Quan niệm của Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp hiện nay theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh (Trang 32)

7. Kết cấu của đề tà

1.2.2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho

sinh viên

Nhận thức được vai trò quan trọng của thanh niên đối với sự nghiệp cách mạng, Hồ Chí Minh luôn quan tâm tới việc giáo dục đạo đức cho thanh niên nhằm đào tạo nguồn nhân lực dồi dào cho đất nước, một nguồn lực trẻ, khỏe, nhanh nhẹn, có trình độ, năng lực cao để “phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc”, đào tạo nên những lớp người “mới” mà trong nền giáo dục cũ (giáo dục thực dân) không có. Trong nền giáo dục thực dân các lớp thanh niên được đào tạo để làm công cụ, tay sai cho sự thống trị của chúng, chứ không phải giáo dục để nâng cao trí tuệ, đạo đức. Chúng thực hiện chính sách “ngu dân”, văn hóa nô dịch, tuyên truyền văn hóa phẩm đồi trụy, khích lệ sự phát triển của các tệ nạn xã hội với mục đích làm cho thanh niên suy đồi đạo đức, xa đà vào lối sống thực dụng, xa rời nhiệm nhiệm vụ cứu nước, quên đi trách nhiệm của mình, thờ ơ với xã hội nhân dân, tạo nên những con người thiếu trách nhiệm, ăn chơi, xa đọa. Còn mục đích của nền giáo dục cách mạng là tạo nên những con người hoàn thiện về cả đức – trí – thể - mỹ. Những con người có cả đức và tài, hồng và chuyên, một đội ngũ trẻ, khỏe, năng động, có năng lực, trình độ, luôn tiếp thu cái mới, tiến bộ, kế thừa truyền thống tốt đẹp, loại bỏ những gì đã trở nên lạc hậu, lỗi thời để hình thành nên nhân cách của con người mới – con người XHCN.

Trong quá trình giáo dục, đối tượng mà Hồ Chí Minh quan tâm chủ yếu tới là thanh niên. Bởi, đây là lứa tuổi đang trong quá trình hình thành, hoàn thiện nhân cách, chịu nhiều tác động từ bên ngoài. Đặc biệt là trong thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, cục diện thế giới có nhiều thay đổi tác động mạnh mẽ vào nước ta làm ảnh hưởng không nhỏ tới thanh niên. Hơn nữa TN còn là những chủ nhân tương lai, lực lượng kế tục sự nghiệp cách mạng của cha anh do đó việc giáo dục đạo đức cho thanh niên trở thành nhiệm vụ cấp bách hơn bao giờ hết. Theo Hồ Chí Minh, mục tiêu giáo dục là phải đào tạo nên những con người vừa có

đức vừa có tài, bồi dưỡng giáo dục toàn diện, coi trọng cả đức và tài nhưng đặt giáo dục đạo đức lên hàng đầu bởi đạo đức là cái gốc của mỗi người có đạo đức cách mạng dù nhiệm vụ nặng nề đến mức nào, khó khăn đến bao nhiêu con người đều vượt qua được, “tâm” có sáng thì “trí” mới sáng, có cái đức cái tài mới phát huy, phát triển và trở nên có ích đối với xã hội.

Hồ Chí Minh đề ra những chuẩn mực đạo đức mới định hướng cho sự rèn luyện của mỗi người, căn cứ vào đặc điểm của từng lứa tuổi mà Người cụ thể hóa các chuẩn mực đạo đức thành những phẩm chất cụ thể để mỗi người dễ hiểu, dễ nhớ và vận dụng. Người dạy thanh niên phải yêu Tổ quốc, nhân dân, lao động, khoa học và yêu CNXH; phấn đấu, rèn luyện tốt để trở thành những con người phát triển toàn diện, có tư tưởng đúng đắn, tình cảm cao đẹp, có kiến thức, sức khỏe để làm chủ bản thân, tự nhiên và xã hội. Là thanh niên phải luôn nêu cao tinh thần không ngại khó, ngại khổ, có ý chí, quyết tâm cao để vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống.

Đối với thanh niên, công nhân, nông dân Người nhấn mạnh tinh thần ý thức trách nhiệm, ra sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ; thanh niên các lực lượng vũ trang phải trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cung hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng; thanh niên các dân tộc phải đoàn kết chặt chẽ, thương yêu giúp đỡ nhau như anh em một nhà, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, giữ gìn an ninh bảo vệ biên giới. Đặc biệt với thanh niên là sinh viên, Hồ Chí Minh nhấn mạnh đạo đức chính là việc phải tích cực học tập, xác định rõ mục đích và động cơ học tập là để phụng sự Tổ quóc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Với thanh niên là lứa tuổi đang hình thành phát triển và hoàn thiện nhân cách, luôn muốn khắng định mình, Hồ Chí Minh coi trọng cả hai mặt giáo dục và tự giáo dục bởi việc giáo dục con người luôn bao gồm cả hai yếu tố chủ thể và khách thể, nếu nhà giáo dục chỉ lo tuyên truyền, giáo dục mà không có sự kết hợp của đối tượng được giáo dục thì việc giáo dục đó sẽ không thành công, giáo dục chỉ có hiệu quả khi chủ thể nhận thức được vai trò, trách nhiệm, ý nghĩa của việc tự giáo dục để hoàn thiện bản thân mình. Con người ai cũng có những ưu và khuyết điểm, thanh niên là lực lượng rất hăng hái, giàu tinh thần xung phong nhưng lại ham chuộng

