tộc ta cũng như của mọi quốc gia trên thế giới. Làm sao sống chung với nó, tận dụng những mặt tích cực, và hạn chế đến mức thấp nhất, những tiêu cực do nó mang lại. Tình hình ấy đòi hỏi những người làm báo có tầm nhìn xa, thể hiện bằng những dự báo trung hạn và dài hạn. Trên cơ sở đó, xây dựng nhiều phương án hành động cho những tình huống khác nhau có thể xảy ra.
2.4.2. Tin quốc tế đối nội TTXVN với những thách thức trong xu thế hội nhập hội nhập
Thứ nhất, thông tin quốc tế đối nội đang đứng trước nhiều thách thức, thách thức từ sự mở rộng internet, từ phía các phương tiện thông tin đại chúng khác. TTXVN đã hết độc quyền về thông tin với sự mở cửa của đất nước, với sự phổ biến của mạng internet, với sự phát triển của thông tin điện tử, truyền hình. Các cơ quan thông tin đại chúng khác cũng có phân xã ở nước ngoài như báo Nhân dân, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam.
Các cơ quan báo chí khác hiện nay cũng mua tin của các hãng thông tấn lớn trên thế giới. Họ có một bộ máy làm tin quốc tế đối nội nhanh nhẹn, nhạy bén, có trình độ ngoại ngữ giỏi. Khi có một tin quốc tế quan trọng xuất hiện, họ sẽ dịch ngay và không mất nhiều thời gian cho khâu hiệu đính như tin của TTXVN (vì người làm tin TTX luôn đặt tính chính trị lên hàng đầu, là tin nguồn để cung cấp cho các báo).
Thứ hai, khả năng cạnh tranh thông tin của thông tin quốc tế đối nội của TTXVN ở một mặt nào đó chưa cao vì còn tồn tại cách làm việc hành chính, công chức.
Trong thời kỳ đất nước đã thực sự hội nhập, cuộc sống biến chuyển rất nhanh, rất gấp, kéo theo các sự kiện không ngừng diễn ra. Người làm báo là
người phải sống ở đầu nguồn tin tức, có nghĩa là phải nắm bắt trước sự kiện, xông vào sự kiện, theo đuổi sự kiện, phải lăn lộn với cuộc sống để tìm tòi, phát hiện ta những vấn đề ngay khi nó mới chỉ là mầm mống. Sẽ còn nhiều khách hàng sử dụng thông tin quốc tế đối nội của TTXVN nếu những thông tin ấy không nhanh, không chính xác, không hấp dẫn?
So với yêu cầu và nhiệm vụ, so với sự phát triển như vũ bão của đời sống xã hội nói chung và của thông tin quốc tế đối nội nói riêng thì hiệu quả, khả năng cạnh tranh thông tin của thông tin quốc tế đối nội của TTXVN ở một mặt nào đó chưa cao. Trong khi hầu hết đội ngũ phóng viên, biên tập viên nhanh nhạy, thì có đôi lúc, vẫn còn tồn tại cách làm việc hành chính, công chức trong hoạt động một số phóng viên, biên tập viên.
Ví dụ, Olimpíc Bắc Kinh 2008 là một sự kiện thể thao lớn của thế giới, 4 năm mới diễn ra một lần. TTXVN có cả một phân xã với biên chế 3 người tại Bắc Kinh, Trung Quốc và cử thêm 2 phóng viên từ trong nước sang tác nghiệp. Với đội ngũ có nhiều kinh nghiệm, am hiểu về Trung Quốc như vậy, lẽ ra TTXVN phải có được những thông tin sớm nhất, hay nhất về những sự kiện cơ bản diễn ra tại Ôlimpíc. Nhưng thực tế thì có những thông tin mà biên tập viên ở nhà lấy lại của Tân Hoa Xã và các hãng tin khác lại nhanh hơn thông tin do các phóng viên của TTXVN bên Trung Quốc gửi về. Nghĩa là quá trình tác nghiệp theo phương thức phóng viên ở đây có vấn đề. Cũng xung quanh sự kiện Ôlimpíc Bắc Kinh 2008: Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đến Bắc Kinh dự lễ khai mạc Ôlimpíc, Chủ tịch có cuộc gặp với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Hồ Cẩm Đào; vậy mà, phóng viên TTXVN không vào được để đưa tin về cuộc gặp này. ở sự kiện này, TTXVN phải phối kết hợp với Đài Truyền hình Việt Nam để đưa tin. Tin vẫn kịp phục vụ các
báo ra ngày hôm sau, nhưng ở đây có sự trục trặc khá lớn về phương thức làm việc của phóng viên. Lẽ ra, khi có lịch về cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo cao cấp Việt Nam và Trung Quốc, phóng viên tại phân xã Bắc Kinh phải liên hệ với phía Trung Quốc, phối hợp với phóng viên ở trong nước đi theo đoàn để viết và đưa tin về tất cả các sự kiện trong chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Sự cộng tác, liên hệ giữa phóng viên phân xã nước ngoài và phóng viên đi theo lãnh đạo Đảng Nhà nước là rời rạc, làm ảnh hưởng chung đến chất lượng thông tin.
