4.2.1.1. Đặc điểm thực hiện - Địa điểm:
Đơn vị thực hiện đã chọn 2 hộ gia đình trong 2 xã tại địa bàn huyện Phục Hòa để thực hiện mô hình ngô đó là:
Tại xã Mỹ Hưng: Lựa chọn hộ gia đình ông Lương Văn Hạnh - Thôn An Mạ - Xã Mỹ Hưng để thực hiện mô hình.
Tại TT. Hòa Thuận: Lựa chọn hộ gia đình ông Lương Quang Vỹ - Xóm Nà Seo - Thôn Bó Pu – Thị trấn Hòa Thuận để thực hiện mô hình.
- Thời gian:
Thực hiện: Vụ xuân
- Quy mô:
Tại TT. Hòa Thuận: diện tích thí nghiệm 1.300 m2/vụ
Trong đó có: + 700 m2 thí nghiệm, chôn mùn với mật độ: 6 cái/m2 (kích thước: 5cm x 5cm/tấm).
600 m2 đối chứng: không chôn mùn Tại xã Mỹ Hưng: diện tích là 700 m2/vụ Trong đó:
400 m2 thí nghiệm: chôn mùn với mật độ: 6 cái/m2 (kích thước: 5cm x 5cm/tấm)
300 m2 đối chứng: không chôn mùn.
Tổng diện tích thí nghiệm đối với cây ngô trên cả 2 xã là: 2000 m2/vụ.
- Công thức thí nghiệm:
CT1 (lô đối chứng): Trồng và bón phân theo phương pháp truyền thống của địa phương.
CT2 (lô thí nghiệm): Trồng và bón phân theo phương pháp truyền thống của địa phương + sử dụng thêm mùn sinh học đóng bánh BEFGMYDT - 041206D với mật độ 6 cái/m2. Công thức thí nghiệm sử dụng lượng phân bón ít hơn công thức đối chứng 25%.
Bảng 4.8. Đặc điểm thực hiện mô hình ngô
Hòa thuận Mỹ Hưng
CT1(ĐC) (ĐC) CT2 (TN) Tổng CT1 (ĐC) CT2 (TN) Tổng Diện tích (m2) 600 700 1.300 300 400 700 Số lượng mùn Befgmydt - 041206D
0 6 cái/m2 4.200 cái 0 6 cái/m2 2400 cái
(Nguồn: Cách bố trí thí nghiệm của Dự án) - Giống và phân bón
Giống: sử dụng giống ngô lai là giống có tính chịu hạn cao, phù hợp với vùng đất phía Bắc Việt Nam. Lựa chọn giống ngô Bioseed cho cả hai huyện để thực hiện mô hình vì Bioseed là giống ngô lai cho năng suất cao, được trồng nhiều tại địa phương, phù hợp với điều kiện địa hình và khí hậu Cao Bằng.
Phân bón: Lượng phân bón cho ngô tùy theo giống, ngô lai cần bón nhiều hơn ngô thường và ngô thu trái non (ngô rau, ngô bao tử). Trên các loại đất nghèo dinh dưỡng như đất xám, đất cát cần bón nhiều lân và kali hơn so với đất phù sa, đất đỏ bazan.
Bảng 4.9. Lượng phân bón cho cây ngô
Loại đất
Phân chuồng (tấn/ha)
Đạm (kg/ha) Lân (kg/ha) Kali (kg/ha)
N Urê P2O5 Superlâ n K2O KCl Đất đỏ bazan 8÷10 120÷150 260÷326 60÷75 352÷440 60÷90 100÷150 Đất xám 8÷10 120÷150 260÷ 326 75÷90 440÷530 60÷90 100÷150 Đất phù sa 5÷8 90÷120 195÷ 260 45÷60 260÷352 45÷60 75÷100
(Nguồn: Thống kê phòng nông nghiệp phát triển nông thôn) - Thời vụ
Bảng 4.10. Thời vụ gieo trồng của cây ngô tại TT. Hòa Thuận và xã Mỹ Hưng
Địa bàn thực hiện Vụ xuân 2014
Mỹ Hưng 5/2014 – 8/2014
Hòa Thuận 5/2014 – 8/2014
(Nguồn:Điều tra thực tế) 4.2.1.2. Kết quả theo dõi thí nghiệm
4.2.1.2.1. Tại xã Mỹ Hưng a). Tình hình sâu bệnh hại
độ nhẹ. Các loại sâu hại chính gồm sâu xám, sâu đục thân, rầy....Các loại bệnh thường gặp như bệnh đốm lá, bệnh khô vằn, bệnh thối nõn....Kết quả theo dõi tình hình sâu bệnh được thể hiện ở bảng 4.11.
