Giải pháp đối với người học

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp hiện nay theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh (Trang 66)

7. Kết cấu của đề tà

2.2.5.Giải pháp đối với người học

Để đạt được kết quả cao trong công tác giáo dục đạo đức đối với SV trường đại học KTCN Thái Nguyên thì bản thân mỗi SV phải tự ý thức được tinh thần, trách nhiệm của mình. Phối hợp với nhà trường trong mọi hoạt động giáo dục để phát huy được mặt mạnh và hạn chế những điểm còn yếu kém. Là chủ thể của hoạt động nhận thức vì thế đòi hỏi mỗi SV cần nâng cao ý thức đạo đức của bản thân, phải xác định đúng mục tiêu, mục đích, động cơ phấn đấu học tập, rèn luyện, luôn trau dồi tri thức chuyên môn, phẩm chất đạo đức để hoàn thiện mình. Xác định đúng vai trò, vị trí của đạo đức, có thái độ học tập, phong cách sống phù hợp với thực tế, luôn nâng cao ý thức tự giáo dục, rèn luyện cho bản thân. Để tự giáo dục và rèn luyện có hiệu quả tốt mỗi SV cần phải: có ý chí, nghị lực, quyết tâm cao, biết phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tự giác trong việc rèn đức, luyện tài và trong mọi họat động. Có thái độ khách quan, nghiêm túc trong việc đánh giá, nhận xét về hành vi của bản thân, phải có sự thẩm định những giá trị đạo đức, phẩm chất, nhân cách của mình trước các chuẩn mực đạo đức của xã hội để phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực. Phải thường xuyên tham gia các hoạt động vì xã hội, cộng đồng, nhằm nâng cao tinh thần tập thể, đoàn kết, tình đồng đội, đó cùng là môi trường tốt để sinh viên thể hiện và khẳng định mình.

Ngoài những giải pháp trường đại học KTCN Thái Nguyên cần chú trọng tới công tác giáo dục về nhiều mặt khác giúp SV có định hướng đúng đắn, luôn tu dưỡng rèn luyện các phẩm chất đạo đức, biết xây dựng một lối sống phù hợp với bản thân, gia đình và xã hội.

2.3. Giáo dục đạo đức đối với sinh viên trƣờng đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức là hệ thống những quan điểm có vai trò rất quan trọng đối với công tác giáo dục thế hệ trẻ nói chung và với SV trường ĐH

KTCN Thái Nguyên nói riêng. Vận dụng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào điều kiện cụ thể của Trường ĐH KTCN nhằm phát huy mặt tích cực và khắc phục những tồn tại trong công tác giáo dục đạo đức cho SV cần thực hiện tốt những nội dung chủ yếu sau:

Một là: giáo dục cho SV lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc.

Lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc từ lâu đã trở thành truyền thống quý báu được hun đúc trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc ta. Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm bình dị và gần gũi nhất như yêu quê hương, gia đình, yêu thành quả lao động do mình tạo ra. Yêu nước là một truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng nhất của dân tộc Việt Nam, là cội nguồn của hàng loạt các giá trị truyền thống khác. Bởi vậy, cần giáo dục cho SV biết yêu Tổ quốc, lao động, trân trọng những thành quả cách mạng các thế hệ cha anh đã để lại, luôn tự hào về truyền thống văn hóa lâu đời, những con người Việt Nam giàu mạnh, văn minh; biết đấu tranh chống lại âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch bên ngoài; các thế lực chống phá Nhà nước, cách mạng bảo vệ Tổ quốc. Nhà trường thường xuyên tổ chức các cuộc nói chuyên chuyên đề, mời các nhân chứng lịch sử, những cuộc thi tìm hiểu về truyền thống lịch sử, văn hóa các dân tộc, các hoạt động biết ơn, tưởng niệm người có công với cách mạng nhằm giáo dục lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc cho SV.

Hai là: giáo dục cho SV lí tưởng xã hội chủ nghĩa và niềm tin vững chắc vào sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo.

Xã hội chủ nghĩa (XHCN) là một chế độ ưu việt mà ở đó không có áp bức bóc lột, con người có điều kiện để phát triển toàn diện hơn. Mục tiêu chủ yếu mà Đảng, Nhà nước và toàn dân ta đang nỗ lực phấn đấu thực hiện đó là xây dựng thành công xã hội XHCN ở Việt Nam. Đảng Cộng Sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, lấy Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, Đảng đề ra những chủ trương, đường lối, chính sách cho sự phát triển của toàn xã hội. Đảng là nhân tố quyết định tới mọi sự thành bại trong sự nghiệp cách mạng nước nhà. Ví vậy để SV hình thành được lý tưởng, niềm tin vào chế độ

XHCN, vào Đảng Nhà trường phải nâng cao công tác giáo dục các môn khoa học Mác – Lênin để trang bị thế giới quan, nhân sinh quan cộng sản, niềm tin vào Đảng, Nhà nước, vào chế độ Cộng sản tốt đẹp ở tương lai, nhận thức đúng và thực hiện tốt chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước, phấn đấu trở thành những con người XHCN thực thụ phục vụ cho sự nghiệp cách mạng.

