Công tác đảm bảo hậu cầ n kỹ thuật

Một phần của tài liệu Chiến dịch Đường số 9 - Khe Sanh Xuân - Hè 1968 (Trang 32 - 35)

2 Đây là đơn vị pháo dự bị chiến lược của Bộ Tổng Tư lệnh.

1.4.Công tác đảm bảo hậu cầ n kỹ thuật

Đến tháng 10-1967, trong kế hoạch tác chiến chiến lược của ta vẫn coi chiến trường Đường số 9 - bắc Quảng Trị (B5) là một hướng trọng điểm và vẫn có chủ trương "đánh lớn" ở đây. Đến ngày 6-12-1967, Bộ Tư lệnh chiến dịch Đường số 9 - Khe Sanh mới được thành lập, nhưng trên thực tế từ tháng 10-1967, lực lượng B5 và lực lượng của Bộ đã chuẩn bị một bước cho chiến dịch như làm đường, tổ chức các kho dự trữ... Đến tháng 12-1967, công tác làm đường và hàng chi viện cho chiến dịch tiếp tục được đẩy lên mạnh mẽ. Trung tuần tháng 1-1968, giữa lúc các mặt công tác đảm bảo hậu cần đang được đẩy mạnh, thì Bộ điều chỉnh thời gian nổ súng chiến dịch Đường số 9 - Khe Sanh2. Vì vậy, công tác đảm bảo hậu cần cho chiến dịch vốn đã ít thời gian, nay thời gian lại bị rút ngắn lại là một khó khăn rất lớn. Mặc dù vậy, các đơn vị đảm bảo vẫn ngày đêm khẩn trương đưa hàng hoá vào chiến trường

1

Việc đưa xe tăng của ta lần đầu tiên vào chiến đấu tại chiến trường miền Nam là một quá trình hành quân rất vất vả, khó khăn, nhất là phải đảm bảo bí mật không để địch phát hiện, đi qua một chặng đường rất dài. Đến ngày 21-12-1968, Đại đội tăng 3 đã vượt qua quãng đường 931 km, đến vị trí tập kết tại Nam Khang trên Đường số 9. Đại đội tăng 9 đã vượt qua chặng đường dài 1.350km, đến Bắc Bạc 50 km thì được lệnh quay lại về tập kết tại Ha-xinh Ta-xinh ở phía nam Đường 9 [37, tr.51].

2

Lúc đầu dự định nổ súng là cuối tháng 2-1968, nay Bộ quy định thời gian nổ súng của chiến dịch là từ 20-1 đến cuối tháng 1-1968. Bộ Tư lệnh chiến dịch Đường số 9 - Khe Sanh quyết định chọn thời gian nổ súng là ngày 20-1-1968 (tức là trước Tết Mậu Thân 10 ngày).

với tiến độ nhanh nhất, nhiều nhất nhằm đảm bảo đủ số lượng phục vụ chiến đấu.

Lực lượng công binh phục vụ chiến dịch có sự phối hợp, giúp đỡ của lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương đã nhanh chóng sửa chữa và làm mới hàng trăm km đường1. Khi mở đường vào gần khu vực tác chiến, công binh ta không dùng mìn và máy móc để phát ra âm thanh. Các đoạn đường làm xong đều được nguỵ trang cẩn thận. Bên cạnh đó, lực lượng công binh còn khôn khéo tránh đụng độ với biệt kích, thám báo địch. Sở dĩ chiến dịch nổ súng đúng thời gian quy định là có công sức rất lớn của lực lượng tham gia mở đường.

