Kết quả khảo nghiệm đối với cây mía

Một phần của tài liệu Ứng dụng mùn sinh học đóng bánh BEFGMYDT – 041206d nâng cao chất lượng đất bạc màu trên một số loại cây trồng chính trên địa bàn huyện phục hòa (Trang 54)

13 Chăm sóc khác Công 140.000 15 2.100.000 15 2.100.000 Diện tích

4.2.2.Kết quả khảo nghiệm đối với cây mía

4.2.2.1. Đặc điểm thực hiện - Địa điểm:

Lựa chọn được một hộ sẽ làm thí điểm mô hình mía đó là: Hộ gia đình ông Hoàng Văn Tâm - Xóm Nà Seo - Thôn Bó Pu – Thị trấn Hòa Thuận - Huyện Phục Hòa

Thời gian:

Trồng một vụ thu 2 năm: thu một vụ mía tơ một vụ thu mía gốc Thời gian thực hiện: Từ T2/2013 đến T12/2014

Quy mô:

Diện tích thí nghiệm 2000 m2/năm.

Số lượng mùn đóng bánh Befgmydt – 041206D đã chôn hết 1000m2 thí nghiệm: 6 cái/1m2.

- Công thức thí nghiệm:

Lô CT1 (Lô đối chứng - diện tích 1000 m2): Trồng và bón phân theo phương pháp truyền thống của địa phương

Lô CT2 (Lô thí nghiệm - diện tích 1000 m2): Trồng và bón phân theo phương pháp truyền thống của địa phương + sử dụng thêm mùn sinh học đóng bánh BEFGMYDT - 041206D với mật độ 6 cái/m2

- Giống và phân bón

Giống:

Giống ROC: Nhập nội từ Đài Loan, được trồng ở các vùng. Tốc độ tăng truởng nhanh. Chín trung bình, để gốc tốt, năng suất cao, kháng sâu bệnh.Ngoài ra

còn một số giống khá phổ biến như: ROC 10, ROC 16, ROC 20, ROC 22, F.134, F.154, QĐ 15, QĐ 86-368 [3]

Trồng một số giống mía của địa phương, chọn giống mía ROC 22 vì đây là giống mía cho năng suất cao và phù hợp với điều kiện địa hình, khí hậu Cao Bằng.

- Phân bón: Lượng phân bón sử dụng cho mía cụ thể ở bảng 4.23.

Bảng 4.23. Lượng phân bón cho cây mía

Loại mía

Phân chuồng (tấn/ha)

Đạm(kg/ha) Lân(kg/ha) Kali(kg/ha)

N Urê P2O5 Lân super K2O KCl Mía tơ 10÷20 100÷350 217÷760 50-175 294-1024 100÷350 167÷583 Mía gốc 10÷20 120÷420 260÷913 50-175 294-1024 100÷350 167÷583

(Nguồn: Điều tra mức bón phân ở địa phương) - Thời vụ:

Mía có thời gian sinh trưởng dài từ 10-12 tháng nên tiến hành khảo nghiệm mía qua 2 năm, trồng 1 vụ mía tơ và để lại năm sau 1 vụ mía gốc. Ngày trồng mía tơ là 5/2/2013.

4.2.2.2. Kết quả theo dõi thí nghiệm

a) Tỷ lệ cây bị sâu bệnh và khả năng chống đổ, chịu hạn

Mía hay bị mắc những loại sâu bệnh như như sâu đục thân, rệp sáp, bệnh thối đỏ thân, bệnh gỉ sắt, thối đỏ ngọn. Cây bị nhiễm sâu bệnh làm khả năng sinh trưởng và phát triển chậm lại, làm giảm hàm lượng đường trong mía. Theo dõi tình hình sâu bệnh hại trên các ruộng mía khảo nghiệm qua các vụ, kết quả được thể hiện ở bảng 4.34.

Bảng 4.24. Tỷ lệ cây bị sâu hại qua các giai đoạn sinh trưởng (%)

Công thức Vụ mía gốc

4 tháng tuổi 7 tháng tuổi

CT1 (ĐC) 4,54 4,65

(Nguồn: Điều tra thực tế) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong vụ mía gốc, tỷ lệ cây mía bị nhiễm sâu hại thấp. Ở CTĐC giai đoạn 4 tháng tuổi, tỷ lệ cây bị nhiễm sâu hại là 4,54%, cao nhất ở giai đoạn 7 tháng tuổi (là 5,65%). Tỷ lệ sâu hại ở CTTN thấp hơn: với 3,87% ở 4 tháng tuổi, 4,17% ở 7 tháng tuổi. Vụ mía gốc có tỷ lệ nhiễm sâu hại thấp hơn vụ mía tơ. Nhìn chung, mùn sinh học đóng bánh Befgmydt có tác dụng làm giảm tỷ lệ sâu hại mía tuy nhiên sự khác biệt là không khác biệt nhau lắm.

