Hiện trạng sử dụng đất của thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả chính sách giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức kinh tế có yếu tố nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 56)

6. Bố cục

2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất của thành phố Hà Nội

1. Đối tượng sử dụng: Đối tượng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công

nhận quyền sử dụng đất; bao gồm hộ gia đình, cá nhân; cộng đồng dân cư; tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo; tổ chức nước ngoài; cá nhân nước ngoài có diện tích là 272.046,45 ha, chiếm 81,72% so với diện tích đất tự nhiên. [24]

49

- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng: 178.210,42 ha - ổ chức trong nước sử dụng: 92.273,07 ha - ổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng: 1.144,65 ha, - Cộng đồng dân cưsử dụng: 418,29 ha

2. Đối tượng được giao quản lý: ổ chức trong nước, cộng đồng dân cư, doanh

nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được nhà nước giao đất để quản lý; bao gồm tổ chức được giao quản lý đất, cộng đồng dân cư được giao quản lý đất có diện tích là 60.857,86 ha, chiếm 18,28% so với diện tích đất tự nhiên. [24]

- Cộng đồng dân cưquản lý: 6,88 ha - UBND xã quản lý: 50.299,79 ha. - ổ chức khác quản lý: 10.064,02 ha. - ổ chức phát triển quỹ đất quản lý: 471,85 ha

3. Mục đích sử dụng đất của từng nhóm đất chính cụ thể như sau: [24]

- Nhóm đất nông nghiệp: 188.601,07 ha, chiếm 56,66% - Nhóm đất phi nông nghiệp: 134.947,41 ha, chiếm 40,54% - Nhóm đất chưa sử dụng: 9.340,52 ha, chiếm 2,8%

Hình 2.2. Cơ cấu sử dụng đất năm 2011 của thành phố Hà Nội

ình hình biến động đất đai lớn về cả mục đích sử dụng đất và đối tượng sử dụng đất đánh giá tốc độ đô thị hoá của hành phố tăng đáp ứng các mục tiêu phát

50

triển kinh tế - xã hội của hủ đô và khẳng định sự chuyển dịch đúng hướng Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp; Diện tích đất lúa giảm 11.180,34 ha trong đó có 3.237,69 ha đất được chuyển sang đất ở để xây dựng các khu đô thị lớn; 4.540,02 ha đất chuyển sang xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, đất xây dựng các công trình văn hoá thể thao, đất mở đường giao thông như đường 3b Hà Nội - Thái Nguyên, đường cao tốc Nội Bài - ào Cai, đường 5 kéo dài, đường dẫn cầu Nhật ân, trục đường kinh tế - xã hội Bắc Nam, đường ê rọng ấn, ơn Đồng - Vân Canh, đường ê ăn ương kéo dài, hạ tầng khu đô thị Bắc hăng ong - ân rì;…, đất xây dựng khu, cụm, điểm công nghiệp như Quang Minh - óc ơn, Bắc hăng ong - Đông Anh, Mai Đình - óc ơn..., các làng nghề truyền thống, các công trình kinh doanh, dịch vụ, nhà ga sân bay, sân gôn, khu du lịch sinh thái; đồng thời thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, 3.721,57 ha đất lúa đã được chuyển sang đất trồng cây hàng năm, cây lâu năm và nuôi trồng thuỷ sản. Đất chưa sử dụng giảm 1.484,36 ha đã được cải tạo đưa vào sử dụng có hiệu quả, diện tích đất này chủ yếu là đất bằng chưa sử dụng chuyển sang đất trồng lúa, trồng cây hàng năm, cây lâu năm, nuôi trồng thuỷ sản, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất có mục đích công cộng, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng; đất đồi núi chưa sử dụng và đất núi đá không có rừng cây được cải tạo chuyển sang đất rừng sản xuất và rừng đặc dụng. [24]

2.2.2. Tình hình sử dụng và quản lý đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội

ính đến năm 2011, Hà Nội có tổng diện tích tự nhiên là 332.888,99 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 188.601,07ha (chiếm 56,66% tổng diện tích); đất phi nông nghiệp là 134.947,41ha (chiếm 40,54% tổng diện tích) và diện tích đất chưa sử dụng là 9.340,51ha (chiếm 2,8% tổng diện tích). ình hình quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội được thể hiện qua các nội dung: [24]

1 - Công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ chức thực hiện các văn bản đã ban hành:

hành phố đã ban hành các văn bản để quản lý việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, giá đất, các văn bản về bồi thường giải phóng mặt bằng, về quản lý các dự án nhà ở, về thanh lý nhà thuộc sở hữu Nhà nước,... và các

51

văn bản khác giúp tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý đất đai được ngày càng hiệu quả hơn. Nhìn chung công tác ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và đang triển khai thực hiện khá nghiêm túc trên địa bàn toàn hành phố.

2 - Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.

