Sự thay đổi hóa lý của đất trồng ngô trước khi trồng và sau khi thu hoạch (đã sử dụng bón thêm mùn đóng bánh BEFGMYDT 041206D)

Một phần của tài liệu Ứng dụng mùn sinh học đóng bánh BEFGMYDT – 041206d nâng cao chất lượng đất bạc màu trên một số loại cây trồng chính trên địa bàn huyện phục hòa (Trang 48)

(đã sử dụng bón thêm mùn đóng bánh BEFGMYDT - 041206D)

Khi ứng dụng chế phẩm Befgmydt - 041206D lên cây ngô thì một trong những mục tiêu quan trọng cần phải đạt được đó là cải tạo đất trồng ngô. Vì vậy khi theo dõi thí nghiệm thì phân tích đất là một công việc cần làm để xác định sự biến động các chỉ tiêu trong đất. Kết quả phân tích mẫu đất trước và sau thí nghiệm được thể hiện ở bảng 4.20.

Bảng 4.20. Kết quả mẫu đất thí nghiệm trước và sau khi sử dụng mùn sinh học đóng bánh Befgmydt - 041206D qua vụ thí nghiệm

Mùa vụ pHKCl OM (%) N tổng số (%) P2O5 tổng số (%) K tổng số (%) P2O5 dễ tiêu (mg/100g đất) VSVTS 0-20cm (triệu con) xuân 2014 Trước 4,35 2,00 0,115 0,25 0,19 0,16 48,5 Sau 4,40 2,33 0,122 0,30 0,25 0,22 67,3

(Nguồn: Phân tích của dự án)

Các hàm lượng chất dinh dưỡng khác như N, P, K cũng tăng lên ở khảo nghiệm. N tổng số tăng từ 0,115% lên 0,122%; P tổng số tăng từ 0,25% lên 0,30%; K tổng số tăng từ 0,19 lên 0,25%. Ngoài ra theo dõi vi sinh vật tổng số trong đất

cũng tăng lên, từ 48,5triệu con lên tới 67,3 triệu con. Các VSV này chủ yếu là:

+ Những VSV phân giải lân: chứa VSV có khả năng tiết ra các hợp chất có khả năng hòa tan các hợp chất phostpho vô cơ khó tan trong đất (lân khó tiêu) thành dạng hòa tan (lân dễ tiêu) mà cây trồng, VSV có thể sử dụng được. Các chủng vi sinh được dùng bao gồm: Bacillus megaterium, B. circulans, B. subtilis, B. polymyxa, B. sircalmous, Pseudomonas striata; Nấm: Penicillium sp, Aspergillus awamori.

+ Những VSV Phân giải silicat: có chứa VSV tiết ra các hợp chất có khả năng hòa tan các khoáng vật chứa silicat trong đất, đá ... để giải phóng ion kali, silic vào môi trường. Các chủng vi sinh được dùng bao gồm Bacillus megaterium var. phosphaticum, Bacillus subtilis, Bacillus circulans, Bacillus mucilaginous, Pseudomonas striata.

+ Những VSV tăng cường hấp thu phốt pho, kali, sắt, mangan cho thực vật: có chứa VSV (chủ yếu là nhóm nấm rễ, vi khuẩn, xạ khuẩn....) trong quá trình sinh trưởng, phát triển, thông qua hệ sợi cũng như những thể dự trữ, có khả năng tăng cường hấp thu các ion khoáng của cây. Các chủng vi sinh được dùng bao gồm Arbuscular mycorrhiza, Ectomycorrhiza, Ericoid mycorrhizae, Rhizoctonia solani, Bacillus sp, Pseudomonas putida, P. fluorescens Chao và P. fluorescens Tabriz. Loại PBVS này chưa được thương mại nhiều, vẫn còn đang trong giai đoạn nghiên cứu.

+ Những VSV ức chế VSV gây bệnh: chứa VSV tiết ra các hợp chất kháng sinh hoặc phức chất siderophore có tác dụng kìm hãm, ức chế nhóm VSV gây bệnh khác. Các chủng vi sinh được dùng bao gồm Bacillus sp., Enterobacter agglomerans, Pseudomonas sp., Lactobacillus sp.

+ VSV tăng cường hấp thu phốt pho, kali, sắt, mangan cho thực vật: chứa VSV (chủ yếu là nhóm nấm rễ, vi khuẩn, xạ khuẩn....), trong quá trình sinh trưởng, phát triển, thông qua hệ sợi cũng như những thể dự trữ, có khả năng tăng cường hấp thu các ion khoáng của cây. Các chủng vi sinh được dùng bao gồm Arbuscular mycorrhiza, Ectomycorrhiza, Ericoid mycorrhizae, Rhizoctonia solani, Bacillus sp, Pseudomonas putida, P. fluorescens Chao và P. fluorescens Tabriz.

+ VSV sinh chất giữ ẩm polysacarit: có chứa VSV tiết ra các polysacarit có tác dụng tăng cường liên kết các hạt khoáng, sét, limon trong đất. Loại này có ích trong thời điểm khô hạn. Các chủng vi sinh được dùng bao gồm Lipomyces sp. Loại này chưa có sản phẩm thương mại tại Việt Nam.