Vì thế, chuyên mục Ôlimpích Bắc Kinh 2008 phát mạng trên trang web của TTXVN với tên miền www.vnanet.vn/ trong suốt thời gian diễn ra ôlimpích chỉ thu được 10 triệu đồng, một con số quá nhỏ so với tiềm năng của TTXVN. Đành rằng, trong thời đại này, các báo có thể lấy thông tin từ rát nhiều nguồn và họ có thể tự dịch theo các nguồn tin nước ngoài, nhưng nếu tin của TTXVN nhanh nhạy và hấp dẫn, họ vẫn cứ sẽ sử dụng tin của TTXVN, bởi vì đó là nguồn tin tin cậy nhất, chính thống nhất.
Thứ ba, phóng viên Việt Nam ở nước ngoài còn khai thác thông tin chủ yếu trên các báo chí địa phương, chưa khai thác triệt để nguồn tạp chí lớn, có uy tín, mới chỉ khai thác báo ngày.
Phóng viên Việt Nam ở nước ngoài còn khai thác thông tin chủ yếu trên các báo chí địa phương nên tin tức chỉ mang tính từng sự kiện riêng lẻ, ít có những tin tổng hợp, xâu chuỗi nhiều sự kiện của cùng một vấn đề đẻ người đọc có một nhận thức đầy đủ. Phóng viên thường trú của các hãng thông tấn nước khác cũng có tới 80-90% là khai thác qua báo chí địa phương nhưng họ biết tập hợp lại, xâu chuỗi các sự kiện, phân tích theo quan điểm của họ nên thông tin của họ vẫn được chú ý và có nhiều ý mới. Không ít phóng viên nước
ngoài của Việt Nam không chuyển hóa được những thông tin thu thập được ở địa bàn mình công tác thành tin của mình mà chỉ đơn thuần là dịch rồi chuyển về trong nước. Tuy cơ quan Tổng xã vẫn rất cần những bài phân tích thể hiện quan điểm của nước sở tại về các sự kiện quốc tế và đòi hỏi phóng viên phải dịch chính xác để chuyển về, nhưng với những thông tin bình thường hàng ngày, phóng viên cần nắm tình hình và viết lại theo đúng nghĩa là tin của phóng viên tại chỗ và ngay cả những bài phân tích thể hiện quan điểm của nước sở tại, phóng viên cũng cần chọn lọc và tóm lược những điểm chính yếu nhất. Đây chính là thể hiện trình độ nghiệp vụ và bản lĩnh của phóng viên.
Thứ tư, cách chọn sự kiện còn mang tư duy đưa cái ta cần chức chưa phải là bạn đọc cần.
Nhiều sự kiện báo chí nước ngoài nói đến nhiều, bạn đọc quan tâm nhưng tin quốc tế đối nội lại lảng tránh hoặc thông tin không đầy đủ, do đó không làm thỏa mãn nhu cầu của bạn đọc. Còn rất ít tin về mảng tin văn hoá, xã hội.
Thứ năm, một trong những nguyên nhân khiến thông tin quốc tế đối nội còn kém hấp dẫn là do khuôn mẫu cũ, chật hẹp: Nhiều tin, bài khô khan, cứng nhắc, hình thức thông tin còn đơn điệu, chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của xã hội, của người đọc. Nghiệp vụ của phóng viên, biên tập viên trong nhiều trường hợp không nhuần nhuyễn.