Bảng 4.25. Tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh hại qua các giai đoạn sinh trưởng (%)

Công thức Vụ mía gốc

Thối đỏ thân Thối đỏ ngọn Gỉ sắt

CT1 (ĐC) 2,3 2,6 2,0

CT2 (TN) 1,8 2,1 1,6

(Nguồn: Điều tra thực tế)

So sánh ở 2 công thức thì CTTN bị nhiễm sâu bệnh hại thấp hơn do cây mía được cung cấp dinh dưỡng tốt hơn, cây chắc và khỏe hơn nên có khả năng đề kháng tốt, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh hại. Vậy bón mùn Befgmydt - 041206D trực tiếp nâng cao dinh dưỡng đất trồng, giúp cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh, giảm tỷ lệ sâu bệnh hại mía.

Bảng 4.26: Mức độ đổ gãy thân và chịu hạn của mía qua vụ khảo nghiệm

Vụ/các chỉ tiêu Vụ mía gốc

Mức độ đổ, gãy thân Chịu hạn

Công thức Thời kỳ đánh giá Cấp Thời kỳ đánh giá Điểm

CT1 (ĐC) 6,7 tháng 2 6,7 Tháng 2

CT2 (TN) 6,7 tháng 1 6,7 Tháng 1

(Nguồn: Điều tra thực tế) Ghi chú: Cấp 1: đổ nhẹ; Cấp 2: trung bình; Cấp 3: đổ nặng

Nhìn vào bảng 4.26. thấy rằng khả năng chịu hạn của mía ở tháng thứ 6,7, là thời điểm mía bước vào thời kỳ vươn lóng mạnh và phát triển về chiều cao thân; xét về điều kiện khí hậu thì trong năm đây cũng là giai đoạn thời tiết nắng nóng. Kết quả cho thấy khả năng chịu hạn ở CTTN tốt hơn ở CTĐC. Khả năng chịu hạn được đánh giá trên 3 chỉ tiêu cơ bán đỏ là: mức độ cháy lá, độ tóp rụt và rụt lóng theo thang điểm từ 1- 5. Cây mía ở CTTN cho điểm là 1, có khả năng chịu hạn tốt, hơn CTĐC có điểm là 2. Nguyên nhân là do đất được bón mùn có khả năng tăng lực liên kết của các hạt đất, tăng khả năng giữ nước, vì vậy khi mưa xuống đất ít bị xói mòn và rửa trôi. Mặt khác, giống mía được chọn là ROC22 cũng là giống được đánh giá có khả năng chịu hạn tốt và phù hợp với đất ở trên vùng đồi núi, khô hạn ở Việt Nam.

b) Các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và chất lượng mía * Các yếu tố cấu thành năng suất:

Các yếu tố cấu thành năng suất mía bao gồm: Mật độ cây hữu hiệu, chiều cao cây nguyên liệu, đường kính thân, trọng lượng thân

Bảng 4.27. Các yếu tố cấu thành năng suất mía

Vụ Vụ mía gốc Chỉ tiêu đánh giá Mật độ hữu hiệu Chiều cao nguyên liệu Đường kính thân Trọng lượng cây Đ.Vị nghìn cây/ha Cm Cm Kg CT1 (ĐC) 63,5 262,3 2,0 1,38 CT2 (TN) 65,4 295,2 2,4 1,55

(Nguồn: Điều tra thực tế)

Mật độ cây hữu hiệu ở CTTN cao hơn ở CTĐC, chứng tỏ tỷ lệ cây mọc và sống sót cao. Mật độ cây hữu hiệu cao nhất là 65,4 nghìn cây/ha ở CTTN cao hơn đối chứng là 63,5 nghìn cây/ha. Mật độ cây hữu hiệu ở vụ mía gốc cao hơn so với vụ mía tơ.

Một thành phần trong yếu tố cấu thành năng suất tiếp theo là trọng lượng cây. Kết quả ghi nhận ở các công thức trọng lượng cây trung bình có sự biến động. Trọng lượng mía dao động trong khoảng từ 1,3-1,6 kg/cây. Trong đó trọng lượng

mía ở CTĐC cân được trung bình là 1,36 - 1,38 kg ở vụ mía gốc; trọng lượng mía ở CTTN là 1,51 - 1,55 kg.