Bảng 4.11. Tình hình nhiễm sâu bệnh hại của ngô ở các công thức khảo nghiệm
Mùa vụ Công
thức
Mức độ nhiễm sâu
hại chính Mức độ nhiễm bệnh hại chính
Sâu xám Sâu đục than Rệp Bệnh đốm lá nhỏ Bệnh thối nõn Bệnh khô vằn Vụ Xuân 2014 CT1(ĐC) 3 1 4 1 1 1 CT2(TN) 2 1 3 1 1 1
(Nguồn:Điều tra thực tế)
Đánh giá mức độ sâu đục thân, sâu xám, rầy hại theo thang điểm từ 1-5. Trong đó:
+ Điểm 1: <5% số cây, số bắp bị sâu + Điểm 2: <5-15% số cây, số bắp bị sâu + Điểm 3: <15-25% số cây, số bắp bị sâu + Điểm 4: <25-35% số cây, số bắp bị sâu + Điểm 5: <35-50% số cây, số bắp bị sâu
Đánh giá mức độ bệnh hại theo thang điểm từ 1-5 trong đó: + Điểm 1: Không bị nhiễm (không có lá bị bệnh) + Điểm 2: Nhiễm nhẹ: >5-15% diện tích lá bị bệnh + Điểm 3: Nhiễm vừa: >15-25% diện tích lá bị bệnh + Điểm 4: Nhiễm nặng: >30-50% diện tích lá bị bệnh + Điểm 5: Nhiễm rất nặng: >50% diện tích lá bị bệnh
Kết quả từ bảng 3.16 cho thấy sâu xám, sâu đục thân và rệp gây hại ở các công thức là tương đương nhau. Tuy nhiên sâu đục thân vẫn gây hại ở các công thức đối chứng không bón mùn là nhiều hơn. So sánh các vụ thì vụ xuân thường bị
nhiễm sâu hại nhiều hơn vụ hè thu do vụ xuân thời tiết ẩm, mưa phùn nên sâu bệnh dễ sinh sôi và gây hại. Sâu đục thân xuất hiện nhiều và gây hại ở giai đoạn hình thành bắp tới chín sinh lý còn sâu xám phát triển mạnh nhất ở giai đoạn cây mọc đến xoắn nõn. Rệp ngô thường gây hại từ khi cây ngô 8-9 lá đến khi thu hoạch, chúng chích hút nhựa và các bộ phận làm cây còi cọc.
Bệnh xuất hiện ít và tập trung ở công thức đối chứng, còn ở các công thức thí nghiệm chỉ phát hiện rất ít hoặc không có. Do ở công thức đối chứng, không bón mùn, cây ngô bị thiếu dinh dưỡng nên khả năng kháng bệnh kém. Có 3 loại bệnh xuất hiện chủ yếu đó là bệnh đốm lá nhỏ, bệnh thối nõn và bệnh khô vằn. Các loại bệnh này hầu như không thấy xuất hiện ở công thức bón mùn. Trên nền đất không bón mùn bệnh xuất hiện ở mức độ tương đối nhẹ.
Có thể kết luận rằng bón mùn sinh học không làm giảm mức độ sâu hại ngô nhưng đã có tác động làm giảm mức độ nhiễm một số loại bệnh do nấm trong đất gây ra cho cây ngô. Điều này chứng tỏ bón mùn sinh học Befgmydt - 041206D không chỉ nâng cao dinh dưỡng trong đất cung cấp cho cây trồng mà còn có tác dụng ngăn chặn các loại bệnh hại. Đó là do trong chế phẩm Befgmydt - 041206 có chất xúc tác hữu cơ gồm axit hữu cơ, chất hoạt động sinh học có lợi xúc tác các vi khuẩn có ích cho đất tạo ra vi nấm như Aspergillus, Trichoderma là các loại nấm đối kháng với các loại nấm gây bệnh trong đất từ đó hạn chế phần lớn bệnh hại trên cây trồng.
b. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
Khi bón mùn thì ít ảnh hưởng tới mật độ cây, số bắp/cây nhưng lại có ảnh hưởng lớn tới số hạt/hàng và trọng lượng của hạt ngô từ đó làm tăng năng suất thực thu của ngô thí nghiệm. Năng suất lý thuyết được tính theo công thức:
NSLT (tạ/ha) = (h/h x h/b x P x b/c x M)/10.000. Trong đó:
h/h: số hạt/hàng (hạt) h/b: số hàng/ bắp (hàng) P: Trọng lượng 1000 hạt (g)
b/c: số bắp/cây (bắp) M: Mật độ cây (cây/m2) (M = 6)
Kết quả được thể hiện ở bảng 4.12.
Bảng 4.12. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
Mùa vụ Công thức Số bắp/cây (bắp) Số hàng/bắp (hàng) Số hạt/hàng (hạt) Khối lượng 1000 hạt (g) Năng suất lý thuyết (tạ/ha) Năng suất thực thu (tạ/ha) Xuân 2014 CT1(ĐC ) 1,0 13,2 22,2 245,3 43,12 45,3 CT2(TN) 1,0 14,4 25,6 285,2 63,08 54,1
Số bắp/cây: được tính bằng tổng số bắp/tổng số cây trên ô thí nghiệm. Cây ngô lai Bioseed chỉ có 1 bắp, ở bắp có độ đồng đều cao, bắp to và cho tỷ lệ bắp hữu hiệu lớn. Tuy nhiên sự khác biệt về số bắp/cây không lớn; đó là do số bắp phụ thuộc nhiều vào đặc tính của giống ngô lai, giống ngô khảo nghiệm là Bioseed thông thường chỉ có 1 bắp/cây.
Số hàng/bắp và số hạt/hàng cũng có sự sai khác giữa các CTĐC và CTTN. Ở các CTĐC trên 1 bắp thì số hàng và số hạt ít hơn, chỉ đạt trung bình từ 11-13 hàng và mỗi hàng chỉ từ 21-23 hạt. Trong khi đó ở CTTN số hàng có thể lên tới 14 hàng/bắp và đạt 25-26 hạt/hàng. Điều này chứng tỏ bón mùn sinh học có thể làm tăng số hàng và số hạt trong một bắp ngô. Bắp dài hơn, to hơn đầu bắp múp hạt, và hạt ngô to, bóng, chắc.
Khối lượng 1000 hạt được tính bằng cách chọn 2 mẫu ngô, mỗi mẫu 500 hạt và cân khối lượng của 2 mẫu đó. Nếu hiệu số giữa 2 lần cân không chênh lệch nhau quá 5% thì trọng lượng 1000 hạt sẽ bằng trọng lượng của 2 mẫu cân. Kết quả đã được tổng hợp ở bảng 4.17 cho thấy: Trọng lượng 1000 hạt ở CTTN cao hơn so với CTĐC, có sự sai khác khá rõ rệt. Ở CTĐC chỉ đạt từ 245-256g/1000 hạt thấp hơn so với CTTN là 285-299g/1000 hạt. Trọng lượng 1000 hạt là chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất ngô.
Sau khi thu hoạch ngô tiến hành bẻ bắp tại ruộng và cân từng công thức đối chứng và thí nghiệm theo các ô. Tính tỷ lệ hạt tươi/bắp tươi, năng suất quy về độ ẩm 14%. Sau đó tính trọng lượng hạt khô/bắp khô để tính năng suất thực thu. Qua tổng hợp và xử lý số liệu thu được kết quả thể hiện ở bảng 4.17 như trên. Nhìn vào bảng ta thấy năng suất thực thu của ngô ở các CTTN cao hơn so với CTĐC.
c). Phân tích mẫu thí nghiệm
Chất lượng hạt là một chỉ tiêu quan trọng của nông phẩm nói chung và hạt ngô nói riêng. Sau khi thu hoạch ngô, tiến hành thí nghiệm để phân tích chất lượng hạt ngô, kết quả được thể hiện ở bảng 4.13.
