp, chính sách tín dụng, quản lý danh mục tín dụng đối với từng loại khách hàng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn nguồn vốn Tín dụng xuất khẩu Nhà nước.

- Kiến nghị Chính phủ cho phép triển khai hình thức bảo hiểm xuất khẩu và nghiên cứu triển khai thực hiện. Trong bối cảnh đồng ngoại tệ và đồng Việt Nam có biến động mạnh, thực hiện hình thức bảo hiểm xuất khẩu sẽ giúp giảm rủi ro cho hoạt động của NHPT và doanh nghiệp xuất khẩu.

KẾT LUẬN

Tín dụng xuất khẩu là một trong hai mảng nghiệp vụ quan trọng của Ngân hàng Phát triển trong việc thực thi chính sách Tín dụng của Nhà nước. Sở Giao dịch I là một đơn vị trực thuộc NHPT, vì thế vấn đề đặt ra đối với Sở Giao dịch I là làm sao để nghiệp vụ này ngày càng mở rộng góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành.

Qua quá trình nghiên cứu về lý luận cũng như thực tế tại Sở Giao dịch I – NHPT Việt Nam, tác giả đã trình bày trong luận văn những nội dung cơ bản sau:

Hệ thống hóa những vấn đền cơ bản về Tín dụng xuất khẩu của Ngân hàng Phát triển, đồng thời phân tích sự cần thiết của Tín dụng xuất khẩu đối với sự phát triển của nền kinh tế. Từ đó đưa ra được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Tín dụng xuất khẩu.

Trên cơ sở tìm hiểu hoạt động của một số ngân hàng xuất nhập khẩu trên thế giới như Ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc, Trung Quốc, luận văn đã rút ra được những bài học kinh nghiệm cho hoạt động Tín dụng xuất khẩu của Việt Nam.

Phân tích thực trạng hoạt động Tín dụng xuất khẩu tại Sở Giao dịch I, đánh giá những thành công, hạn chế và đã chỉ ra những nguyên nhân của hạn chế để tìm ra giải pháp khắc phục.

Cuối cùng, luận văn đã đưa ra các giải pháp, kiến nghị với Chính phủ, Bộ ngành liên quan và Ngân hàng Phát triển nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Tín dụng xuất khẩu .

Mặc dù đã rất cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu về đề tài, nhưng do hạn chế về mặt kiến thức cũng như kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Tín dụng, luận văn vẫn còn tồn tại những thiếu sót, rất mong được sự quan tâm, góp ý, chỉ dẫn và giúp đỡ của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo Khoa sau đại

học, Hoc viện Tài Chính, đặc biệt là TS. Lê Xuân Hiếu, đã tận tình giúp đỡ

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động Tín dụng xuất khẩu tại Sở Giao dịch I – Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Trang 100)