Quan điểm của Hồ Chí Minh về nguyên tắc, phương pháp giáo dục

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp hiện nay theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh (Trang 35)

7. Kết cấu của đề tà

1.2.3.2.Quan điểm của Hồ Chí Minh về nguyên tắc, phương pháp giáo dục

dục đạo đức cho thanh niên – sinh viên

Để xây dựng một nền đạo đức mới, Hồ Chí Minh đã nêu ra những nguyên tắc cơ bản để định hướng cho sự lãnh đạo của Đảng, công tác giáo dục, rèn luyện đạo đức cho toàn dân trong đó có thanh niên.

*Nói đi đôi với làm, phải nêu gương đạo đức

Để có được những phẩm chất đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh cho rằng, phải thực hiện sự thống nhất biện chứng giữa lý luận và thực tiễn, giáo dục đạo đức

với thực hành đạo đức, giữa nói và làm, có như vậy mới phát huy được công tác vận động quần chúng tạo được lòng tin của dân với Đảng. Hồ Chí Minh là một mẫu mực của sự thống nhất biện chững ấy, Người luôn quan tâm giáo dục cho toàn Đảng, toàn dân, thực hiện đúng nguyên tắc này. Với thanh niên Người yêu cầu: “Thanh niên cần phải có tinh thần gan dạ, sáng tạo, có chí khí hăng hái và tinh thần tiên tiến, vượt qua khó khăn gian khổ, tiến mãi không ngừng, trung thành, thật thà, chính trực”[26, tr.455].

Thực hiện lời dạy của Bác, thanh niên cần thực hiện tốt lới nói đi đôi với việc làm ở mọi lúc, mọi nơi, không chỉ tiếp thu, lĩnh hội mà phải biết vận dụng những tri thức khao học vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn cuộc sống đã, đang và ngày càng đặt ra, biết kết hợp giữa học và hành, lý luận với thực tiễn tránh khuynh hướng xa rời thực tiễn. Lời nói phải được thực hiện bằng các hành động, việc làm cụ thể trong học tập, lao động và nhiều hoạt động khác của đời sống. Để giáo dục đạo đức cho thanh niên Bác coi trọng phương pháp “nêu gương đạo đức”, Người nêu lên những tấm gương đạo đức của các anh hùng, chiến sĩ, những người lao động ở mọi lĩnh vực để thanh niên học tập và làm theo. Đặc biệt là những tấm gương trong học tập như sinh viên ưu tú, “tài năng trẻ” của đất nước nhằm giáo dục thanh niên nỗ lực học tập, phấn đấu hoàn thiện bản thân, trở thành những con người toàn diện góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

*Xây dựng đạo đức mới, đồng thời đấu tranh chống lại những hiện tượng phi đạo đức và đạo đức cũ.

Muốn xây dựng đạo đức mới, bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức cách mạng cho hàng triệu người cán bộ, đảng viên, các công dân trong các giai tầng khác nhau thì cùng với việc xây dựng phải chống lại những biểu hiện sai trái xấu xa, tện nạn tiêu cực, thoái hóa biến chất. Trong đời sống hàng ngày cái đạo đức và cái vô đạo đức cùng tồn tại đan xen nhau. Xây dựng đạo đức mới phải giáo dục những phẩm chất, chuẩn mực đạo đức cho TN từ trong gia đình đến nhà trường và ngoài xã hội, khơi dậy ý thức đạo đức lành mạnh giúp họ tự ý thức được trách nhiệm, trau dồi đạo đức bản thân, biết đấu tranh loại bỏ cái thấp hèn, sai trái, vô đạo đức để vươn tới cái cao cả, cái mới, tiên bộ hơn, nâng cao ý thức tập thể, tinh thần cộng

đồng, gạt bỏ thói ích kỉ, cá nhân chủ nghĩa, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, cuộc sống, có thái độ lên án phê phán đấu tranh chống lại các hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức của mọi người; phát huy tinh thần chủ động, tích cực tự giáo dục, rèn luyện bản thân nhằm hoàn thiện các phẩm chất đạo đức của xã hội. Là sinh viên cần có thái độ đúng đắn, chủ động tích cực học tập rèn luyện, đấu tranh phê phán các hiện tượng tiêu cực trong học tập, thi cử như quay cóp, gian lận, lười biếng… phấn đấu trở thành những thanh niên ưu tú đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp cách mạng nước ta.

*Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời

Nhận thức rõ quy luật hình thành đạo đức: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời xa xuống, nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”[28, tr.293]. Chủ tich Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở mọi người phải thường xuyên chăm lo tu dưỡng đạo đức như việc “rửa mặt hàng ngày” là công việc phải kiên trì, bền bỉ, suốt đời mà không người nào có thể chủ quan tự mãn. Mỗi người phải tự đấu tranh rèn luyện để khắc phục chủ nghĩa cá nhân, xây dựng chủ nghĩa tập thể, biết “giữ mình” trong mọi hoàn cảnh để lương tâm được trong sáng, giữ được bản chất “cách mạng trung kiên”, không bị “tha hóa” trước vòng xoáy của cuộc đời.

Đối với thanh niên việc tu dưỡng rèn luyện đạo đức phải được thể hiện trong mọi hoạt động của thực tiễn. Bên cạnh việc học tập phải rèn luyện, tu dưỡng đạo đức để nâng cao phẩm chất đạo đức cá nhân, hoàn thiện nhân cách, xây dựng cho mình lối sống có mục đích, lý tưởng, khoa học. Việc tu dưỡng đạo đức không phải một sớm, một chiều mà là cả một quá trình lâu dài, gian khổ đòi hỏi mỗi TN phải có ý trí, quyết tâm, nghị lực cao mới thực hiện tốt.

Những chuẩn mực, nguyên tắc cơ bản trong tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh là “kim chỉ nam” cho sự nghiệp giáo dục của nước nhà nói chung, công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên nói riêng. Suốt cuộc đời, Hồ Chí Minh luôn quan tâm tới sự nghiệp giáo dục đạo đức cho toàn Đảng, toàn dân. Với mỗi đối tượng khác nhau, Người đưa ra những chuẩn mực, nguyên tắc giáo dục, mục đích, kết quả

cần đạt được là khác nhau. Với thanh niên tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho họ được thể hiện qua những quan điểm sau:

+) Giáo dục đạo đức cho sinh viên qua các giá trị chuẩn mực hành vi đạo đức, học tập, lao động và kỷ luật

Đạo đức là một phạm trù rất rộng bao gồm các giá trị, chuẩn mực, hành vi đạo đức chi phối tới mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đời sống, có ảnh hưởng sâu sắc tới sự hình thành và phát triển phẩm chất, nhân cách đạo đức của mỗi người. Vì vậy, việc giáo dục các giá trị, chuẩn mực hành vi đạo đức cho thanh niên là việc làm hết sức cần thiết.

Khi xác định nội dung giáo dục đạo đức toàn diện cho SV. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: giáo dục là một khoa học phải tuân theo những quy luật khách quan và nắm được những đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi để lựa chọn nội dung, phương pháp giáo dục sao cho phù hợp. Thông qua các giá trị, chuẩn mực, hành vi đạo đức để giáo dục cho SV nhận thức, hiểu được các giá trị chuẩn mực đạo đức xã hội từ đó có hành vi đạo đức đúng đắn, phù hợp, nếu không nhận thức đúng hoặc hiểu sai sẽ dẫn tới những hành vi đạo đức sai lệch, tiêu cực trong thực tiễn. Để giáo dục đạo đức cho SV người nêu những tấm gương “người tốt, việc tốt”, động viên, khích lệ, tuyên dương, khen thưởng họ làm gương cho thanh niên học tập và noi theo.

Trong thời kỳ hiện nay, khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, đất nước ta bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đòi hỏi thanh niên phải là những con người phải có tri thức toàn diện, nắm bắt và sử dụng thành thạo khoa học công nghệ vào học tập, lao động nhằm đáp ứng những yêu cầu mới đang đặt ra trong xã hội. Xã hội muốn tồn tại phải có hoạt động sản xuất của cải vật chất, lao động chính là hoạt động đặc trưng riêng có ở con người, lao động để nuôi sống xã hội, góp phần rèn luyện sức khỏe, nâng cao trí tuệ, tăng cường đạo đức. Vì thế, thanh niên cần tham gia tích cực vào hoạt động lao động sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế gia đình, xã hội. Bác luôn nhắc nhở thanh niên phải biết gắn liền giữa học với hành, thông qua hoạt động thực tiễn kiểm tra tính đúng, sai của tri thức để hoàn thiện bản thân, có lao động chúng ta mới biết trân trọng nâng niu, gìn giữ những giá trị, thành quả lao động do mình và xã hội tạo ra.

Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở thanh niên sống, học tập, lao động phải có kỷ luật bởi “tiến lên CNXH phải có khoa học và kỷ luật”, phải giữ gìn kỷ luật, đoàn kết tốt, kỷ luật ở đây không đơn thuần chỉ là kỷ luật hành chính mà đó là kỷ luật tự nguyện, tự giác, kỷ luật giữa con người với nhau nhằm nâng cao tính chủ động và tinh thần trách nhiệm.

+) Giáo dục đạo đức trong ứng xử con người, xã hội và bản thân

Nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Đội thiếu niên Tiền phong Bác nói với thiếu niên nhi đồng:

Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào Học tập tốt, lao động tốt Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt

Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”[29, tr.356].

Lời Bác dạy không chỉ dành riêng cho thiếu niên nhi đồng mà còn cho tất cả con người Việt Nam. Đó là những phẩm chất đạo đức cơ bản để tất cả mọi người học tập và làm theo, thanh niên phải hoàn thành tốt nhiệm vụ trước mắtvà quan trọng nhất là học tập, rèn luyện để năm điều Bác dạy trở thành nhân cách, phẩm chất và thói quen đạo đức của mỗi người.

Thanh niên thể hiện hành vi đạo đức thông qua cách ứng xử trong các mối quan hệ, lấy các giá trị, chuẩn mực đạo đức làm nền tảng để điều chỉnh hành vi cá nhân cho phù hợp với yêu cầu của xã hội.

+) Giáo dục đạo đức thông qua giáo dục thẩm mỹ

Mục tiêu của sự nghiệp giáo dục là đào tạo nên những con người toàn diện cả về đức – trí – thể - mỹ. Bởi vậy, ngoài giáo dục tri thức, đạo đức Người còn chú trọng giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên giúp họ biết phân biệt giữa cái đẹp và cái xấu, ủng hộ cái đẹp, cái đúng, đấu tranh chống cái xấu, cái sai để hướng về cái đẹp. Người nói: “Mỹ học để phân biệt cái gì đẹp, cái gì không đẹp”[26, tr.74]. Giáo dục thẩm mỹ nhằm hình thành tình cảm, thị hiếu, lí tưởng, ý thức thẩm mỹ cho thanh niên, nâng tư duy cảm tính lên tư duy lý tính, biết phát hiện cái đẹp nảy sinh từ hiện thực cuộc sống chứ không phải từ những ý tưởng mơ mộng không thực tế, hiểu rõ nguồn gốc nay sinh, nội dung, tiêu chuẩn của cái đẹp để từ đó có những quan điểm,

cách nhìn nhận đánh giá về cái đẹp được đúng đắn hơn không bị phiến diện, lệch lạc. Giáo dục thẩm mỹ còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng những thanh niên có khả năng cảm thụ, sáng tạo cái đẹp nhất là trong văn học, nghệ thuật.

+) Giáo dục đạo đức cho sinh viên thông qua giáo dục thể chất

Hồ Chí Minh luôn coi trọng sức khỏe con người, Người nói: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới việc gì cũng cần tới sức khỏe mới thành công, luyện tập thể dục, bồi bổ sưc khỏe là bổn phận của mỗi người yêu nước, gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và làm được.Mỗi ngày lúc ngủ dậy, tập một tí thể dục. Ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ”[22, tr.212]. Theo Bác, sức khỏe của con người gồm cả yếu tố tinh thần và thể chất do luyện tập đều đặn hàng ngày mới có được, rèn luyện sức khỏe để rèn luyện ý chí và khả năng tự chủ của bản thân. Đặc biệt với TN luyện tập còn làm cho cơ thể cường tráng, phát triển cân đối, hài hòa về hình dáng có thân thể khỏe mạnh để học tập và phục vụ Tổ quốc. Vì thế, ngoài việc học tập trên lớp SV cần phải tham gia vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, để làm cho hoạt động bề nổi của trường ngày càng phát triển mạnh, rèn luyện sức khỏe, ý chí, nghị lực, tăng cường tinh thần đoàn kết, ý thức tập thể, cộng đồng cho bản thân. Bác Hồ là tấm gương sáng cho chúng ta học tập và noi theo suốt cuộc đời Người luôn luyện tập để giữ gìn, nâng cao sức khỏe, lúc còn trẻ cũng như khi về già, dù “chân chậm, mắt mờ” Người vẫn kiên trì luyện tập.

