Lựa chọn địa điểm xây dựng mô hình

Một phần của tài liệu Ứng dụng mùn sinh học đóng bánh BEFGMYDT – 041206d nâng cao chất lượng đất bạc màu trên một số loại cây trồng chính trên địa bàn huyện phục hòa (Trang 29)

4.1.2.1. Mô hình thử nghiệm cho cây ngô [1]

Ngô là một trong các loại cây lương thực chủ đạo và truyền thống của Tỉnh Cao Bằng. Ngoài các giống ngô thuần địa phương thì một loạt các giống ngô lai mới như: Bioseed, ĐK 888, ĐK 999, LVN 10… đã được đưa vào gieo trồng. Các

giống ngô lai này là những giống ngô cho năng suất và sản lượng cao hơn các giống ngô địa phương vì vậy rất được ưa chuộng.

Cây ngô thực sự đã đóng góp nhiều trong việc cải thiện đời sống nông dân nơi đây. Tuy nhiên, nông dân chỉ quan tâm sử dụng giống mới và tăng hàm lượng phân hoá học mà không sử dụng phân xanh, phân hữu cơ hoặc tàn dư cây trồng để bảo vệ và nâng cao độ mùn cho đất. Ở nhiều nơi, đất trồng ngô bị xói mòn và thoái hoá đến mức giống và phân hoá học không còn phát huy tác dụng. Do hiệu quả kinh tế thấp dẫn đến thua lỗ nên nông dân trồng ngô sẽ chuyển sang trồng sắn và sau đó đất sẽ bị bỏ hoá. Vì vậy nghiên cứu và thử nghiệm mô hình ứng dụng mùn sinh học đóng bánh BEFGMYDT - 041206D là cần thiết, để từng bước đưa mô hình này nhân rộng ra trên địa bàn, nhằm giảm phân hóa học, thuốc trừ sâu, cải tạo chất lượng đất bạc màu trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Sau quá trình tiến hành điều tra khảo sát thì đơn vị thực hiện đã lựa chọn tại hai hộ gia đình tại địa bàn huyện Phục Hòa sẽ làm thí điểm mô hình ngô. Cụ thể như sau:

- Tại xã Mỹ Hưng lựa chọn được hộ gia đình ông Lương Văn Hạnh - Thôn An Mạ - Xã Mỹ Hưng.

- Tại hòa Thuận lựa chọn được hộ gia đình ông Lương Quang Vỹ - Xóm Nà Seo - Thôn Bó Pu – Thị trấn Hòa Thuận.

4.1.2.2. Mô hình thử nghiệm cho cây mía [1]

Mía là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và được trồng nhiều trên địa bàn huyện Tỉnh Cao Bằng trong những năm qua khiến diện tích mía nguyên liệu trong huyện tăng nhanh. Các giống mía thường được trồng phổ biến như F.156, MY- 5514, ROC 16, ROC 21, ROC 22, QĐ 15,… Riêng huyện Phục Hòa hiện chiếm trên 50% diện tích trồng mía của toàn tỉnh với diện tích trồng mía nguyên liệu ổn định từ 1.400 ÷ 1.500 ha, trong đó có 700 ha trồng mới và 800 ha mía gốc. Năng suất mía trung bình của toàn huyện luôn đạt mức 54,5 ÷ 56,2 tấn/ha. Cuối năm, là mùa thu hoạch chính của mía, mía được chở về nhà máy đường Phục Hòa có công suất ép lên tới 1.000 tấn mía/ngày. Cây mía đã thực sự mang lại lợi ích kinh tế thiết thực cho người dân trong huyện, góp phần xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy và phát triển kinh tế chung của toàn huyện.

Sau một thời gian canh tác độ màu mỡ trong đất trồng mía giảm đi rất nhiều, nhất là chất mùn và các chất nguyên tố lớn. Mặc dù hàng năm người ta vẫn cung cấp một lượng dinh dưỡng nhất định cho cây trồng dưới dạng phân bón cũng không thể bù đắp được độ màu mỡ đã mất do cây trồng hấp thu và quá trình rửa trôi, xói mòn năm này qua năm khác. Những biểu hiện rõ nhất của sự thoái hoá này là đất ngày càng trở nên chai cứng hơn, độ tươi xốp giảm, khả năng thoát nước giữ ẩm kém và đặc biệt là năng suất cây trồng có xu hướng giảm dần, bên cạnh đó có các loại sâu bệnh lại ngày một gia tăng.

Xuất phát từ tình hình thực tế như vậy, ứng dụng mùn sinh học là một biện pháp hữu hiệu nhằm cải thiện và nâng cao độ phì nhiêu của đất trồng mía, làm giảm và loại trừ thành phần sâu bệnh gây hại, góp phần làm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất của cây mía.

Sau quá trình tiến hành điều tra khảo sát thì đơn vị thực hiện đã lựa chọn được một hộ sẽ làm thí điểm mô hình mía đó là: Hộ gia đình ông Hoàng Văn Tâm - Xóm Nà Seo- Thôn Bó Pu – Thị trấn Hòa Thuận - Huyện Phục Hòa

Một phần của tài liệu Ứng dụng mùn sinh học đóng bánh BEFGMYDT – 041206d nâng cao chất lượng đất bạc màu trên một số loại cây trồng chính trên địa bàn huyện phục hòa (Trang 29)