Nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính cạnh tranh của tin quốc tế

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tin quốc tế đối nội thông tấn xã Việt Nam thời kỳ hội nhập (Khảo sát hoạt động của Ban biên tập tin Thế giới TTXVN, giai đoạn 2006-2008 (Trang 109)

tế đối nội TTXVN

Trong thời kỳ hội nhập, luồng thông tin từ bên ngoài tràn vào nước ta rất đa dạng và phong phú. Báo chí cũng như mọi lĩnh vực hoạt động khác của Nhà nước sẵn sàng tiếp thu những cái hay, cái tinh hoa của thế giới để nâng cao dân trí, phục vụ nhu cầu đa dạng của nhân dân. Tuy nhiên, trong luông thông tin ồ ạt đó có không ít những tư tưởng độc hại, những biểu hiện không phù hợp với truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán của dân tộc, ảnh hưởng không tốt đến đạo đức, anh ninh chính trị, trật tự xã hội của chúng ta. Điều đó đòi hỏi người làm công tác thông tin đối nội phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, luôn tỉnh táo để phân biệt được sự thật đích thực với “sự thật” chỉ mang cái vỏ bề ngoài, còn bên trong thì chứa đựng một nội dung giả đối, xuyên tạc nhằm chống phá nước ta và làm lợi cho các tập đoàn người có lợi ích đối nghịch với nhân dân ta. Chính vì vậy, người làm tin quốc tế đối nội càng nhận thức rõ tầm quan trọng và cần thiết của thông tin quốc tế đối nội trong việc góp phần bồi dưỡng, giáo dục ý chí quyết tâm giữ vững ổn định chính trị, độc

lập, tự chủ của đất nước, duy trì và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc. Ngoài việc mở rộng kiến thức, thông tin quốc tế có nhiệm vụ định hướng ý thức chính trị cho công chúng theo quan điểm đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.

Chất lượng thông tin báo chí bao giờ cũng được đánh giá dựa trên những tiêu chí cơ bản: Nhanh, kịp thời, chính xác và đúng định hướng. Vậy, để các sản phẩm thông tin quốc tế đối nội của TTXVN nâng cao được khả năng cạnh tranh và duy trì được ưu thế như trước đây phải đáp ứng được các tiêu chí nói trên.

Thực tế cho thấy, so với các phương tiên thông tin đại chúng khác như phát thanh và truyền hình, thông tin trên báo in bao giờ cũng bị chậm hơn về tốc độ. Trong khi đó, nguồn thông tin quốc tế đối nội của TTXVN lại chủ yếu cung cấp cho các báo, đặc biệt là mảng tin phổ biến, nên vô hình chung đã tạo cho các biên tập viên lối suy nghĩ rằng: “Ta làm tin để cung cấp cho các báo” nên không cần làm nhanh và nhiều. Chính cách suy nghĩ này đã làm cho thông tin của TTXVN không những không cập nhật mà còn kém phần đa dạng và hấp dẫn. Với sự bùng nổ của cuộc cách mạng thông tin và xu thế cạnh tranh thông tin đang ngày càng gay gắt như hiện nay, lối suy nghĩ này không còn hợp thời nữa. Vì vậy, các biên tập viên và phóng viên làm công tác thông tin quốc tế đối nội cần phải nhanh chóng thay đổi thói quen này và thay vào đó phải tạo cho mình một quan niệm rằng: “ta làm tin là để phục vụ những khách hàng kết nối mạng có nhu cầu tìm hiểu thông tin”.

Để nâng cao chất lượng, tính cạnh tranh và hiệu quả thông tin, ngoài mặt nhanh, đúng định hướng cần chú ý cách thể hiện như:

- Rút tít sát với nội dung, ngắn gọn, hấp dẫn, đảo bảo thu hút sự chú ý và đủ sức truyền tải thông điệp đầu tiên tới người nhận thông tin. Một cái tít hay bao hàm nội dung quan trọng nhất. Trong khi có hàng nghìn thông tin cùng xuất hiện thì những cái tít nào hấp dẫn nhất, hay nhất, thời sự nhất sẽ được tra cứu nhiều nhất (dĩ nhiên là không được rút tít để “câu” khách hàng).

- Mỗi tin, bài chỉ chuyển tải một chủ đề và đảm bảo đầy đủ các yếu tố của thông tin (5W+ 1H) nhằm đưa ra thông điệp chính và chủ yếu, duy nhất tới độc giả. Người viết tin phải nắm được yêu cầu thông tin của bạn đọc, theo dõi liên tục sự kiện, tránh dùng những từ ngữ chung chung, khó hiểu.

- Nên sử dụng những câu ngắn, đơn giản, sử dụng hình thức câu chủ động. Phần lớn độc giả báo chí thích đọc những câu chủ động. Tâm lý ngôn ngữ của người Việt Nam không thích nghe những câu ở thể bị động. Các phóng viên, biên tập viên nên sử dụng cấu trúc câu đơn giản. Câu đơn giản sẽ giúp người đọc hiểu vấn đề nhanh. Tuy nhiên, không có gì chán hơn khi đọc một tin có hàng loạt câu liên tiếp được xây dựng theo cùng một cấu trúc, một độ dài. Phóng viên, biên tập viên có thể đa dạng hóa các câu viết của mình để hấp dẫn người đọc, song phần lớn các câu phải đơn giản, dễ hiểu. Nên viết mỗi câu một ý, một thông tin.

- Nên sử dụng các đoạn ngắn (nhất là tin sâu hoặc tin tổng hợp). Phân đoạn hợp lý, mỗi đoạn đề cập tới một ý chính sẽ giúp cho người đọc dễ tiếp nhận thông tin.

- Mỗi biên tập viên cần làm hết trách nhiệm của mình, đầu tư nhiều thời gian cho công tác biên tập.

Khả năng cạnh tranh của thông tin phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ chủ đề, đề tài, cách thể hiện, tốc độ thông tin. Thiếu một trong những yếu tố này, sản phẩm thông tin sẽ mất ngay tính hiệu quả và tính cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tin quốc tế đối nội thông tấn xã Việt Nam thời kỳ hội nhập (Khảo sát hoạt động của Ban biên tập tin Thế giới TTXVN, giai đoạn 2006-2008 (Trang 109)