Nhận xét chung: Bón mùn Befgmydt - 041206D đã làm tăng hàm lượng chất khoáng N,P,K trong đất, cung cấp dinh dưỡng cho cây mía sinh trưởng và phát triển thuận lợi. Giúp tăng mật độ cây hữu hiệu, chiều cao nguyên liệu, tăng đường kính thân, trọng lượng cây được đảm bảo.

* Năng suất mía

Mía gốc hiện nay đang trong giai đoạn 7 tháng tuổi là giai đoạn phát triển quyết định gióng mía dài hay ngắn gióng to hay bé, nên chưa thể biết được năng xuất của mía, nhưng năm nay được thời tiết không khô hạn nên mía cũng nhanh phát triển, ít bị nhiễm sâu bệnh có hại so với vụ mía tơ thì năm nay sẽ gặt hái được năng xuất hơn cây mía do chất lượng đất cũng được cải thiện hơn.

c). Phân tích mẫu thí nghiệm

Mía sau thu hoạch được lấy mẫu đem về phân tích các chỉ tiêu chính như: chữ đường, độ Brix, độ Pol, tỷ lệ xơ, độ rỗng ruột. Đây là những chỉ tiêu về chất lượng được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng mía nguyên liệu cho các nhà máy chế biến. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.38.

Bảng 4.28. Kết quả phân tích chất lượng của mía qua các vụ khảo nghiệm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mùa vụ Công thức Độ Brix Độ Pol (%) Tỷ lệ xơ (%) Chữ đường (CCS %) Độ rỗng ruột Vụ mía tơ (2013) CT1 (ĐC) 21,1 17,6 16,5 12,85 Không CT2 (TN) 22,8 18,7 16,2 14,67 Không

(Nguồn: Vụ mía Tớ năm 2013 của dự án)

Chữ đường (Commercial cane sugar - viết tắt là CSS): Số đơn vị khối lượng đường saccharose theo lý thuyết có thể sản xuất được từ 100 đơn vị khối lượng mía, là trị số dùng làm căn cứ về chất lượng mía trong giao dịch thương mại mua bán mía. CSS trung bình của mía khảo nghiệm biến động từ 12,85 - 15,31 %. Trong đó chữ đường ở CTTN ở CTTN cao hơn ở CTĐC và chữ đường ở vụ mía gốc (14,67 - 15,31 %) thì cao hơn vụ mía tơ (12,85-13,52 %).

CSS và độ Brix là chỉ tiêu phụ thuộc vào đặc điểm của từng giống mía, thời điểm thu hoạch và dinh dưỡng cung cấp cho mía (theo Muchow e al, 2006...). Brix

biểu thị trọng lượng biểu kiến của chất rắn hòa tan trong 100 phần trọng lượng dung dịch nước mía. Nhìn vào bảng trên ta thấy độ Brix được đo từ dịch nước ép thân mía giữa các công thức thí nghiệm là khác nhau. Trong đó cao nhất ở CTTN ở vụ mía gốc ( 23,0 %), thấp nhất ở CTĐC ở vụ mía tơ (21,1 %).

Pol: là biểu thị trọng lượng biểu kiến của đường saccaroza trong 100 phần trọng lượng. Độ Pol biến động từ 17,6% ở CTĐC đến 19,2% ở CTTN.

Tỷ lệ xơ: Chất khô không hòa tan trong nước nằm trong tổ chức cây mía, tính theo % so với trọng lượng cây mía. Không có sự biến động ở các công thức, tỷ lệ xơ trung bình từ 16,2 - 16,5%.

Độ rỗng ruột: Qua các vụ khảo nghiệm thì kết quả cho thấy mía đều không bị rỗng ruột.

Nhận xét : Từ kết quả phân tích chất lượng của mía qua vụ khảo nghiệm có

thể thấy rằng: Bón mùn sinh học Befgmydt - 041206D có tác dụng làm tăng chất dinh dưỡng trong đất từ đó tăng chữ đường, độ Brix, độ Pol trong cây mía, đảm bảo chất lượng tốt để cung cấp cho các nhà máy chế biến.

d). Sự thay đổi hóa lý của đất trồng mía trước khi trồng và sau khi thu hoạch (đã sử dụng bón thêm mùn đóng bánh BEFGMYDT - 041206D)

Không phải riêng cây mía mà các cây trồng khác cũng vậy, sau một thời gian canh tác độ màu mỡ trong đất giảm đi rất nhiều, nhất là chất mùn và các chất nguyên tố lớn. Mặc dù hàng năm người ta vẫn cung cấp một lượng dinh dưỡng nhất định cho cây trồng dưới dạng phân hóa học cũng không thể bù đắp được độ màu mỡ đã mất do cây trồng hấp thu và quá trình rửa trôi, xói mòn năm này qua năm khác. Những biểu hiện rõ nhất của sự thoái hoá này là đất ngày càng trở nên chai cứng hơn, độ tơi xốp giảm, khả năng thoát nước giữ ẩm kém và đặc biệt là năng suất cây trồng có xu hướng giảm dần, bên cạnh đó có các loại sâu bệnh lại ngày một gia tăng.