hình thức, thiếu thực tế hay mắc bệnh cá nhân, anh hùng, ngôi sao. Người dạy: “Thanh niên cần phải chống tâm lý tự tư tự lợi, chỉ lo cho lợi ích riêng, chống tâm lý ham sung sướng và tránh khó nhọc, chống thói xem khinh lao động, nhất là lao động chân tay, chống lười biếng và xa xỉ, chống cách dinh hoạt ủy mị, chống kiêu ngạo và giả dối, chống khoe khoang…”[26, tr.455].

Những quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho thanh niên đã trở thành vũ khí lí luận sắc bén cho Đảng, Nhà nước và nhân dân ta kế thừa, vận dụng, phát huy trong sự nghiệp giáo dục nói chung và công tác giáo dục cho thanh niên nói riêng nhằm đào tạo, bồi dưỡng thanh niên trở thành “đội hậu bị” cho sự nghiệp cách mạng nước nhà. Mặt khác, theo Hồ Chí Minh, đạo đức của con người “phần nhiều do giáo dục mà nên”. Do đó, phải kết hợp việc giáo dục của các tổ chức với việc phát huy cao độ vai trò tự rèn luyện của thanh niên.

1.2.3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về những chuẩn mực, nguyên tắc, phương pháp giáo dục đạo đức cho thanh niên – sinh viên

1.2.3.1. Những chuẩn mực giáo dục đạo đức cho thanh niên – sinh viên

Khi nói về vấn đề đạo đức, Hồ Chí Minh không chỉ đề cao vai trò của đạo đức mà quan trọng hơn Người còn đề ra những chuẩn mực, phẩm chất đạo đức chung, cơ bản nhất cho con người Việt Nam trong thời đại mới. Đó là các phẩm chất cơ bản sau:

Một là: trung với nước, hiếu với dân đây là phẩm chất quan trọng nhất, bao trùm nhất của người cách mạng.

Hai là: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

Ba là: yêu thương con người.

Bốn là: tinh thần quốc tế trong sáng.

Hồ Chí Minh cho rằng khi người ta đã tận trung, tận hiếu với nước, với dân thì người ta sẽ biết cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, yêu thương con người, có tinh thần quốc tế cộng sản. Chừng nào người ta chưa tận trung, tận hiếu với nước, dân thì người ta không thể cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

Ngoài những phẩm chất cơ bản nêu trên tùy vào từng đối tượng, hoàn cảnh, yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng mà Người nhấn mạnh phẩm chất đạo đức này hay

phẩm chất đạo đức khác. Đối với thanh niên đạo đức cách mạng là dù làm công việc gì đều không sợ khó, sự khổ, phải vì lợi ích của nhân dân, của xã hội. Theo Hồ Chí Minh: “Thanh niên phải luôn rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức cách mạng có thể tóm tắt trong các phẩm chất sau:

- Trung thành: trọn đời trung thành với sự nghiệp cách mạng, với Tổ quốc, với Đảng, với giai cấp.

- Dũng cảm: không sợ khổ, không sợ khó, thực hiện “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên làm, gian khổ đi trước, hưởng thụ sau mọi người”.

- Khiêm tốn: không nên tự cho mình là tài giỏi, không khoe khoang, không tự phụ”[29, tr.106].

Với thanh niên trong các lực lượng vũ trang Người yêu cầu đạo đức cách mạng của họ là: “Trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc vì CNXH, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”[29, tr.680]. Người cho rằng, giáo dục đạo đức cho thanh niên cần phải hướng tới ba nội dung cơ bản sau:

- Một là, yêu lao động, sống giản dị, trung thực, dũng cảm. - Hai là, sống có hoài bão, nghị lực, có chí tiến thủ.

- Ba là, giáo dục tình bạn, tình yêu trong sáng cho thanh niên

Ngoài những nội dung trên cần giáo dục thanh niên một số phẩm chất khác như: ý thức trách nhiệm công dân, lối sống văn minh hiện đại, tinh thần cộng đồng giúp đỡ lẫn nhau trong mọi mặt của cuộc sống để giúp họ hoàn thiện nhân cách của bản thân.

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp hiện nay theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)