Ba là: giáo dục cho SV các phẩm chất dũng cảm, trung thực, khiêm tốn, sáng tạo, tự giác, thông qua các hoạt động học tập, vui chơi, giải trí hàng ngày.

Những phẩm chất mà ở mỗi người có được sẽ tạo nên nhân phẩm của con người bởi vậy để đánh giá về mỗi người phải dựa trên những phẩm chất mà học có. Lòng trung thành, sự dũng cảm, thật thà, khiêm tốn…là những phẩm chất vốn có của con người Việt Nam. Đó là những phẩm chất cơ bản mà mỗi Sv cần giữ gìn và phát huy, rèn luyện, trang bị cho bản thân để trở thành những con người mới có phẩm chất tốt, đạo đức, văn hóa. Trong quá trình dạy giáo viên phải kết hợp giáo dục cả tri thức khao học với tri thức, kinh nghiệm đạo đức, lối sống giúp SV gắn lý luận với hoạt động thực tiễn, kết hợp giữa học với hành, tự ý thức, rèn luyện các phẩm chất để hoàn thiện nhân cách của mình. Nhà trường cần thường xuyên tổ chức các hoạt động bề nổi tạo điều kiện cho SV nâng cao tinh thần tập thể, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong đời sống đồng thời qua đó phát hiện và bồi dưỡng tài năng trẻ cho đất nước.

Bốn là:giáo dục cho SV biết lao động, sống giản dị, tiết kiệm, tôn trọng pháp luật, giữ vững kỉ luật lao động.

Lao động là cơ sở tiên quyết với hoạt động sống của con người, là hoạt động riêng có ở loài người, nó có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự hình thành, phát triển và tồn tại của con người. Vì vậy cần giáo dục cho Sv nhận thức rõ được tầm quan trọng của lao động, biết yêu lao động, lao động để phục vụ cuộc sống. Khi lao động Sv mới thấy được giá trị của cuộc sống, biết trân trọng giữ gìn những thành quả lao động do mình làm ra, có lối sống giản dị, tiết kiệm phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, không xa hoa lãng phí, đua đòi. Bằng việc tổ chức các hoạt động sản xuất ở các nhà máy, xí nghiệp, các công trình, nơi đồng ruộng… để SV nắm bắt

được hoạt động thực tiễn của con người từ đó trao đổi học hỏi rút kinh nghiệm cho bản thân trong các hoạt động lao động sản xuất.

Đồng thời phải giáo dục cho SV thói quen “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” bởi pháp luật cũng là một trong những phương thức điều chỉnh hành vi của con người cùng với đạo đức và phong tục tập quán nhưng sự điều chỉnh của pháp luật mang tính bắt buộc, cưỡng chế. Từ đó SV nhận thức và tuân theo các quy định của pháp luật, hiểu luật, tránh phạm luật trong các hoạt động thực tiễn. Thông qua việc phát động các phong trào, cuộc thi tìm hiểu về pháp luật, tuyên truyền giáo dục các văn bản pháp luật giúp SV nâng cao ý thức và thực hiện pháp luật tốt hơn.

Năm là: giáo dục cho SV lối sống nhân ái, trọng tình nghĩa, chân thành thủy chung trong tình bạn, tình yêu.

Nhân, nghĩa là truyền thống đạo đức cao đẹp của dân tộc ta, được hun đúc qua các thế hệ từ ngàn đời xưa cho đến nay và ngày càng được duy trì, phát triển. Nhân, Nghĩa giúp cho cuộc sống của con người trở nên tốt đẹp, có ý nghĩa hơn, giúp người ta có thêm sức mạnh để vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống. Bởi vậy, phải giáo dục cho SV truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc để họ giữ gìn và phát huy. Thông qua các buổi sinh hoạt ngoại khóa, các cuộc thi về cách giao tiếp ứng xử, các hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao, giúp Sv nâng cao tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, sống chân thành, không riêng tư vụ lợi, loại bỏ óc cá nhân chủ nghĩa, thói ích kỉ, hẹp hòi; tích cực tham gia các hoạt động

uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa, hoạt động nhân đạo do lớp, trường, cộng đồng dân cư tổ chức như: giúp đỡ các bạn SV nghèo vượt khó, ủng hộ nhân dân các vùng bị lũ lụt, thiên tai, các nạn nhân chất độc màu da cam…thể hiện tinh thần vì niềm hạnh phúc chung của cộng đồng. Đồng thời phải giáo dục cho SV có quan niệm và hành động đúng đắn trong tình bạn, tình yêu phù hợp với truyền thống của dân tộc và các chuẩn mực chung của xã hội. Công tác giáo dục đạo đức cho SV trường ĐH KTCN TN dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh cần có sự quan tâm, chỉ đại sâu sắc hơn từ phía các cấp, ngành cùng với sự nỗ lực rèn luyện của SV để xây dựng cho SV có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh trong sáng.