Bảng 4.13. Kết quả phân tích chất lượng hạt ngô qua vụ thí nghiệm Nước Tinh bột Lipid Protein Thô Xenlul oza Tro Vitamin B1 Vitamin B2 Đơn vị % % % % % % mg/100g mg/100g PP Phân tích TCVN 4415- 87 TCVN 4594- 88 TCVN 4592- 88 TCVN 4593- 88 TCVN 5103- 90 AOAC 2002 AOAC 2002 AOAC 2002 Vụ xuân 2014 CT1 (ĐC) 13,1 65,8 3,7 9,5 1,9 1,4 0,21 0,13 CT2 (TN) 13,1 66,4 3,8 9,7 2,0 1,5 0,22 0,14
(Nguồn:Điều tra thực tế)
Để đánh giá chất lượng ngô thì protein là chỉ tiêu quan trọng trong nghiên cứu và có ý nghĩa to lớn trong nâng cao chất lượng lương thực đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho con người và thức ăn trong chăn nuôi. Phân tích mẫu ngô trung bình có 9,5-10% protein, không có sự sai khác nhiều ở các công thức thí nghiệm và đối chứng, mặc dù ở công thức đối chứng thì hàm lượng có nhỉnh hơn.
Hàm lượng tinh bột đều cao hơn 65%, cây ngô là cây có hàm lượng tinh bột cao hơn cả lúa, giá trị này có sự biến đổi ở công thức thí nghiệm. Nhìn vào bảng 3.18 có thể thấy hàm lượng tinh bột ở công thức ngô được bón mùn cao hơn ở công thức không bón. Hàm lượng tinh bột trong ngô chịu ảnh hưởng nhiều của hàm lượng kali trong đất. Chứng tỏ mùn Befgmydt - 041206D đã giúp làm tăng hàm lượng kali trong đất, từ đó tăng hàm lượng tinh bột trong hạt ngô. Tuy nhiên sự sai khác về số liệu ở mức chưa có ý nghĩa thống kê.
Các chỉ tiêu chất lượng hạt ngô: lipid, xenluloza, tro, vitamin B1, Vitamin B2 cũng không có sự thay đổi nhiều.
d). Sự thay đổi hóa lý của đất trồng ngô trước khi trồng và sau khi thu hoạch (đã sử dụng bón thêm mùn đóng bánh BEFGMYDT - 041206D)
nhất là đất xám bạc màu. Tiến hành lấy mẫu đất trước và sau thí nghiệm phân tích các chỉ tiêu hóa sinh trong đất ta được kết quả thể hiện ở bảng 4.14 sau:
Bảng 4.14. Kết quả mẫu đất thí nghiệm trước và sau khi sử dụng mùn đóng bánh sinh học Befgmydt - 041206D qua vụ thí nghiệm
Mùa vụ pHKCl OM (%) N tổng số (%) P2O5 tổng số (%) K tổng số (%) P2O5 dễ tiêu (mg/100g đất) VSVTS 0-20cm (triệu con) Vụ xuân 2014 Trước 4,12 2,10 0,072 0,15 0,15 0,11 47.8 Sau 4,34 2,32 0,120 0,23 0,25 0,21 60.2
(Nguồn:Điều tra thực tế)
Đất bạc màu có pHKCl chua, nghèo dinh dưỡng, mẫu phân tích trước khi thí nghiệm là 4,12, sau khi trồng vụ xuân 2014 mẫu phân tích đất cho pHKCl = 4,34. Qua thí nghiệm ở lô đất ta thấy lượng PHKCl tăng lên 0,21 lần. Chứng tỏ mùn Befgmydt - 041206D có tác dụng làm tăng pH của đất, giảm độ chua so với việc bón phân hóa học. Nguyên nhân là do khi bón những loại phân hóa học như (NH4)2SO4, NH4Cl, KCl vào đất các cation NH4+, K+ sẽ được keo đất và cây ngô hấp thụ để lại gốc SO42- và Cl-. Các gốc axit này sẽ tạo HCl và H2SO4 làm cho đất bị chua.Theo số liệu của Xmirnôp và Muravin (1989) để hình thành nên 1 tấn hạt cây ngô đã lấy đi từ đất 30-35 kg N, 8-12kg P2O5 và 25-35 kg K2O[1]. Khi bón mùn sinh học đóng bánh Befgmydt vào đất thì sẽ tạo cường lực xúc tác mạnh, lại có tính đặc hiệu…các hạt đất tạo thành huyền phù hoặc tạo liên kết dài với các phần tử đất dưới đáy luống, kết dính với lớp đất trong lòng làm giảm nguy cơ xói mòn. Giảm xói mòn sẽ ngăn cản sự rửa trôi các kim loại kiềm và kiềm thổ, từ đó giảm sự tác động của nước mưa và độ dốc tới đất, giúp giữ lại chất dinh dưỡng có trong đất.