+ VSV phân giải hợp chất hữu cơ (phân giải xenlulo): có chứa VSV tiết ra các enzym có khả năng phân giải các hợp chất hữu cơ như: xenlulo, hemixenlulo, lighin, kitin.... Các chủng vi sinh được dùng bao gồm Pseudomonas, Bacillus, Streptomyces, Trichoderma, Penicillium, Aspergillus.

+ VSV sinh chất kích thích sinh trưởng thực vật: có chứa VSV tiết ra các hocmoon sinh trưởng thực vật thuộc nhóm: IAA, Auxin, Giberrillin ... vào môi trường. Các chủng vi sinh được dùng bao gồm Azotobacter chroococcum, Azotobacter vinelandii, Azotobacter bejerinckii, Pseudomonas fluorescens, Gibberella fujikuroi.

Phân tích mẫu đất trồng ngô ở xã Hòa Thuận cũng cho kết quả khả quan. Tính chất vật lý, hóa học, sinh học của đất được cải thiện, đến mức cây trồng có thể sinh trưởng và phát triển thuận lợi. Từ đó có thể thấy rằng bón mùn sinh học Befgmydt - 041206D có thể giúp cải tạo đất trồng bị bạc màu do bón phân hóa học. Thông thường khi sản xuất nông nghiệp, hàng năm lượng vật chất mà con người lất đi khỏi đất là rất lớn, trong đó chất khoáng mất đi chiếm từ 1 - 5% còn lại 95 - 99% là chất hữu cơ. Tuy nhiên người ta thường không tính toán trả lại lượng vật chất hữu cơ cho đất mà chỉ bón phân hóa học, tức là trả lại phần vô cơ, thậm chí bón không đúng cách khiến dư thừa, lãng phí, không hiệu quả, lại làm cho đất bị chua đi. Vì vậy bón mùn sinh học Befgmydt vừa cung cấp dinh dưỡng cho đất trồng lại vừa tăng phần hữu cơ cho đất. Đây cũng là xu hướng mới trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, canh tác đất bền vững, và bảo vệ môi trường.

Nhận xét: Cũng như xã Mỹ Hưng, qua khảo nghiệm cây ngô tại xã Hòa

Thuận có thể rút ra nhận xét: Mùn sinh học đóng bánh Befgmydt - 041206D có tác dụng cải tạo đất xám bạc màu, nâng cao hàm lượng mùn, các chất dinh dưỡng trong đất, tăng khả năng sản xuất của đất. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của cây ngô đồng thời nâng cao năng suất và chất lượng cay trồng.

Chi phí cho việc trồng, chăm sóc và thu hoạch 1ha ngô được thể hiện cụ thể trong bảng 4.31.

Chi phí cần dùng khi trồng ngô bao gồm chi phí cho giống, phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, trừ cỏ, công thuê khoán cày bừa, chăm sóc và thu hoạch....Tính toán chi phí cho 2 công thức không bón mùn và bón mùn Befgmydt - 041206D cho thấy chi phí bỏ ra ở công thức bón mùn thì cao hơn công thức đối chứng, chênh lệch chi phí giữa 2 công thức là 3.345.00 đồng/ha. Do ngoài chi phí về giống, phân bón, thuốc BVTV, chăm sóc...thì còn có chi phí bón mùn Befgmydt. Tuy nhiên lượng phân bón hóa học lại được giảm đi 25% so với CTĐC.

TT Chi Phí Đơnvị Đơn giá CT bón mùn CT không bón Số lượng Cộng chi phí Số lượng Cộng chi phí 1 Giống Kg 52.000 15 780.000 15 780.000 2 Phân bón 0 0 3 Đạm ure Kg 7.000 195 1.365.000 260 1.820.000 MSHĐB 4 Lân Kg 5.000 300 1.500.000 400 2.000.000 CTTN CTĐC 5 Kali Kg 10.000 112,5 1.125.000 150 1.500.000 5.865.000 7.820.000 6 Phân chuồng Kg 250 7.500 1.875.000 10.000 2.500.000 Mùn giảm 25% 1955000 7 Thuốc BVTV Đồng 0 0 MSHĐB 6.000.000 8 MSHĐB Cái 1000 6000 6.000.000 0 0 Tổng 11.865.000 7.820.000 9 Công LĐ 0 0 Diện tích

10 Cày bừa Công 140.000 15 2.100.000 20 2.800.000 700 m2 15.711.500

11 Bón phân Công 140.000 15 2.100.000 15 2.100.000 600 m2 11.040.000

12 Phun T.Trừ sâu Công 140.000 10 1.400.000 10 1.400.000 Cao hơn 4.671.500

Một phần của tài liệu Ứng dụng mùn sinh học đóng bánh BEFGMYDT – 041206d nâng cao chất lượng đất bạc màu trên một số loại cây trồng chính trên địa bàn huyện phục hòa (Trang 48)