Bảng 4.29. Kết quả mẫu đất thí nghiệm trước và sau khi sử dụng mùn Befgmydt - 041206D qua các vụ thí nghiệm

Mùa vụ pHKCl OM (%) N tổng số (%) P2O5 tổng số (%) K tổng số (%) P2O5 dễ tiêu (mg/100g đất) VSVTS 0-20cm (triệu con) Vụ mía tơ (2013) Trước 3,84 1,71 0,074 0,16 0,15 0,10 48,5 Sau 4,33 2,20 0,095 0,22 0,20 0,15 75,6 Vụ mía gốc (2014) Trước 4,33 2,20 0,095 0,22 0,20 0,15 75,6

(Nguồn:Phân tích của dự án)

Nhìn chung đất được sử dụng để trồng mía có pHKCl chua, nghèo dinh dưỡng, mẫu phân tích trước khi thí nghiệm là 3,84, sau vụ mía tơ 2013, lấy mẫu

phân tích đất cho pHKCl = 4,33. Kết thúc vụ mía gốc thì pHKCl = 4,45. pH đã tăng lên so với ban đầu tuy nhiên đất vẫn ở mức rất chua. Bón mùn Befgmydt - 041206D có tác dụng tăng pH của đất nhưng ở mức độ không đáng kể. Tuy vậy, kết quả vẫn cho thấy cây mía được bón mùn có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Đó là do mùn Befgmydt - 041206D hoạt động như một chất đệm trong đất, giúp cho cây trồng khắc phục được ảnh hưởng có hại do đất quá chua hoặc đất quá kiểm.

Hàm lượng chất hữu cơ trong đất càng cao thì đất càng tốt. Kết quả phân tích mẫu đất cho thấy OM (%) trong đất tăng lên qua các vụ thí nghiệm, từ 1,71% qua 2 năm thí nghiệm đã tăng lên 2,31% tuy vậy hàm lượng mùn vẫn chỉ duy trì ở mức nghèo đến trung bình.

Các chỉ tiêu về Nitơ tổng số, Kali tổng số, Phốt pho tổng số cũng đều tăng lên: N tổng số tăng từ 0,074% lên 0,118%; P2O5 tổng số từ 0,16% đến 0,35 %; Kali tổng số tăng từ 0,15% đến 0,32%. Phốt pho dễ tiêu tăng từ 0,1 % đến 0,21 %. Trong thành phần của mùn sinh học đóng bánh Befgmydt - 041206D có chứa các thành phần N, P, K cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, đồng thời nó còn chứa tập đoàn vi sinh vật có ích phân giải hợp chất P khó tan, vi sinh vật cố định N trong đất. Chính vì vậy mà sau khi trồng mía thì hàm lượng N,P,K trong mẫu đất phân tích đã tăng lên.

Về thành phần vi sinh vật trong đất được phân tích ở tầng đất mặt sâu từ 0- 20 cm tăng lên từ 48,5 triệu con đến 79,2 triệu con.

Thành phần vi sinh vật tổng số trong đất rất quan trọng để đánh giá chất lượng của đất canh tác. Vì chúng có tác dụng phân hủy chuyển hóa nhiều hợp chất khó tiêu thành dễ tiêu cung cấp cho cây trồng hấp thụ, đồng thời cũng làm đất tơi xốp hơn.

Nhận xét: Qua 2 năm khảo nghiệm bón mùn sinh học đóng bánh cho cây

mía tại huyện Phục Hòa của tỉnh Cao Bằng có thế rút ra kết luận: Mùn sinh học đóng bánh Befgmydt - 041206D có tác dụng tốt trong cải tạo đất bạc màu, góp phần nâng cao sản lượng và chất lượng của cây mía. Do nó hạn chế được xói mòn, nâng cao hàm lượng chất dinh dưỡng N,P,K trong đất, giảm độ chua đến mức cây trồng có thể sinh trưởng và phát triển được thuận lợi. Đồng thời tăng hàm lượng mùn trong đất, giảm sự tác động của nước mưa lên tầng đất mặt, từ đó giúp đất giữ lại được các chất dinh dưỡng và không bị rửa trôi.

Một phần của tài liệu Ứng dụng mùn sinh học đóng bánh BEFGMYDT – 041206d nâng cao chất lượng đất bạc màu trên một số loại cây trồng chính trên địa bàn huyện phục hòa (Trang 54)