Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh

Một phần của tài liệu Ứng dụng mùn sinh học đóng bánh BEFGMYDT – 041206d nâng cao chất lượng đất bạc màu trên một số loại cây trồng chính trên địa bàn huyện phục hòa (Trang 81)

III. Kỹ thuật trồng 1 Thời vụ

6.Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh

Chăm sóc mía tơ

Sau khi trồng 1 - 1,5 tháng tuổi nếu phát hiện có chết hom (khoảng cánh rộng hơn 50cm) nên tiến hành trồng giặm để đảm bảo mật độ, bên cạnh đó nên làm sạch cỏ ở giai đoạn cây con để cỏ không cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng với mía. Thực hiện kết hợp với 2 lần bón phân để vô chân cho mía. [6]

+ Đánh lá mía: có thể đánh lá 3 lần cho mía tương ứng lúc mía khoảng 3, 6,

9 tháng tuổi (lúc này mía chuẩn bị thu hoạch). [6]

+ Tưới nước: Bình quân trong vụ mía thường tưới từ 15-20 lần.

* Thời kỳ mía nảy mầm, đẻ nhánh: tưới 4 lần/ tháng. * Thời kỳ đẻ nhánh làm lóng: 2-3 lần/tháng.

* Mía làm lóng: 1-2 lần/tháng.

* Mía sắp thu hoạch phải bỏ nước từ 20 ngày trở lên. [6] • Cách xử lý chăm sóc mía gốc

Sau khi thu hoạch. Gom lá già theo rãnh hoặc mang đốt. Cày dọc theo hàng mía, làm đứt rễ già. Sau đó bón phân theo qui trình và cuốc lấp kín gốc, tưới nước nếu có điều kiện. Khi mầm mọc đều, tiến hành giậm nơi trống để tạo sự đồng đều.

+ Tưới nước: Bình quân trong vụ mía thường tưới từ 15-20 lần.

* Thời kỳ mía nảy mầm, đẻ nhánh: tưới 4 lần/ tháng. * Thời kỳ đẻ nhánh làm lóng: 2-3 lần/tháng.

* Mía làm lóng: 1-2 lần/tháng.

* Mía sắp thu hoạch phải bỏ nước từ 20 ngày trở lên. [6]

Lưu ý: Đất trồng mía không được để nước ngập úng, phải thoát nước nhanh không để đọng nước vào mùa mưa. Sau khi trồng 10-15 ngày nếu gặp mưa nên xới phá váng.

Phòng trừ sâu bệnh

thường xuyên thăm đồng để chặt và tiêu hủy các cây mía bị sâu bệnh tấn công để tránh lây lan. Đối với đất mới khai hoang hoặc có mối dùng 20-30Kg thuốc Diaphos, Padan để rải.

Một số loại sâu bệnh như: sâu đục thân, rệp có thể dùng Diaphos, Padan, Supracide, Trebon, Bascide xịt, rải vào gốc mía. Riêng trường hợp cây bị nhiễm bệnh than nên đưa cây ra khỏi ruộng và đốt để tiêu hủy mầm bệnh. Ngoài ra, có thể tiến hành bóc lá để hạn chế sâu bệnh, rệp, chuột và hạn chế ra rễ trên thân. Một số sâu bệnh chính thường gặp như: bệnh thối đỏ, bệnh than đen, sâu đục thân, sâu hại gốc, rệp trắng...

7. Thu hoạch và bảo quản

Khi mía chín, lá chuyển vàng, ngọn tù, thân có da tím bóng. Dùng dao, diều bén chặt sát gốc, thu đến đâu vận chuyển ngay về nhà máy để giảm tổn thất về sản lượng và chất lượng đường.

Một phần của tài liệu Ứng dụng mùn sinh học đóng bánh BEFGMYDT – 041206d nâng cao chất lượng đất bạc màu trên một số loại cây trồng chính trên địa bàn huyện phục hòa (Trang 81)