(Nguồn: Phân tích của dự án)

Một phần của tài liệu Ứng dụng mùn sinh học đóng bánh BEFGMYDT – 041206d nâng cao chất lượng đất bạc màu trên một số loại cây trồng chính trên địa bàn huyện phục hòa (Trang 44)

Nhìn vào bảng 4.16. ta thấy năng xuất sử dụng mùn sinh học đóng bánh befgmydt – 041206D làm tăng hiệu quả kinh tế lên 4 – 5 triệu đồng, sản lượng cây trồng cũng đạt được hiểu quả hơn gần gấp đôi so với công thức đối chứng.

Chi phí trồng và thu hoạch ở công thức bón mùn cao hơn ở công thức đối chứng. Là do mùn sinh học đóng bánh có khả năng cải tạo đất tốt lên, vì vậy mà hiệu quả kinh tế cao hơn. Điêu này chứng tỏ bón mùn sinh học đóng bánh Befgmydt – 041206d giúp cải tạo đất trồng, giúp cây trồng phát triển mạnh nâng cao năng suất nên từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế.

Hai mô hình ngô ở địa bàn huyện phục hòa ta thấy mô hình thí nghiệm vừa làm đất tơi xốp vừa làm tăng năng xuất cây trồng phục vụ đời sống người dân, mô hình thí nghiệm lần đầu nên chưa phát huy hiệu quả của mùn sinh học đóng bánh, chỉ cải thiện một phần đất để giữ ẩm chưa làm xốp đất hoàn toàn, vì vậy cần bố trí thí nghiệm nhiều năm qua các vụ trồng cây lương thực, hoa mầu, đặc biệt là cây ngô ở huyện Phục Hòa thuộc địa bàn tỉnh Cao Bằng.

4.2.1.2.2. Tại TT. Hòa Thuận a). Tình hình sâu bệnh hại

Tương tự như ở xã Mỹ Hưng, theo dõi tình hình sâu bệnh hại cây ngô ở xã Hòa Thuận và đánh giá mức độ sâu bệnh hại theo thang điểm từ 1-5. Kết quả theo dõi thí nghiệm

và đánh giá được thể hiện ở bảng 4.17.

Bảng 4.17. Tình hình nhiễm sâu bệnh hại của ngô ở các công thức khảo nghiệm

Mùa vụ Công

thức

Mức độ nhiễm sâu

hại chính Mức độ nhiễm bệnh hại chính

Sâu xám Sâu đục thân Rệp Bệnh đốm lá nhỏ Bệnh thối nõn Bệnh khô vằn Vụ Xuân 2014 CT1(ĐC) 2 2 3 2 2 2 CT2(TN) 1 1 1 1 1 1

(Nguồn:Điều tra thực tế)

Các Loại sâu hại chính gặp ở xã Hòa Thuận trên ruộng ngô đó là sâu đục thân, sâu xám, rầy, bênh cạnh đó cũng phát hiện ra sâu gai, tuy nhiên loại sâu gây hại cần chú ý nhất vẫn là sâu đục thân. Mức độ nhiễm sâu đục thân ở mức độ nhẹ đến trung bình ( từ 1- 3 điểm). Quan sát ruộng trồng ngô phát hiện sâu đục thân xuất hiện ngay thời kỳ đầu sinh trưởng của cây ngô, nhưng phát triển nhiều nhất ở giai đoạn cây ngô bước vào thời kỳ hình thành bắp và chín sinh lý. Sâu đục thân gây hại làm cho thân cây ngô bị yếu và thậm chí gãy đôi. Cây ngô cũng bị nhiễm sâu xám và gây hại mạnh khi cây ngô còn non, khi cây ngô từ 5- 7 lá, sâu xám đục gốc vào bên trong ăn phần mềm của cây làm cây bị héo và chết. Qua theo dõi thí nghiệm thì sâu hại ở mức độ nhẹ, đến trung bình, vì phát hiện kịp thời và ngăn chặn nên không có ruộng ngô nào bị nhiễm sâu nặng.

Các loại bệnh hại thường gặp của cây ngô là đốm lá, khô vằn, thối nõn...Cũng theo dõi và tiến hành cho điểm theo mức độ nhiễm theo thang từ 1 - 5 cho thấy: Cây ngô bị nhiễm nhẹ các loại bệnh, có vụ khảo nghiệm đầu tiên thì cây ngô bi bệnh thối nõn ở mức độ nặng hơn. Bệnh xuất hiện ở CTTN không đáng kể, hầu như cây ít bị nhiễm bệnh hoặc chỉ nhiễm nhẹ. Điều này có thể lý giải rằng khi bón mùn Befgmydt - 041206D có cung cấp một số loại vi sinh vật có ích cho đất, trong đó có nấm đối kháng với bệnh hại như nấm Aspergillus, Trichoderma...[2] và kích thích sự hoạt động của tập đoàn vi sinh vật khác trong đất hoạt động nên hạn chế được các bệnh hại có mầm mống từ đất trồng từ vụ trước. Đồng thời, cây ngô được cung cấp dinh dưỡng tốt cũng sẽ nâng cao khả năng kháng sâu và bệnh hại, điều này càng chứng tỏ tác dụng của mùn sinh học đóng bánh Befgmydt - 041206D

trong việc cung cấp các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng cho cây trồng.

Một phần của tài liệu Ứng dụng mùn sinh học đóng bánh BEFGMYDT – 041206d nâng cao chất lượng đất bạc màu trên một số loại cây trồng chính trên địa bàn huyện phục hòa (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w