Ranh giới giữa thông tin quốc tế tham khảo và thông tin phổ biến ngày càng mờ nhạt. Những vấn đề chỉ thuần tuý tham khảo ngày càng thu hẹp. Có thể nói, nhờ “cơ chế” thông tin tham khảo của TTXVN vẫn có khách hàng nhưng phải làm sao để thông tin tham khảo thật sự quý báu cho mục đích tham khảo. Hiện nay, nhiều sự kiện và vấn đề vừa được đưa tin tham khảo,
vừa được đưa tin phổ biến, có nhiều lúc thông tin phổ biến còn nhanh hơn. Những người làm tin quốc tế đối nội cần nâng cao tính cạnh tranh của tin quốc tế phổ biến. Nếu dỡ bỏ được nhiều quy chế bất thành văn, nhiều khuôn mẫu đã quá cũ thì tin phổ biến sẽ sinh động hơn, nhanh hơn. Tháng 10/2007, kỳ họp thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 17, ông Hồ Cẩm Đào sẽ được bầu lại làm Tổng Bí thư, kiêm Chủ tịch Hội đồng Quân ủy Trung ương là chắc chắn, ai cũng biết. Tin quốc tế phổ biến về sự kiện đó có thể dự đoán việc bầu chọn nhân sự. Như thế tin sẽ hấp dẫn, giàu thông tin hơn. Trên thực tế, các báo khác đã thông tin như vậy. Nhưng trong trường hợp này, tin thông tấn bị ràng buộc bởi những quy định bất thành văn.
Thứ sáu, vấn đề nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực làm tin quốc tế đối nội khá hùng hậu nhưng vẫn còn có điểm yếu: một số chưa được đào tạo, bồi dưỡng đầy đủ kỹ năng, nghiệp vụ báo chí, còn khó khăn khi thực thi một số thể tài báo chí. Thêm vào đó là sự mất cân đối giữa nam, nữ, tuổi tác, các thứ tiếng.
Sự thông hiểu, làm tốt một công việc cụ thể cũng có hai mặt. Khi phóng viên làm tin tham khảo quen rồi, đưa sang làm tin phổ biến là sẽ lúng túng. Và ngược lại, có người làm tin phổ biến quen, khi làm tin tham khảo là rất khó. Có người chuyển công tác phải mất một thời gian mới quen; cũng có người không thể nào quen với công việc khác. Vì thế, đã có những trường hợp phóng viên đi thường trú nhưng chỉ quen với mảng tin mà mình hay làm khi còn ở trong nước. Thực tế, nhiều phóng viên thường trú trong một nhiệm kỳ ít có tin, bài tự viết, chỉ làm công tác dịch là chính. Trong khi đó yêu cầu đối với phóng viên nước ngoài là phải đa năng, viết được nhiều thể loại tin, bài….
Thứ bảy, trong thời kỳ hội nhập diễn ra sự cạnh tranh ngày càng lớn với các hãng tin trên thế giới như AFP, AP, Reuters, Tân Hoa Xã… Làm sao để khoảng cách giữa tin của TTXVN với tin của các hãng thông tấn trên thế giới và trong khu vực ngày càng được rút ngắn. So với những hãng thông tấn lớn có uy tín trên thế giới như AP, AFP, Reuters…, TTXVN còn phải học hỏi cách làm nhiều hơn để vận dụng vào thực tiễn công việc tại Việt Nam hiệu quả hơn nữa. Họ có tin phong phú, kịp thời vì họ có quy trình làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao và lao động của họ được trả lương xứng đáng.
Thứ tám, khoa học kỹ thuật, công nghệ ngày càng phát triển nhanh đòi hỏi TTXVN phải có đầy đủ cơ sở vật chất hiện đại, theo kịp bước tiến của sự phát triển. Theo đó, phải đào tạo đội ngũ phóng viên có khả năng khai thác và sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin thành thạo. Trong thông tin, sự nhanh nhạy (chỉ hơn kém nhau thậm chí vài phút) có thể đã tạo nên cả uy tín của cơ quan báo chí đó.
* Tiểu kết chương II:
Tin quốc tế đối nội TTXVN phản ánh diễn biến tình hình thế giới mang tính định hướng cao, phản ánh những hoạt động ngoại giao, hội nhập tích cực, chủ động của nước ta, cũng như phản ánh kịp thời dư luận thế giới nhiều mặt về Việt Nam. Những thông tin đó giúp lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong việc nhận định tình hình thế giới và góp phần hoạch định chính sách đối ngoại trong bối cảnh thế giới liên tục biến động phức tạp, nhiều mối quan hệ đan xen.