Đợt 4 Vây lại Tà Cơn, đánh địch rút chạy (từ ngày 8-5 đến 15 7-1968)

Một phần của tài liệu Chiến dịch Đường số 9 - Khe Sanh Xuân - Hè 1968 (Trang 62)

1 Trong cuộc đổ quân này, địch đã huy động 32 chiếc máy bay lên thẳng để chở quân.

2.4.Đợt 4 Vây lại Tà Cơn, đánh địch rút chạy (từ ngày 8-5 đến 15 7-1968)

7-1968)

Sau khi thay quân giữ Khe Sanh, địch vẫn gặp phải nhiều vấn đề khó khăn: mặc dù đã thực hiện đẩy lực lượng ta ra xa nhưng vẫn bị ta bám đánh liên tục, lực lượng địch bị tiêu hao; pháo binh ta vẫn tiếp tục nã đạn vào sân bay Tà Cơn khiến việc cung cấp tiếp tế cho số quân lớn của địch ở Khe Sanh gặp rất nhiều hạn chế. Trong khi đó, quân ta sau nhiều ngày chiến đấu nên sức khoẻ giảm sút, bị thương vong nhiều; lực lượng của ta chiến đấu ở Khe Sanh lúc này tương đối mỏng: lực lượng bộ binh chỉ còn có Tiểu đoàn 8 độc lập đánh địch ở Cà Lu - Rào Quán; Trung đoàn 66 Sư đoàn 304 đánh địch ở phía tây và tây bắc Tà Cơn; Trung đoàn 9 Sư đoàn 304 đánh địch ở phía nam Tà Cơn1. Bước sang tháng 5, toàn miền Nam tiếp tục mở đợt 2 tổng tiến công và nổi dậy. Nhằm phối hợp chặt chẽ hơn nữa với chiến trường toàn miền, Bộ Tư lệnh chiến dịch Đường số 9 - Khe Sanh đề ra chủ trương: tích cực tiến công tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, nhanh chóng khôi phục lại thế vây lấn Tà Cơn, uy hiếp địch mạnh hơn nữa, buộc chúng phải đưa quân lên giải toả lần thứ 2, thu hút thêm lực lượng địch ra Đường só 9 để phối hợp với Thừa Thiên - Huế hoặc bức địch rút khỏi Khe Sanh để ta diệt chúng ở ngoài công sự. Phương hướng chung đề ra là: hoạt động nhỏ, tiêu diệt gọn; đánh liên tục nhưng có trọng điểm; giữ vững chủ động, vừa đánh vừa củng cố để chuyển sang đánh lớn khi có thời cơ.

Để tăng cường lực lượng cho mặt trận Khe Sanh, ngày 10-3-1968, Bộ Tổng Tư lệnh đã quyết định điều Sư đoàn 308 vào chiến đấu tại chiến trường Trị - Thiên, Huế. Đầu tháng 5-1968, các đơn vị của Sư đoàn đã lần lượt tập kết tại phía bờ tây sông Sê Pôn, cách mặt trận Khe Sanh 15 - 20km (thiếu Trung đoàn 362) với mệnh lệnh "sẵn sàng cùng các đơn vị bạn tiến công quân Mỹ ở Khe Sanh".

Ngày 9-5, đồng chí Đỗ Trình thay mặt Đảng uỷ và Bộ Tư lệnh chiến dịch giao nhiệm vụ cho Sư đoàn 308 như sau: "Sư đoàn 308 phải cắt đứt Đường số 9 từ Rào Quán đến Ku Bốc, đẩy Khe Sanh trở lại tình trạng bị cô lập đường bộ, buộc địch phải ra giải toả, tạo thời cơ cho ta tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch ngoài công sự; uy hiếp địch ở Tà Cơn, buộc chúng phải rút lực lượng ở nơi khác tăng cường cho Tà Cơn, giam chân địch càng đông, càng lâu càng tốt, phối hợp với đợt 2 tiến công và nổi dậy trong toàn miền. Phương châm đánh địch ngoài công sự là chủ yếu, kết hợp đánh nhỏ, đánh vừa, tạo điều kiện đánh lớn" [41, tr. 198].

Trong khi Sư đoàn 308 làm công tác chuẩn bị tổ chức nắm địch, trinh sát thực địa, xây dựng phương án tác chiến, học tập kinh nghiệm... thì các đơn vị đang có mặt tại mặt trận Khe Sanh trước đó vẫn kiên trì khắc phục khó khăn đánh địch.