KẾT LUẬN

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự hội tụ và phát triển các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam và tinh hoa văn hóa của nhân loại, sự tiếp thu sáng tạo quan điểm đạo đức Mác – Lênin, phấn đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người.

Thân thế, cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh đều bắt nguồn từ cái tâm trong sáng đối với vận mệnh dân tộc, với cuộc sống của nhân dân. Chính vì thế, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng về giáo dục đào tạo đạo đức cho thanh niên nói riêng có ý nghĩa to lớn và ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành và phát triển nhân cách của các thế hệ cách mạng nối tiếp nhau. Bản thân Hồ Chí minh đã nêu một tấm gương trong sáng tuyệt vời về đạo đức cách mạng: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, suốt đời quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cách mạng cho toàn thể cán bộ Đảng viên, nhân dân dặc biệt là đối với thế hệ trẻ.

Trong công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa tư tưởng, nhân cách Hồ Chí Minh phải trở thành hạt nhân trong thang giá trị của xã hội ta, là cơ sở để định hướng giá trị cho toàn dân tộc, đặc biệt là cho thế hệ trẻ. Học tập đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh là học tập sự phấn đấu, rèn luyện cho mình lý tưởng cách mạng cao đẹp; học và làm theo tư tưởng đoàn kết; học ý chí chiến đấu tinh thần cách mạng triệt để; tiến công liên tục; học niềm cảm thông sâu sắc đối với nhân dân, với mỗi con người; học lòng căm thù cháy bỏng đối với những kẻ gian tà, tham lam, ích kỷ; học niềm tin sắt đá vào sức mạnh của quần chúng nhân dân; học tư tưởng, tinh thần, ý chí, phương châm, phương pháp, quan điểm lao động, học sự cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, học sự cần cù giản dị, trong sạch lành mạnh trong cuộc sống.

Đối với vấn đề đạo đức của sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên hiện nay, dưới tác động của nền kinh tế thị trường đã và đang xuất hiện những biểu hiện tiêu cực trong hành vi đạo đức, gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc xây dựng, rèn luyện nhân cách của người giáo viên tương lai. Vì vậy, việc

nghiên cứu, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức cho sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên, cần tiến hành đồng bộ các giải pháp như: Cải tạo, xây dựng môi trường văn hóa, xã hội lành mạnh; Tăng cường vai trò của tổ chức Đoàn và Hội sinh viên trong việc xây dựng nhân cách đạo đức cho sinh viên; Đổi mới công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên; phát huy tính tích cực, chủ động của sinh viên trong tự rèn luyện đạo đức.

Tuổi trẻ mãi mãi là mùa xuân của xã hội, là lực lượng xung kích để kế tục sự nghiệp cách mạng của các thế hệ trước để lại nếu như họ được nhìn nhận, đánh giá đúng đắn, được bồi dưỡng một cách toàn diện. Sự nghiệp cách mạng của dân tộc có thành công hay không một phần phụ thuộc vào vai trò của thế hệ trẻ, trong đó có sinh viên. Với ý nghĩa đó, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho thanh niên vẫn còn nguyên giá trị cho hôm nay và cả mai sau. Tư tưởng của Người sẽ tiếp tục được các thế hệ đời sau nghiên cứu, vận dụng, phát triển phù hợp trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Lê Thị Tuyết Ba (2003), “Chuẩn mực đạo đức trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Triết học.

2 Bác Hồ với sự nghiệp bồi dưỡng thế hệ trẻ (1985), Nxb Thanh niên, Hà Nội. 3 Nguyễn Duy Bắc (chủ nhiệm) (2002 - 2003), Vấn đề dạy và học các bộ môn

khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học ở Hà Nội: thực trạng và giải pháp, Kỷ yếu khoa học đề tài cấp Bộ, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4 Ban chấp hành Trung ương (2008), Nghị quyết số 25-NQ/TW, Hội nghị lần thứ Bản BCH TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa, Hà Nội.

5 Ban tư tưởng – văn hóa Trung ương (2001), Tài liệu nghiên cứu văn kiện Đại Hội IX của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6 Ban tư tưởng – văn hóa – Trung ương (2007), Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. “Tài liệu học tập trong cuộc vận động và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7 Hoàng Chí Bảo (1997) “Văn hóa và sự phát triển nhân cách của thanh niên”,

Tạp chí nghiên cứu lý luận.

8 Bộ giáo dục và Đào tạo (1998), Giáo dục hệ thống giá trị đạo đức – nhân văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

9 Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Phúc (Đồng chủ biên) (2003), Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10 Lê Duẩn (1975), Con đường tu dưỡng rèn luyện đạo đức của thanh niên, Nxb Sự thật, Hà Nội.

11 Thành Duy (1996), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12 Dương Tự Đam (2007), “ Thanh niên giáo dục và phát triển”, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

13 Đoàn Nam Đàn (2002), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

14 Đảng cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện hội nghị lần thứ II Ban chấp hành TW khóa 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15 Phạm Minh Hạc (1990), Tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

16 Nguyễn Phương Hồng (1997), Thanh niên học sinh, sinh viên với sự nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp hiện nay theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh (Trang 66)