Sự cần thiết của việc giáo dục rèn luyện đạo đức cho sinh viên Trường

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp hiện nay theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh (Trang 42)

7. Kết cấu của đề tà

2.1.2 Sự cần thiết của việc giáo dục rèn luyện đạo đức cho sinh viên Trường

Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

Sinh viên là một “giới xã hội năng động mà mục đích tồn tại của nó là việc đào tạo được tổ chức theo một chương trình nhất định đối với việc thực hiện các vai trò nghề nghiệp và xã hội cao trong sản xuất vật chất và tinh thần”[38, tr.55].

Sinh viên có chung một hoạt động cơ bản, đặc thù là học tập có tính nghiên cứu để dần trở thành một tầng lớp xã hội mới – tầng lớp tri thức trong tương lai. Đặc biệt sinh viên có “vị trí kép” trong cơ cấu xã hội: Vị trí vai trò của thanh niên và của tri thức. Một mặt họ là những thanh niên trong quá trình đang định hình về nhân cách, đạo đức, là lực lượng xã hội đang hình thành và phát triển. Mặt khác, với tư cách SV họ là nguồn dự trữ cơ bản để bổ xung vào đội ngũ trí thức, đội ngũ lao động trí óc. Họ là nguồn nhân lực có chất lượng cao và rất nhạy cảm với những vấn đề chính trị - xã hội.

Tuổi trẻ sôi nổi, nhiệt tình, có trình độ nhận thức khá, nhạy bén nên SV nhanh chóng tiếp thu và nắm bắt cái mới. Bác Hồ đã nhận xét, óc của những người tuổi trẻ

sạch như một tấm lụa trắng, nhuộm xanh thì nó sẽ xanh, nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ. Với đặc điểm này nên SV là đối tượng được quan tâm hàng đầu của các Đảng phái chính trị và các thế lực xã hội.

Trong những năm đổi mới, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến giáo dục, xây dựng nhân cách đạo đức mới cho SV trong các trường đại học và cao đẳng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được còn bộc lộ một số yếu kém về chất lượng giáo dục, đào tạo, nhất là mặt đạo đức, nhân cách của học sinh, SV hiện nay. Nghị quyết TW 2 khóa VIII chỉ rõ: “Chất lượng đa số học sinh, sinh viên còn yếu về kiến thức, kỹ năng thực hành, phương pháp tư duy khoa học, ngoại ngữ, thể lực và nhất là phẩm chất đạo đức”[14, tr.20].

Đáng lo ngại là một bộ phận không nhỏ SV về nhận thức chính trị yếu, có xu hướng thực dụng, ít quan tâm đến các vấn đề chính trị - xã hội, lười học, vi phạm quy chế thi cử và một số tệ nạn khác. Vì thế, việc giải quyết tốt mối quan hệ hài hòa giữa các công tác, “dạy người, dạy chữ và dạy nghề” trong đó, dạy người là mục tiêu cao nhất để đào tạo ra chất lượng người trí thức mới phục vụ cho mục tiêu phát triển của sự nghiệp CNH, HĐH là một yêu cầu cấp bách.

Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện chiến lược phát triển con người của Đảng và Nhà nước thì việc đào tạo nên một con người tốt về nghiệp vụ chuyên môn, kỹ thuật nhất định để không ngừng phát triển tài năng là chưa đủ mà còn phải chú trọng xây dựng trong họ một nhân cách đạo đức tốt.

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đặc biệt quan tâm đến nhiệm vụ giáo dục thanh niên, coi đó là nhiệm vụ hàng đầu để đào tạo con người mới, với tư cách là chủ thể sáng tạo. Bên cạnh việc kịch liệt phê phán nền giáo dục Tư bản chủ nghĩa là một nền giáo dục nô dịch làm què quặt thanh niên, SV, các ông xây dựng nền giáo dục xã hội chủ nghĩa chân chính, phục vụ lợi ích tuyệt đại đa số nhân dân lao động. Nền giáo dục ấy có nhiệm vụ đào tạo con người phát triển toàn diện. Những con người cần có đủ năng lực, trí tuệ, phẩm chất đạo đức, làm chủ tự nhiên và làm chủ bản thân cuộc sống của mình, để chuyển mình từ “vương quốc

tất yếu” sang “vương quốc tự do”. Xem xét con người vừa là khách thể, vừa là chủ thể của giáo dục, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác bỏ qua quan điểm giáo dục con người phiến diện, cho rằng con người là sản phẩm của sự tác động môi trường xung quanh. Các ông chứng minh sự hiện diện của con người như là một thành viên tích cực trong quá trình giáo dục.