UBND thành phố chỉ đạo các ngành chuyên môn và địa phương xác định cắm mốc địa giới hành chính đến từng xã, phường, thị trấn. ừ 01/8/2008, hành phố Hà Nội được mở rộng với 29 đơn vị hành chính cấp huyện (10 quận, 1 thị xã, 18 huyện) và 577 đơn vị hành chính cấp xã (154 phường, 401 xã và 22 thị trấn). Hồ sơ địa giới hành chính được lưu giữ ở các cấp. Đến nay, 100% các xã, phường, thị trấn và quận, huyện, thị xã đã có bản đồ hành chính.

3 - Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

Đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất đã được thực hiện ở 3 cấp: cấp xã, cấp huyện và cấp thành phố, tạo điều kiện cho việc quản lý đến từng thửa đất, bố trí quỹ đất thực hiện các nhiệm vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, nhằm đạt mục tiêu sử dụng đất ngày càng tiết kiệm và hiệu quả hơn. uy nhiên, ở nhiều xã, phường, thị trấn hệ thống bản đồ địa chính chưa chính quy, công tác xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất còn chưa sát với thực tế, thiếu tính khả thi ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý và sử dụng đất.

4 - Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được quan tâm và đi trước một bước, làm căn cứ cho việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định. au mở rộng Hà Nội, thành phố đã tiến hành thông kê, kiểm kê và xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001 - 2010, quy hoạch chung xây dựng thủ đô đến 2030, tầm nhìn đến 2050. Quy hoạch sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa bước đầu đã được quan tâm.

52

5 - Công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Công tác giao đất, cho thuê đất đã được thực hiện cải cách hành chính, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án phát triển đô thị, mỗi năm thành phố giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trung bình hơn 1.000ha. ình hình thực hiện kế hoạch giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất nhìn chung còn thấp (đạt khoảng 60%) so với chỉ tiêu kế hoạch đặt ra. Phần lớn các dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất được triển khai và sử dụng đất có hiệu quả. Một số dự án chưa triển khai được do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan, trong đó chủ yếu là do khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng. Mặt khác, tình trạng tự ý chuyển mục đích sử dụng đất diễn ra khá phổ biến, đặc biệt ở khu vực nông thôn (chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp), trong đó chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp thành đất xây dựng mồ mả, lăng mộ đang trở thành phong trào bất chấp các văn bản của cơ quan quản lý Nhà nước.

6 - Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Đây là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của hành phố nhằm quản lý đến từng thửa đất, từng chủ dụng đất, tạo điều kiện để người sử dụng đất thực hiện các quyền lợi và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. ính đến năm cuối 2008, tỷ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của thành phố đạt khoảng 80%, trong đó các quận, huyện cũ của Hà Nội có tỷ lệ cấp giấy đạt 95%, các quận, huyện, thị xã của Hà ây cũ, 4 xã của tỉnh Hòa Bình, Mê inh ( ĩnh Phúc) tỷ lệ cấp giấy còn thấp, điển hình huyện ng Hòa (Hà ây cũ) tỷ lệ cấp giấy chứng nhận đạt 52%.

ừ khi ban hành mẫu giấy chứng nhận mới (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất), tiến độ cấp giấy chưa được đẩy nhanh như kỳ vọng ban đầu do nhiều nguyên nhân: do lịch sử quản lý đất, do hệ thống phần mềm hỗ trợ trong cấp giấy và quản lý hồ sơ chưa đồng bộ, nhiều địa phương trình độ cán bộ còn hạn chế,…

7 - Công tác thống kê, kiểm kê đất đai

53

công tác thống kê và khai báo biến động. Số liệu thống kê, kiểm kê đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng đất là cơ sở để xây dựng quy hoạch, kế hoạch kế hoạch DĐ. Công tác thống kê ở nhiều địa phương còn mang tính hình thức, thực hiện thống kê chưa đúng với quy định, nhiều nơi thống kê sót, thống kê sai loại đất,…

ấn đề thống kê, kiểm kê đất nghĩa trang, nghĩa địa gặp nhiều khó khăn, nhiều khu chôn cất chưa có ranh giới rõ ràng với các mục đích sử dụng đất khác, mồ mả xây dựng không tập trung, xen lẫn trong các loại đất khác dẫn đến kết quả thống kê, kiểm kê còn thiếu chính xác và chưa phản ánh đúng thực tế.

8 - Công tác quản lý tài chính về đất đai, giải phóng mặt bằng

Hàng năm, UBND thành phố đều tiến hành điều tra giá đất, xây dựng bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố làm cơ sở cho việc tính tiền sử dụng đất, tiền cho thuê đất, tiền chuyển mục đích sử dụng đất, tiền bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất,… Bảng giá đất do thành phố ban hành ngày càng sát hơn với giá thị trường, tăng thu cho ngân sách Nhà nước và hỗ trợ việc quản lý đất ngày càng hiệu quả hơn.