Đó là một số những quan điểm có tính chất “soi đường” của Hồ Chí Minh về các nguyên tắc giáo dục đạo đức cho thanh niên trong sự nghiệp trồng người ở nước ta. Dù thời đại ngày nay có nhiều đổi thay nhưng những quan điểm đó vẫn còn nguyên giá trị, không chỉ có ý nghĩa hiện tại mà cho cả tương lai. Đây là những quan điểm mang tầm chiến lược. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC, GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KỸ THẬT CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO

HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH

2.1 Thực trạng đạo đức và giáo dục đạo đức cho sinh viên trƣờng Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên hiện nay

2.1.1 Vài nét khái quát về Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

Trường ĐH KTCN Thái Nguyên là trường Ðại học Cơ Ðiện, được thành lập ngày 06 tháng 12 năm 1965 theo quyết định số 164-CP của Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Năm 1976 trường được đổi tên là trường Ðại học Kỹ thuật Công nghiệp Việt Bắc và sau đó là trường Ðại học Công nghiệp Thái Nguyên (năm 1982). Từ năm 1995 đến nay Trường trở thành trường Ðại học thành viên của Ðại học Thái Nguyên và đổi tên là trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp. Sau hơn 48 năm xây dựng và trưởng thành trường ĐH KTCN đã đào tạo cho đất nước, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc trên 25.000 kỹ sư và cử nhân cao đẳng, hơn 8000 kỹ thuật viên trung học và hàng trăm thạc sỹ kỹ thuật. Ngoài ra, trường còn là trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lớn ở phía Bắc của Việt Nam. Hiện nay trường đang có những đóng góp to lớn vào công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Nhà trường đã được Nhà nước tặng huân chương lao động hạng nhất và huân chương độc lập hạng ba.

Có thể nói, cùng với sự chuyển mình của cả nước, trong nhiều năm qua ĐH KTCN Thái Nguyên đã có những bước đổi mới căn bản, đột phá, thực hiện nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài góp phần đẩy nhanh tốc độ CNH, HĐH đất nước; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. ĐH KTCN Thái Nguyên đã nhanh chóng thực hiện đổi mới giáo dục, đa dạng hóa các loại hình đào tạo và đã đạt được nhiều thành tựu

đáng kể. Trong nhiều năm qua, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên (HSV) Nhà trường luôn đi đầu trong sự nghiệp giáo dục, bồi dưỡng sinh viên (SV). Công tác giáo dục đạo đức cho SV đã được chú trọng với nhiều hình thức mới, phong phú vì thế kết quả có nhiều chuyển biến tích cực trong những năm gần đây. SV ý thức tốt hơn về vấn đề tự giáo dục bản thân, tích cực học tập, tu dưỡng rèn luyện đạo đức. Hầu hết SV biết xây dựng cho mình lối sống lành mạnh, phù hợp với môi trường sống; thực hiện đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quyền và nghĩa vụ của SV; biết đấu tranh đẩy lùi những thói hư tật xấu, tệ nạn xã hội thâm nhập học đường, hiện tượng tiêu cực trong thi cử, số SV vi phạm pháp luật và quy chế của trường học giảm dần. Nhờ làm tốt công tác giáo dục đạo đức đối với SV Nhà trường nên phần lớn SV đã xác định được vai trò, trách nhiệm của mình trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, phấn đấu học tập, rèn luyện hoàn thiện bản thân trở thành những con người có năng lực, phẩm chất tốt, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp hiện nay theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh (Trang 35)