Vấn đề đào tạo con người “vừa hồng”, “vừa chuyên” được thể hiện một cách nhuần nhuyễn trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Theo Bác, mỗi con người, tài và đức có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó đức là gốc, là cơ sở nền tảng mà trên đó tài nở hoa và phát triển. Người nói: “Có tài không có đức ví như anh làm kinh tế, tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được ích lợi gì cho xã hội mà còn có hại cho xã hội nữa”[28, tr175].

Với thanh niên, SV, đạo đức cá nhân trước hết được thể hiện trong hoạt động học tập tích cực, tự giác sáng tạo. Người luôn nhắc nhở thanh niên, SV, ngày nay đất nước ta đã độc lập, tự do, thanh niên mới thật là người chủ tương lai của nước nhà. Sinh viên muốn xứng đáng với vai trò ấy thì phải học tập, ngày nào cũng phải tích lũy thêm vốn hiểu biết, ngày nào cũng phải nâng cao trình độ chuyên môn và trau dồi phẩm chất đạo đức cá nhân.

Sự nghiệp đổi mới toàn diện, sâu sắc theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn. Tuy nhiên, dưới tác động của kinh tế thị trường, đang xuất hiện nhiều tư tưởng và lối sống đáng lo ngại. Những thang bậc giá trị đạo đức truyền thống có phần bị đảo lộn, thậm chí có mặt bị phủ nhận. Tác động ấy đã ảnh hưởng không nhỏ đến định hướng giá trị trong thanh niên. Bên cạnh những thanh niên có lối sống và hành vi đạo đức cao đẹp, thái độ lao động học tập đúng đắn, cũng có không ít thanh niên tỏ ra dao động, mất phương hướng lệch lạc về lối sống, thậm trí suy thoái chạy theo mặt trái của cơ chế thị trường. Định hướng giá trị sống và hình thành những phẩm chất tiêu biểu của các thế hệ công dân mới trong thanh niên học sinh hiện nay đang trở thành một trong những nhiệm vụ cấp bách, đặc biệt là lớp thanh niên – SV trường ĐH KTCN.

Người thanh niên có trí thức là người có hiểu biết, vì vậy phải dám đương đầu với mọi khó khăn, thử thách. Dũng khí của tuổi trẻ là phải biết hành động cao thượng, không sợ hy sinh gian khổ, dám đương đầu với cái xấu, cái ác, bảo vệ lẽ phải và sự công bằng. Ngày nay, lòng dũng cảm sẽ là nguồn sinh lực giúp tuổi trẻ xây dựng thành nghị lực, vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng đói nghèo và lạc hậu đưa nước ta hội nhập bình đẳng với các nước trong khu vực và trên thế giới.

2.1.3 Đặc điểm của sinh viên và thực trạng đạo đức của sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

* Vài nét khái quát về thanh niên – sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên là một trong 10 trường thành viên của Đại học Thái Nguyên. Khuôn viên của trường thuộc địa phận hành chính của Phường Tích Lương – Thành phố Thái Nguyên. Trường có mục tiêu đào tạo đội ngũ kỹ sư và đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ trên đại học với các chuyên ngành Cơ khí chế tạo máy, Cơ khí Luyện kim cán thép, Cơ điện tử, Cơ khí động lực, Tự động hóa xí nghiệp công nghiệp, Hệ thống điện, Thiết bị điện, Điện tử-Viễn thông, Kỹ thuật điện tử, Kỹ thuật máy tính, Đo lường điều khiển, Sư phạm kỹ thuật cơ khí, Sư phạm kỹ thuật điện, Sư phạm kỹ thuật tin học, Kỹ thuật môi trường, Kỹ thuật xây dựng công trình, Quản lý công nghiệp phục vụ cho các nghành công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ.

Tuổi trẻ nhà trường đã xác định được động cơ, mục đích học tập đúng đắn

“học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp”. Qua đó họ đã tạo ra một nguồn sức mạnh thúc đẩy bản thân phải suy nghĩ, hành động một cách tích cực để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và nghiên cứu khoa học. Do xác định được động cơ học tập đúng đắn, cùng với những tác động từ phía gia đình, nhà trường, xã hội mà tuổi trẻ nhà trường đã vươn lên vượt qua thử thách, khó khăn để học tập và khẳng định mình.

Sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp không chỉ học tập kiến thức khoa học mà còn rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ, bởi họ xác định: Học đã khó, ra

nghề còn khó hơn. Đặc biệt trong tình hình hiện nay xã hội phát triển trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại đòi hỏi đội ngũ kỹ sư phải có trình độ, am hiểu nhiều lĩnh vực, chuyên môn cao để đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

Có thể khẳng định, nhìn chung đội ngũ SV trường ĐH KTCN Thái Nguyên có đạo đức trong sáng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Tuy nhiên, một bộ phận SV vẫn còn tồn tại không ít những yếu kém, truyền thống tôn sư trọng đạo bị sói mòn, chỉ đòi hưởng thụ không nghĩ đến nghĩa vụ và trách nhiệm cống hiến, không tích cực rèn luyện, học tập, ý thức chuẩn bị để ngày mai lập nghiệp chưa cao. Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đã chỉ rõ: “Đặc biệt đáng lo ngại trong một bộ phận học sinh, sinh viên còn tình trạng suy thoái đạo đức, mờ nhạt lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp và tương lai của bản thân, đất nước”[14, tr.24].

* Thực trạng đạo đức của sinh viên Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên hiện nay

Những năm gần đây công cuộc đổi mới đất nước đã đạt được nhiều thành tựu to lớn làm thay đổi tư tưởng chính trị, lý tưởng sống của SV, đặc biệt SV trường ĐH KTCN Thái Nguyên. Quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi đã tiến hành lập phiếu điều tra khảo sát 600 sinh viên nhà trường kết quả cho thấy.

Khi được hỏi: Bạn có tin vào sự nghiệp đổi mới không? Đã có 78,5% trả lời là có. Điều này khẳng định SV nước ta trong thời kỳ đổi mới đã và đang kế tục suất xắc truyền thống cách mạng của cha anh, luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, hăng hái tham gia vào công cuộc đổi mới đất nước, sớm có ý thức lập thân, lập nghiệp khát khao được cống hiến và trưởng thành, với hoài bão phấn đấu cho một lý tưởng tốt đẹp “dân giàu, nước mạnh, „công bằng, dân chủ, văn minh”.

Niềm tin của SV với Đảng, đối với sự nghiệp đổi mới đất nước được thể hiện sâu sắc nhất ở nguyên vọng được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Nhiều SV có ý thức phấn đấu vào Đảng, tích cực tham gia hoạt động xã hội, có ý thức phòng, chống các tệ nạn xã hội. Số liệu khảo sát cho thấy:

Bên cạnh số đông SV giác ngộ lý tưởng, đạo đức tốt, tin tưởng vào thành công của sự nghiệp đổi mới khởi sướng thì vẫn còn một số SV chưa nhận đúng, xem nhẹ hoặc phai nhạt lý tưởng xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Bác Hồ và cả dân tộc lựa chọn. 21,5% sinh viên chưa tin tưởng lắm và không tin vào sự nghiệp đổi mới của nước ta hiện nay.

Bộ phận SV này sống trong cơ chế thị trường bị tác động bởi cả nhân tố tích cực và tiêu cực, đã không “Gạn đục khơi trong”, không biết “kế thừa”, “lọc bỏ”. Họ không tiếp nhận được lý tưởng, chạy theo cuộc sống vật chất để sa đà vào thói hư tật xấu trong xã hội. Đây là con đường ngắn nhất dẫn đến suy thoái đạo đức trong sinh viên.

Để chuẩn bị tri thức nghề nghiệp cho tương lai, nhiều SV cùng một lúc học hai trường đại học với chuyên nghành khác nhau. Ngoài ra, SV còn tận dụng thời gian rỗi học thêm tin học, ngoại ngữ và nhiều môn khoa học khác đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn xã hội. Khi đặt câu hỏi:

Bảng 2.1: Bạn chọn nghề vì lý do gì?

