Kế hoạch giải toả của địch và chủ trương của ta

Một phần của tài liệu Chiến dịch Đường số 9 - Khe Sanh Xuân - Hè 1968 (Trang 51 - 53)

DIỄN BIẾN CHIẾN DỊCH

2.3.1.Kế hoạch giải toả của địch và chủ trương của ta

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trong dịp Tết Mậu Thân 1968 của quân và dân ta đã làm chấn động nước Mỹ và thế giới. Chiến lược "chiến tranh cục bộ" của Mỹ đứng trước nguy cơ bị phá sản hoàn toàn, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh. Ngày 31-3-1968, Tổng thống Mỹ Giôn-xơn đọc bài diễn văn trực tiếp trên truyền hình, tuyên bố chấm dứt ném bom miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra, chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với ta và không ra tranh cử Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tiếp theo. Tuy nhiên, như Đảng ta đã nhận định:

Âm mưu cơ bản của Mỹ hiện nay là cố gắng dùng mọi cách ngăn cản ta đánh mạnh ở miền Nam, cố giữ cho tình hình miền Nam khỏi sụp đổ, nhất là giữ nguỵ quyền khỏi tan rã, rồi tìm một giải pháp trong danh dự. Nhưng âm mưu cơ bản của Mỹ vẫn không thay đổi, chúng vẫn bám lấy miền Nam. Chúng vẫn không chịu chấm dứt ném bom không điều kiện (...) vẫn tiếp tục các hành động chiến tranh khác ở khu vực đã tuyên bố là không ném bom. [27, tr. 210]

Nhằm tiếp tục đưa cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành những thắng lợi to lớn hơn, Trung ương Đảng đề ra "chủ trương tiến công địch về chính trị, phối hợp nhịp nhàng với tiến công địch trên chiến trường". [27, tr. 212]

Bước vào tháng 4-1968, cuộc tiến công vào hầu khắp các đô thị của ta đã lắng xuống để chuẩn bị cho một cuộc tiến công mới. Trước diễn biến của chiến trường toàn miền Nam và căn cứ vào hiệu lực đánh địch trên chiến trường Đường số 9 - Khe Sanh, Bộ Quốc phòng quyết định tách hướng Đông đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tổng Tư lệnh. Phạm vi của chiến dịch Đường số 9 - Khe Sanh giờ đây tập trung vào hướng Tây (Khe Sanh). Lực lượng ta ở hướng Tây lúc này có: Sư đoàn 304 (thiếu 1 tiểu đoàn - Tiểu đoàn 6 được bổ sung cho mặt trận Huế), Tiểu đoàn bộ binh 8 độc lập (đơn vị của Sư đoàn 325 để lại), 1 tiểu đoàn pháo binh 122mm, 1 trung đoàn pháo ĐKB

và 1 trung đoàn pháo cao xạ. Trải qua một thời gian dài chiến đấu trong điều kiện ác liệt, quân số ta cũng bị thương vong nhiều, sức khoẻ giảm sút, trong khi đó các đơn vị đều chưa có sự bổ sung quân số.

Về phía địch, sau khi chiếm lại các đô thị, khu vực đã bị ta chiếm trong Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân, trước sự nguy khốn của Khe Sanh, địch tập trung một lực lượng lớn nhằm tiến hành giải vây cho Tà Cơn. Bộ chỉ huy viện trợ quân sự Mỹ quyết định mở một cuộc hành quân nhằm khai thông lại Đường số 9, giải toả cho Khe Sanh. Lực lượng địch tham gia cuộc hành quân này gồm có Sư đoàn Kỵ binh bay số 1 Mỹ1; Chiến đoàn dù 3 quân đội Sài Gòn có 3 tiểu đoàn (mỗi tiểu đoàn khoảng 800 - 1.000 quân); 1 pháo đội (tương đương với 1 tiểu đoàn pháo binh). Tổng số lực lượng địch tham gia cuộc hành quân này là 17 tiểu đoàn (tính cả lực lượng quân đồn trú)2

. Quân địch ở Khe Sanh ra sức củng cố công sự, đưa nhiều phân đội biệt kích, thám báo ra lùng sục, thăm dò. Trên Đường số 9, địch tăng cường trinh sát. Không quân và pháo binh địch tăng cường đánh phá dọc hai bên Đường số 9 đoạn từ Tân Lâm đến Rào Quán; đồng thời, một bộ phận công binh địch tiến hành trinh sát, thăm dò và sửa chữa đường đoạn từ Cà Lu đi Hướng Hoá.

