7. Kết cấu của đề tà
2.2.4. Giải pháp kết hợp giữa nhà trường, các tổ chức xã hội và gia đình
trong việc nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối sống đối với sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Để sinh viên hình thành và phát triển nhân cách toàn diện, cần có sự kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Sự kết hợp này không chỉ mang tính chất thời gian mà phải coi đó là nguyên tắc lớn trong giáo dục, đào tạo. Trong đó nhà trường giữ vị trí trung tâm bởi nhà trường là một thiết chế xã hội được giao trách nhiệm trong việc giáo dục hình thành những phẩm chất đạo đức của SV. Nhà trường là môi trường giáo dục có hệ thống, mục đích, cơ sở vật vật chất đầy đủ, đội ngũ cán bộ, nhân viên được đào tạo căn bản phục vụ cho sự nghiệp giáo dục, cung cấp cho SV thế giới quan, nhân sinh quan khoa học, tri thức, kinh nghiệm làm nền tảng cho sinh viên học tập, rèn luyện. Nhà trường giữ vị trí trung tâm trong việc kết hợp giáo dục SV tuy nhiên, nhà trường sẽ không phát huy được vai trò chủ đạo đó khi không có sự kết hợp chặt chẽ với giáo dục gia đình và các tổ chức xã hội khác. Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên và suốt đời của mỗi người, là cái nôi hình thành nên các phẩm chất đạo đức đầu tiên của con người. Môi trường của gia đình có ảnh hưởng sâu sắc tới sự hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức của SV. Môi trường xã hội là tiền đề, điều kiện, nhân tố vật chất quy định và tác động tới đạo đức của SV. Giáo dục nhà trường phải đáp ứng được các yêu cầu mà xã hội đặt
ra cho việc giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực. Phát huy sức mạnh tổng hợp, gắn công tác đào tạo, giáo dục SV với môi trường thực tiễn xã hội là một kinh nghiệm lớn về phương pháp hoạt động cách mạng của Đảng ta. Như vậy, sự kết hợp giữa các lực lượng trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên trường đại học KTCN Thái Nguyên là một yêu cầu cần thiết. Để sự kết hợp đạt hiệu quả cao trong việc giáo dục đạo đức đối với SV hiện nay đại học KTCN Thái Nguyên cần phải tổ chức quán triệt làm rõ vị trí, vai trò, mối quan hệ của sự kết hợp giữa các lực lượng giáo dục, xây dựng cơ chế liên kết giữa Nhà trường với các tổ chức xã hội, gia đình trong đó nhà trường là lực lượng trung tâm giữ vai trò chủ đạo, các tổ chức xã hội tham gia định hướng nội dung, mục tiêu, cung cấp tư liệu, hướng dẫn, trợ giúp kinh phí tạo điều kiện giáo dục đạo đức đối với SV. Nhà trường cần tổ chức và tạo mọi điều kiện về vật chất, tinh thần, kỹ năng, kiến thức để SV tham gia có hiệu quả trong các họat động xã hội. Xây dựng môi trường thống nhất giữa nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho SV, giúp SV hình thành động cơ, thái độ học tập đúng đắn, kích thích hứng thú say mê học tập các môn khoa học Mác-Lênin, tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc.
Phối hợp các kế hoạch, chương trình giáo dục cho SV của các nhà trường với các tổ chức xã hội. Đồng thời theo dõi họat động và tiến hành đánh giá kết quả của việc giáo dục đạo đức cho SV trong các họat động ở nhà trường và trong các phong trào liên kết với các tổ chức xã hội, phân tích rõ nguyên nhân và có biện pháp để khắc phục, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên về mọi mặt: năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng, tinh thần trách nhiệm, lòng yêu nghề, tính tích cực trong công tác giảng dạy, nghiên cứu…Việc kết hợp giữa gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên nhằm đạt được mục tiêu phát triển nhân cách toàn diện được coi như một nguyên tắc quan trọng. Vấn đề cơ bản hàng đầu là tất cả các lực lượng giáo dục phải phát huy được tinh thần trách nhiệm, chủ động tạo ra mối quan hệ kết hợp vì mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ nói chung và SV nói riêng thành những lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng của cha anh. Việc kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường
và các tổ chức xã hội sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn trong việc nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức với sinh viên trường đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay.