Đây là chiến dịch có thời gian kéo dài nhất tính đến năm 968 của Quân đội nhân dân Việt Nam Nếu tính trong cả 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc (945 975) thì chiến dịch Đường số 9

Một phần của tài liệu Chiến dịch Đường số 9 - Khe Sanh Xuân - Hè 1968 (Trang 69 - 71)

Khe Sanh có thời gian diễn ra dài thứ 4 sau chiến dịch Nguyễn Huệ (1-4-1972 đến 19-1-1973), chiến dịch phòng ngự Quảng Trị (28-6-1972 đến 31-1-1973), chiến dịch Toàn thắng (25-10-1969 đến 25-4-1970).

2

Hiện nay, có nhiều số liệu đưa ra có sự khác nhau về tổn thất của cả 2 bên trong chiến dịch này.

3

Theo con số thống kê của nhà sử học Mỹ Prados, chỉ tính riêng khu vực Khe Sanh thì số quân Mỹ bị chết là 1.000 người, 4.500 người bị thương và ông đã kết luận rằng "đây là một chiến dịch mà Mỹ phải trả giá rất đắt bằng máu" [79, tr. 516].

4

Đại tướng Văn Tiến Dũng cho biết vào thời kỳ đỉnh cao của chiến dịch, mặt trận Đường số 9 đã giam chân một nửa lực lượng của Mỹ (17/33 lữ đoàn) [22, tr.200].

tổn thất lớn: hàng ngàn chiến sĩ đã hy sinh1, 4.394 cán bộ chiến sĩ bị thương nặng [69, tr. 64]. Các cơ quan chức năng của Mỹ báo cáo lên Tổng thống Johnson rằng: Cộng sản đã bị thiệt hại khoảng 10.000 - 15.000 người [73, tr. 259].

* Thành công và hạn chế của chiến dịch Đường số 9 - Khe Sanh

Nhìn chung, trong chiến dịch Đường số 9 - Khe Sanh Xuân - Hè 1968, ta đã phân tích đúng, nắm chắc tình hình, phán đoán đúng âm mưu và hành động của địch, trên cơ sở đó đề ra quyết tâm đúng; thực hiện linh hoạt các hình thức chiến thuật (phục kích, tập kích...); chỉ đạo chiến thuật chặt chẽ tiêu diệt được nhiều sinh lực địch. Cán bộ, chiến sĩ toàn mặt trận luôn nêu cao quyết tâm chiến đấu, chịu đựng nhiều hy sinh, gian khổ vẫn quyết tâm bám đánh địch. Tuy nhiên, trong chiến dịch này, ta chưa kéo được một lực lượng lớn quân địch ra Đường số 9 sớm theo yêu cầu trước giờ nổ súng Tổng tiến công và nổi dậy toàn miền Nam, chưa tiêu diệt được thật nhiều sinh lực địch, chưa có trận nào tiêu diệt gọn được tiểu đoàn Mỹ (kế hoạch đề ra ban đầu là tiêu diệt 2 - 3 vạn địch, trong đó diệt gọn 5 - 7 tiểu đoàn Mỹ, 2 - 3 tiểu đoàn nguỵ). Hạn chế đó là do nhiều nguyên nhân. Về khách quan, đối tượng tác chiến chủ yếu của quân ta là quân tinh nhuệ Mỹ được chi viện rất lớn về hoả lực; mặt khác địch lại có sự cơ động cao (chủ yếu bằng máy bay) thường xuyên di chuyển vị trí nên ta khó phát hiện và tiếp cận. Về chủ quan, ta không tập trung được lực lượng vào hướng chủ yếu2, mục tiêu chủ yếu; trong quá trình chiến đấu nhiều đơn vị lại được lệnh chuyển đi chiến đấu ở các chiến trường khác nên ta không có lực lượng cơ động đủ mạnh để đánh gọn các tiểu đoàn địch ứng cứu giải toả; một số cán bộ, chỉ huy các đơn vị tham gia chiến

1

Trong năm 1968, bộ đội ta hy sinh tại chiến trường Đường 9 là 3.994 người (Nguồn Cục Tác chiến, số 124/Tgi, hồ sơ 1103, ngày 14-2-1969). Có thể nói, phần lớn số cán bộ, chiến sĩ hy sinh này là trong chiến dịch Đường số 9 - Khe Sanh.

2 Thực tế, ta đã xác định hướng Tây là hướng chủ yếu (tức là hướng cần có quân số chiến đấu cao hơn), hướng Đông là hướng quan trọng. Tuy nhiên, ngay từ đầu, ta lại bố trí lực lượng trên cả hai hướng là tương hướng Đông là hướng quan trọng. Tuy nhiên, ngay từ đầu, ta lại bố trí lực lượng trên cả hai hướng là tương đương nhau.

đấu không kiên quyết tập trung lực lượng để đánh dứt điểm1

... Tuy nhiên, những hạn chế đó không thể che lấp, làm mờ đi ý nghĩa thắng lợi vô cùng to lớn của chiến dịch lịch sử này, đúng như Đại tướng Hoàng Văn Thái đã nói: "chúng ta phải gắn tác dụng của chiến dịch Đường số 9 - Khe Sanh trong tổng thể cuộc tiến công chiến lược vào các đô thị - trung tâm đầu não phía trong của địch - với đòn tiến công của chủ lực ta ở vòng ngoài trên chiến trường rừng núi được lựa chọn sẵn (Đường số 9 - Khe Sanh, Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ) mới thấy hết ý nghĩa thắng lợi của nó" [7, tr. 75].

3.2. Ý nghĩa lịch sử

Chiến dịch Đường số 9 - Khe Sanh thắng lợi có một ý nghĩa lịch sử hết sức to lớn, không chỉ trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, mà còn trong cả cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nói chung.

Trước hết, nó là đòn nghi binh chiến lược cho cuộc tiến công của quân và dân ta vào hầu khắp các thành phố trên toàn miền Nam. Ngược dòng thời gian, vào những tháng cuối của năm 1967, khi phát hiện sự di chuyển của quân ta xung quanh căn cứ Khe Sanh, tướng Oét-mo-len đã dự báo về một cuộc tiến công lớn của Việt cộng tại đây. Trung tuần tháng 12-1967, Tổng thống Mỹ Giôn-xơn (Lyndon B. Johnson) cử tướng Uy-lơ (Wheeler) - Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ sang miền Nam Việt Nam để nắm bắt tình hình thực tế chiến trường. Trong buổi gặp với tướng Uy-lơ vào ngày 15-12-1967, Oét-mo-len khẳng định: "mục tiêu chủ yếu của Cộng sản là đánh chiếm Khe Sanh, biến Khe Sanh thành một Điện Biên Phủ thứ hai" [35, tr. 21]. Do đó, mà ông đã ra lệnh củng cố căn cứ quân sự này. Và thậm chí, ông còn muốn đánh một trận quyết định với Cộng sản ở Khe Sanh, một trận

Một phần của tài liệu Chiến dịch Đường số 9 - Khe Sanh Xuân - Hè 1968 (Trang 69 - 71)