Do có sự chỉ đạo kịp thời, bám sát tình hình địch và xây dựng kế hoạch tác chiến đúng nên trong những ngày đầu tháng 5-1968, quân ta đã đánh nhiều trận với hiệu suất khá cao. Ngày 4-5, sau khi phát hiện địch co cụm ở điểm cao 552, ta tiến hành vận động tập kích, tiêu diệt phần lớn 3 đại đội Mỹ (có 2 đại đội kỵ binh không vận và 1 đại đội thuỷ quân lục chiến), phá huỷ 4 khẩu pháo 105 mm và 9 khẩu 106,7mm. Tại phía bắc và tây bắc Tà Cơn, quân ta tổ chức bao vây, kiềm chế các điểm cao 832 và 689. Ở phía đông nam, quân ta tiến hành vây hãm quân địch đang đóng tại Làng Khoai, buộc địch

1

Trung đoàn 24 lúc này được lệnh lùi về phía sau củng cố.

2

phải tổ chức lực lượng phản kích. Ta diệt gần 200 tên, bắn rơi 3 máy bay lên thẳng. Trên Đường số 9, trong 2 ngày 14 và 15-5, ta đã đánh một số trận tập kích tại khu vực phía nam Làng Khoai, diệt 310 tên địch, phá huỷ một số xe vận tải. Ngày 19-5, một đơn vị của Sư đoàn 304 tiến hành phục kích một căn cứ ngoại vi Tà Cơn, diệt gọn 1 đại đội và 3 xe tăng của địch khi chúng tiến hành sục sạo ra phía tây. Phát hiện lực lượng ta, địch dùng hai tiểu đoàn lính thuỷ đánh bộ đánh ra tây nam Động Ché Riêng nhằm thăm dò và đẩy lực lượng ta ra xa. Tuy nhiên, sau 3 ngày, địch lại rút quân về cố thủ tại Tà Cơn.

Thượng tuần tháng 5, thế trận vây lấn Tà Cơn của quân ta lại được khôi phục, ta liên tục bắn vào Tà Cơn, gây cho địch nhiều thiệt hại. Địch không tổ chức các cuộc hành quân sục sạo nhiều như trước nữa mà đưa quân về chốt giữ Tà Cơn và các điểm cao để cố thủ, tăng cường sử dụng pháo binh, máy bay ném bom vào các trận địa của ta. Trước tình hình địch cố thủ trong căn cứ, Bộ Tổng Tư lệnh đã yêu cầu Bộ Tư lệnh chiến dịch Đường số 9 - Khe Sanh phải tăng cường đánh nhỏ, đánh vừa, đánh bằng mọi cách để kéo địch ra mà tiêu diệt, phối hợp chặt chẽ với chiến trường toàn miền. Bộ Tư lệnh chiến dịch đã chọn Làng Cát1

làm điểm "châm ngòi" thực hiện cắt tiếp tế đường bộ, bức địch phải giải toả. Trung đoàn bộ binh 102 Sư đoàn 308 được giao nhiệm vụ tiêu diệt địch và chiếm điểm cao Làng Cát. Qua 2 ngày chuẩn bị, vào lúc 3 giờ 12 phút ngày 28-5, Tiểu đoàn 8 Trung đoàn 102, do Tiểu đoàn trưởng Phạm Duy Tân chỉ huy, nổ súng tiến công Làng Cát. Trận đánh diễn ra hết sức ác liệt. Địch dùng pháo sáng bắn ra các hướng có quân ta tiến công, pháo binh địch từ các căn cứ Ku Bốc, Làng Khoai, Tà Cơn bắn phá dữ dội hỗ trợ cho lực lượng tại chỗ nhằm đẩy lùi cuộc tiến công của ta. Quân ta chiếm được một số trận địa, tiêu diệt một bộ phận lực lượng địch. Đến rạng sáng ngày 28-5, địch điều gấp 2 đại đội Mỹ từ căn cứ Tà Cơn, được máy bay, pháo binh yểm trợ, tiến về Làng Cát, dự định cùng quân địch ở đây đẩy lực

Một phần của tài liệu Chiến dịch Đường số 9 - Khe Sanh Xuân - Hè 1968 (Trang 62)