Trước những hoạt động trên đây của địch, Bộ Tư lệnh chiến dịch Đường số 9 - Khe Sanh đã họp nhận định: địch đang chuẩn bị cho một cuộc hành quân lớn lên Khe Sanh. Nhưng tính chất của cuộc hành quân này thì ta chưa rõ là tiến hành giải vây rồi rút bỏ Khe Sanh hay là chỉ tiến hành giải vây và thay quân. Bộ Tư lệnh chiến dịch cho rằng cả hai khả năng này đều có thể xảy ra. Tuy nhiên, cho dù tính chất của cuộc hành quân này như thế nào đi nữa thì đây cũng là một cơ hội rất thuận lợi cho ta tiêu diệt địch ngoài công

1 Đây là sư đoàn cơ động đường không đầu tiên, tinh nhuệ nhất của Quân đội Hoa Kỳ, được thành lập ngày 1-7-1965 theo sáng kiến của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mắc Na-ma-ra (McNamara), gồm 16.000 quân, hơn 1-7-1965 theo sáng kiến của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mắc Na-ma-ra (McNamara), gồm 16.000 quân, hơn 400 máy bay trực thăng, hơn 1.600 xe các loại, được Nhà Trắng và Lầu Năm góc xem là "niềm hi vọng lớn nhất của lục quân Mỹ". Sư đoàn này tham gia cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, gồm 9 tiểu đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn trinh sát đường không, 5 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn trực thăng rốckét, 3 tiểu đoàn trực thăng (có 11 đại đội trực thăng công kích, chi viện công kích).

2

Người Mỹ gọi cuộc hành quân của Sư đoàn Kỵ binh bay số 1 là cuộc hành quân PEGASUS, còn gọi là "Ngựa bay". Quân đội Sài Gòn gọi cuộc hành quân mà họ tham gia này là Lam Sơn 207.

sự. Để giành thắng lợi to lớn nhất, Bộ Tư lệnh chiến dịch hạ quyết tâm: động viên bộ đội, tận dụng mọi lực lượng hiện có, nắm vững thời cơ để tiêu diệt địch ngoài công sự. Kế hoạch chiến đấu được điều chỉnh như sau:

- Nhanh chóng điều gấp một bộ phận lực lượng ra chốt chặn tại những điểm dọc trên Đường số 9 (tập trung Tiểu đoàn 8 thiếu một đại đội tại phía tây Cà Lu). Nhiệm vụ của bộ phận này là tiến hành đánh chặn địch trên đường số 9, tiêu diệt, tiêu hao sinh lực địch, làm chậm bước tiến của chúng về Khe Sanh.

- Bộ phận vây lấn địch ở cụm cứ điểm Tà Cơn phải củng cố, giữ vững trận địa, lấn sâu về phía địch, tích cực đánh địch phản kích và khống chế chúng trong căn cứ, triệt để cô lập căn cứ Tà Cơn.

- Một bộ phận cơ động sẵn sàng đánh địch đổ bộ đường không xuống Tà Cơn hay đổ bộ xuống phía sau đội hình, trận địa vây lấn của ta, tiêu diệt càng nhiều càng tốt sinh lực địch.

Phương châm chỉ đạo: kết hợp đánh nhỏ, đánh vừa, hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng, binh chủng để tiêu diệt từng bộ phận, từng cuộc hành quân, từng mũi tiến công của địch. Phương pháp tiến công: vận dụng linh hoạt các hình thức vận động tiến công tiến hành đánh vào sườn, sau lưng, chia cắt đội hình địch không để chúng co cụm...; khi địch vừa đổ bộ xuống hay vừa đứng chân chưa vững phải tiến hành vận động tập kích.

Một phần của tài liệu Chiến dịch Đường số 9 - Khe Sanh Xuân - Hè 1968 (Trang 51 - 53)