Nhờ công tác mở đường tốt nên hàng hoá phục vụ chiến đấu cũng vì thế mà được đưa vào ngày một nhiều hơn. Tính đến trước ngày nổ súng (20- 1-1968), hậu cần chiến dịch đã chuyển lên được cho cả chiến dịch là 7.624 tấn vật chất (vũ khí, lương thực,...) bằng 28,5 % so với tổng nhu cầu. Riêng hướng Tây (Khe Sanh), khối lượng hàng hoá được bàn giao nhiều gấp 2 lần Trị - Thiên, gấp 2,5 lần Khu 5 và gấp 24,5 lần so với Nam Bộ [69, tr. 77]. Trong quá trình diễn biến, hậu cần chiến dịch tiếp tục vượt mọi khó khăn để đảm bảo chi viện vật chất chiến đấu2. Chiến dịch Đường số 9 - Khe Sanh đã chiếm khoảng 44% tổng khối lượng hàng vận chuyển cho các chiến trường miền Nam và hai nước bạn Lào, Campuchia trong mùa khô 1967 - 1968 [54, tr.70].

Như vậy, trải qua hơn 2 năm tiến hành chiến lược "chiến tranh cục bộ", Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã không thực hiện được mục tiêu đề ra lúc đầu là nhanh chóng giành thắng lợi, sớm kết thúc cuộc chiến tranh ở Việt Nam để

1

Riêng huyện Hướng Hoá ở hướng Tây, chính quyền cách mạng địa phương đã động viên được gần 3.000 người, trong đó có 500 phụ nữ trực tiếp phục vụ chiến dịch từ 3 đến 6 tháng. Một số chị em đã thoát ly địa phương bổ sung cho các chiến trường thuộc hệ thống giao liên vận chuyển Bắc - Nam. Nhân dân địa phương đã quyên góp, ủng hộ 200 tấn gạo, 2 triệu gốc sắn để góp phần nuôi bộ đội.

2

Chúng tôi cho rằng, công tác đảm bảo hậu cần chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh cần phải có những công trình chuyên khảo thật khoa học để thấy được tầm vóc và ý nghĩa to lớn của hậu cần chiến dịch này, đảm bảo cho chiến dịch thắng lợi. Trong khuôn khổ bài luận văn này, chúng tôi không có điều kiện để đề cập một cách chi tiết, cụ thể về vấn đề này.

rút quân viễn chinh về nước. Nắm bắt thời cơ, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương đã quyết định mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 nhằm buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, tạo nên một bước ngoặt cho sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta. Mục tiêu của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 là đánh vào hệ thống các đô thị của địch trên toàn miền Nam, đánh vào các cơ quan đầu não của địch. Để tạo điều kiện cho cuộc tiến công của ta vào các đô thị, Bộ chỉ huy tối cao của ta chủ trương dùng một lực lượng chủ lực lớn mở chiến địch Đường số 9 - Khe Sanh nhằm thực hiện đòn nghi binh chiến lược, tạo sự tập trung đối phó của địch, thực hiện tiêu diệt, thu hút và giam chân một bộ phận quan trọng sinh lực địch. Về phía địch, chiến trường Đường 9 - bắc Quảng Trị là một địa bàn trọng điểm mà địch không thể bỏ. Mặt khác, do phán đoán sai ý đồ chiến lược của ta, phía Mỹ đã cho rằng mục tiêu chủ yếu của đối phương là quyết tâm làm một trận Điện Biên Phủ tại khu vực Đường 9 - bắc Quảng Trị (cụ thể là thung lũng Khe Sanh). Dựa và những ưu thế về vật chất (quân đông, hoả lực mạnh, sức cơ động nhanh,...), phía Mỹ cũng quyết tâm tiến hành một trận đánh quyết định ("một Điện Biên Phủ đảo ngược" như cách gọi của tướng Oét-mo-len) với ta ở đây. Đó là những nhân tố cơ bản dẫn đến một cuộc chiến khốc liệt kéo dài, với khối lượng bom đạn được sử dụng lớn nhất trong cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam.

Chương 2

Một phần của tài liệu Chiến dịch Đường số 9 - Khe Sanh Xuân - Hè 1968 (Trang 32 - 35)