Các khó khăn về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất cơ bản đã được giải quyết sau khi Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội được ban hành. uy nhiên, vấn đề tâm linh, di chuyển mồ mả nằm trong quy hoạch các dự án vẫn luôn là vấn đề nhức nhối và khó dung hòa bằng biện pháp tài chính.

9 - Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản.

hị trường quyền sử dụng đất của Hà Nội được đánh là thị trường khá trẻ, có nhiều tiềm năng phát triển, tuy nhiên thị trường thiếu minh bạch và xu hướng đám đông của những nhà đầu tư không chuyên nghiệp là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng thị trường bất động sản nói chung và thị trường quyền sử

54

dụng đất Hà Nội nói riêng phát triển lúc nóng lúc lạnh, thiếu kiểm soát.

10 - Quản lý, giám sat việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

rước đây, công tác quản lý giám sát thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất chưa được quan tâm đúng mức; kết quả thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai chưa cao. Hiện nay, thành phố đã quan tâm bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất ngày càng tốt hơn.

11 - hanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm luật về đất đai

UBND hành phố đã chỉ đạo ở ài nguyên và Môi trường, hanh tra hành phố, các ở ngành và UBND các quận, huyện và thành phố trực thuộc tổ chức nhiều đợt thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất. ừ năm 2009 đến 2012, UBND hành phố đã thanh tra 882 tổ chức sử dụng đất có dấu hiệu vi phạm pháp luật, thu hồi đất tại 45 dự án với diện tích 828 ha. ở ài nguyên và Môi trường đang phối hợp với ở ế hoạch và đầu tư, ở Quy hoạch kiến trúc tiếp tục rà soát và có thông báo đến các chủ đầu tư yêu cầu báo cáo giải trình tiến độ thực hiện và các vướng mắc cụ thể để phân loại, báo cáo UBND hành phố đề xuất xử lý; phối hợp với UBND các quận, huyện, thành phố trực thuộc lập hồ sơ, trình UBND hành phố thu hồi theo quy định của pháp luật.

12 - Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý sử dụng đất đai

iệc giải quyết khiếu nại tố cáo về đất đai được các cấp các ngành tích cực giải quyết. Đến nay các đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền đã được xem xét giải quyết dứt điểm không để tồn đọng. Ngoài việc giải quyết đơn thư thuộc thẩm quyền, thanh tra ở và phòng ài nguyên và Môi trường cấp huyện đã phối hợp với các địa phương giải quyết đơn khiếu nại có nội dung phức tạp, tạo sự thống nhất ngay từ cơ sở, hạn chế đơn thư gửi vượt cấp.

13 - Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai

ở N&M thành phố Hà Nội đã có văn phòng đăng ký đất đai; thực hiện cơ chế "một cửa" ở ở và các huyện; công khai các thủ tục về nhà đất, ứng dụng công

55

nghệ thông tin vào quản lý đăng ký, thế chấp, bảo lãnh quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

Đánh giá chung tình hình quản lý đất đai

– Công tác quản lý đất đai trên địa bàn hành phố đã từng bước đi vào nề nếp, thực hiện đồng bộ các nội dung quản lý Nhà nước theo quy định của uật Đất đai năm 2003. Hệ thống pháp luật đất đai cũng dần dần hoàn thiện, tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý Nhà nước về đất đai ngày càng thống nhất và hiệu quả. hành phố đã ban hành nhiều văn bản pháp quy dưới hình thức chỉ thị, kế hoạch, quyết định, quy định… trong công tác quản lý đất đai; đã giải quyết, tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách, cải cách một bước về thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai.

– Công tác giao đất, cho thuê đất đã được triển khai theo đúng pháp luật, đáp ứng được yêu cầu thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố. Các đối tượng được giao, được thuê đã sử dụng, khai thác có hiệu quả quỹ đất, tình trạng lấn chiếm đất đai ít xảy ra. hực tế việc thực hiện đăng ký kế hoạch sử dụng đất của các doanh nghiệp quý III hàng năm theo uật Đất đai nhiều khi không đảm bảo điều kiện để được giao đất, cho thuê đất. Cơ chế chính sách còn bất cập, thiếu đồng bộ và ổn định tạo nên những khó khăn trong quá trình DĐ.

– Hệ thống hồ sơ địa chính được lưu trữ qua các thời kỳ không đầy đủ và thiếu đồng bộ, quá trình cập nhật biến động sử dụng đất không kịp thời, gây khó khăn cho chính quyền địa phương khi xác định nguồn gốc đất và quá trình sử dụng đất để làm cơ sở lập phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng. rình độ quản lý cũng như số lượng cán bộ địa chính ở địa phương chưa tương xứng với yêu cầu về chất lượng, khối lượng công việc được giao.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả chính sách giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức kinh tế có yếu tố nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)