Tỷ lệ % Theo sở thích 27,1% Phù hợp với khả năng 41,1% Nghề nghiệp phát triển năng lực cá nhân 19,2% Nghề nghiệp có thu nhập cao 11,3% Đem lại thành đạt 14,1% Ý kiến khác

[Nguồn: tác giả điều tra]

Kết quả thu được ở bảng trên cho thấy: 90,4% tỷ lệ SV đã xác định được cho mình động cơ học tập đúng đắn: Học để phát triển năng lực cá nhân, học phù hợp với khả năng và học theo sở thích. Với động cơ học tập này sẽ giúp các SV xác định đúng đắn việc học tập, thôi thúc các bạn SV học tốt hơn.

Bên cạnh đó vẫn còn một số bạn cho rằng học để có thu nhập cao (11,3%), học đem lại sự thành đạt (14,1%) và học còn do sức ép gia đình, do hoàn cảnh.

Vì vậy cần có sự giúp đỡ của gia đình và hướng dẫn của giáo viên để mỗi SV có thể xây dựng cho mình động cơ học tập đúng đắn. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho những học sinh, SV đã có động cơ đúng đắn, phát huy hết khả năng của mình.

Với câu hỏi:

Bảng 2.2: Bạn có làm những việc sau đây không?

Tỷ lệ % Mang tài liệu vào phòng thi 14,1% Trao đổi với nhau trong phòng thi 49,7% Sử dụng tài liệu trong khi làm bài 6,2%

Ý kiến khác 38,4%

[Nguồn: tác giả điều tra]

Số liệu điều tra đã phản ánh rõ ràng, SV không có hiện tượng vi phạm trong phòng thi chỉ có (38,4%). Trong khi (49,7%) SV vẫn còn trao đổi với nhau trong phòng thi gây tình trạng mất trật tự, tính nghiêm túc của thi cử. Đặc biệt, còn một số SV vẫn cố tình mang tài liệu vào phòng thi (14,1%) và sử dụng tài liệu trong thi cử (6,2%).

Chính vì vậy mà Ban giám hiệu và các thầy cô cần đề ra những biện pháp chặt chẽ, coi thi nghiêm túc để giảm thiểu và xóa bỏ hiện tượng trên. Bởi vì quá trình học tập, quá trình đào tạo không chỉ là quá trình hình thành tri thức lý luận, tri thức khoa học mà đồng thời còn là quá trình rèn luyện, bồi dưỡng nhân cách đạo đức tốt đẹp cho mỗi người.

Tinh thần học tập được thể hiện trên cả hai mặt: Học tập trên lớp và dưới sự hướng dẫn của thầy cô và tự nghiên cứu ở nhà. Qua điều tra chúng tôi thu được kết quả:

Về thời gian tự học ở nhà:

17% học từ 5 tiếng trở lên. 50,8% học từ 2 – 4 tiếng. 26,6 học từ 1 – 2 tiếng.

5,6% không học tiếng nào.

Chúng ta biết rằng, học ngoài giờ ở lớp là một hoạt động không thể thiếu của người đi học. Đây là thời gian trau dồi lại những kiến thức đã thu được trên lớp, biến những tri thức chung thành của riêng mình, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Bởi “tài năng hình thành từ 99% cần cù và chỉ có 1% cảm hứng tạo ra”.

Điều đáng mừng khi có tới 99% các bạn SV xếp loại đạo đức tốt và khá. Trong đó tốt (74%), khá (25%). Bên cạnh đó vẫn còn (1%) SV xếp loại đạo đức yếu, kém.

Việc đấu tranh chống tiêu cực, phát huy những nhân tố tích cực để xây dựng trong SV một nhân cách đạo đức tốt đẹp là việc làm đầy khó khăn phức tạp. Nó không chỉ cần sự nhận thức đúng đắn của mỗi SV mà quan trọng hơn đó là xây dựng một hệ thống đồng bộ các giải pháp. Các giải pháp đó được xây dựng trên cơ sở quán triệt sâu sắc vấn đề phát triển con người toàn diện, thực hiện đúng mục tiêu xây dựng con người mới Việt Nam, mục tiêu đào tạo đại học mà Đảng và Nhà nước đề ra.

2.1.4 Thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên ở trường đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên hiện nay

Để hình thành những con người có nhân cách toàn diện về đức – trí – thể - mỹ, trong nhiều năm qua bên cạnh việc tổ chức giảng dạy những tri thức khoa học, ĐH KTCN còn luôn đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên, bằng việc đưa vào giảng dạy các bộ môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh,

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp hiện nay theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)