Hàm lượng chất hữu cơ trong đất càng cao thì đất càng tốt. Kết quả phân tích mẫu đất cho thấy OM (%) trong đất tăng lên qua các vụ thí nghiệm, từ 2,10% qua vụ thí nghiệm đã tăng lên 2,32% tuy vậy hàm lượng mùn vẫn chỉ duy trì ở mức nghèo đến trung bình.
lên: N tổng số tăng từ 0,072% lên 0,120%; P2O5 tổng số từ 0,15% đến 0,23 %; Kali tổng số tăng từ 0,15% đến 0,25%. Phốt pho dễ tiêu tăng từ 0,11 % đến 0,21 %. Nhìn chung các chỉ tiêu dinh dưỡng về N,P,K là những chất khoáng đa lượng cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng đều tăng lên. Giúp cây ngô sinh trưởng và phát triển mạnh khỏe, tăng cường khả năng chống chịu sâu bệnh.
Bón mùn sinh học đóng bánh Befgmydt cũng làm tăng vi sinh vật tổng số trong đất. Vi sinh vật là một thành phần rất quan trọng trong cấu tạo của đất, là thành phần sinh học , giúp phân hủy chuyển hóa các loại chất khó tiêu thành các chất dễ tiêu cung cấp cho cây trồng. Đất càng tốt thì tập đoàn vi sinh vật càng đông và đa dạng. Trong đất xám bạc màu, vi sinh vật tồn tại ở mức ít tới trung bình. Nhìn vào bảng kết quả trên ta có thể thấy chỉ tiêu vi sinh vật tổng số tăng lên qua các vụ thí nghiệm. Vi sinh vật tổng số ở tầng đất mặt sâu từ 0-20 cm tăng lên từ 47,8 triệu con đến 60,2 triệu con. Trong đó:
+ Những VSV phân giải lân: chứa VSV có khả năng tiết ra các hợp chất có khả năng hòa tan các hợp chất phostpho vô cơ khó tan trong đất (lân khó tiêu) thành dạng hòa tan (lân dễ tiêu) mà cây trồng, VSV có thể sử dụng được. Các chủng vi sinh được dùng bao gồm: Bacillus megaterium, B. circulans, B. subtilis, B. polymyxa, B. sircalmous, Pseudomonas striata; Nấm: Penicillium sp, Aspergillus awamori.
+ Những VSV Phân giải silicat: có chứa VSV tiết ra các hợp chất có khả năng hòa tan các khoáng vật chứa silicat trong đất, đá ... để giải phóng ion kali, silic vào môi trường. Các chủng vi sinh được dùng bao gồm Bacillus megaterium var. phosphaticum, Bacillus subtilis, Bacillus circulans, Bacillus mucilaginous, Pseudomonas striata.
+ Những VSV tăng cường hấp thu phốt pho, kali, sắt, mangan cho thực vật: có chứa VSV (chủ yếu là nhóm nấm rễ, vi khuẩn, xạ khuẩn....) trong quá trình sinh trưởng, phát triển, thông qua hệ sợi cũng như những thể dự trữ, có khả năng tăng cường hấp thu các ion khoáng của cây. Các chủng vi sinh được dùng bao gồm Arbuscular mycorrhiza, Ectomycorrhiza, Ericoid mycorrhizae, Rhizoctonia solani, Bacillus sp, Pseudomonas putida, P. fluorescens Chao và P. fluorescens Tabriz. Loại PBVS này chưa được thương mại nhiều, vẫn còn đang trong giai đoạn nghiên