Giải pháp về hình thức, phương pháp, phương tiện và điều kiện giáo

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp hiện nay theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh (Trang 62)

7. Kết cấu của đề tà

2.2.3.Giải pháp về hình thức, phương pháp, phương tiện và điều kiện giáo

dục đối với sinh viên trường đại học Kỹ thuật Công ngiệp Thái Nguyên hiện nay

Một là: Giáo dục SV thông qua chương trình đào tạo: Chương trình đào tạo là một trong những yếu tố cơ bản đảm bảo chất lượng giáo dục đại học. Bởi vậy phải xây dựng chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy và học tập khoa học và phù hợp với khung chương trình của Bộ giáo dục và Đào tạo, có sự tham gia của các giảng viên và cán bộ quản lý. Chương trình đào tạo có mục tiêu rõ ràng, cấu trúc hợp lý, có hệ thống phù hợp đáp ứng được yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của từng trình độ đào tạo và yêu cầu của xã hội; đa dạng hóa các hình thức, phương pháp giáo dục…giúp SV nâng cao chất lượng của quá trình tự học, tự rèn luyện đạo đức. Đồng thời thông qua các môn học sẽ bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành, liên ngành, phẩm chất đạo đức cách mạng, các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, năng lực giải quyết các vấn đề trong cuộc sống cho SV.

Hai là: Giáo dục SV thông qua việc tổ chức các phong trào họat động của Đoàn và Hội sinh viên. Nhà trường kết hợp với các tổ chức Đoàn, Hội sinh viên của các trường thành viên thường xuyên tổ chức các họat động mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc như: Cuộc thi tìm hiểu về các giá trị truyền thống của dân tộc; Tuổi trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Thanh niên làm theo lời Bác; Cuộc vận động vì tình Biên giới - Hải Đảo, Phong trào học tập vì ngày mai lập nghiệp, tuyên dương, khen thưởng những tấm gương sinh viên có thành tích học tập

và rèn luyện tốt, các cuộc thi văn nghệ, thể dục thể thao…Qua đó, SV nâng cao ý thức tinh thần, trách nhiệm vì cộng đồng, rèn luyện sức khỏe phát huy năng lực bản thân.

Ba là: Giáo dục SV thông qua phương pháp nêu gương. Nêu gương là phương pháp phát huy được sự thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, lời nói và việc làm. Bằng việc nêu lên những tấm gương thực tế trong đời sống như: cha mẹ, ông bà phải là tấm gương cho con cháu; thầy, cô giáo phải làm kiểu mẫu cho SV; thế hệ đi trước làm gương cho thế hệ sau; Nêu gương người tốt, việc tốt trong SV; Nêu các hình tượng mẫu mực trong xã hội như lãnh tụ hết lòng vì nước, các nhà khoa học lỗi lạc, nhà giáo ưu tú, anh hùng lao động, chiến sỹ thi đua…Qua đó xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, tiến bộ tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên rèn luyện nhân cách, bồi dưỡng những phẩm chất, phấn đấu làm theo tấm gương tốt. Để việc nêu gương đạt kết quả tốt các thế hệ cha anh, thầy cô giáo, cha mẹ …phải thực hiện gắn lời nói với việc làm, lý luận và thực tiễn. Thực hiện tốt trách nhiệm của mình trong mọi họat động từ nhỏ đến lớn, để sinh viên học hỏi, rèn luyện, bồi dưỡng hoàn thiện bản thân mình. Nêu các tấm gương SV ưu tú, SV xuất sắc, thật thà, dũng cảm, sinh viên nghèo vượt khó có lý tưởng sống tốt đẹp, lối sống lành mạnh để mọi SV học tập và noi theo. Nhà trường có thể nêu gương các hình tượng mẫu mực trong xã hội bằng cách tổ chức các cuộc gặp gỡ, đối thoại giữa SV với các nhân vật lịch sử, những tấm gương mẫu mực trên tất cả các lĩnh vực để gây hứng thú với SV, nâng cao ý thức tự phấn đấu, rèn luyện, xây dựng động cơ học tập đúng đắn cho SV.

Bốn là: Giáo dục đạo đức, lối sống cho SV bằng việc khắc sâu hình ảnh Bác Hồ trong tâm trí SV. Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng cho chúng ta “Sống, chiến đấu, lao động, học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Hình ảnh Bác Hồ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hình thành thế giới quan Cộng sản chủ nghĩa, đạo đức, chính trị cho SV. Bởi vậy, phải cung cấp cho SV những tri thức khoa học cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của Bác thông qua những tài liệu về các bộ môn khoa học, sách báo và nhiều nguồn thông tin khác nhau. Thông qua các cuộc thi tìm hiểu

về cuộc đời và sự nghiệp của Bác, các Hội diễn văn nghệ ca ngợi về Người, những hình ảnh, thước phim tài liệu về Bác để sinh viên hiểu cụ thể, sâu sắc hơn lý tưởng của Người; hình thành thế giới quan khoa học, bồi dưỡng lòng tin, đạo đức cộng sản, lòng trung thành tuyệt đối với Đảng và cách mạng, phát triển tư duy biện chứng và khả năng vận dụng kiến thức lý luận vào họat động thực tiễn; gây hứng thú học tập, tìm hiểu sưu tầm tài liệu có liên quan tới cuộc đời, sự nghiệp họat động cách mạng của Bác; xây dựng thái độ tích cực với cuộc sống hiện tại, nguyện vọng tha thiết muốn lao động, chiến đấu và hoạt động theo tấm gương của Bác, đấu tranh chống những hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Qua đó SV phấn đấu, nỗ lực học tập tu dưỡng rèn luyện bản thân theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp hiện nay theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh (Trang 62)