Báo chí nói chung trong xu thế hội nhập

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tin quốc tế đối nội thông tấn xã Việt Nam thời kỳ hội nhập (Khảo sát hoạt động của Ban biên tập tin Thế giới TTXVN, giai đoạn 2006-2008 (Trang 88)

Trong hơn 80 năm qua, Đảng ta luôn luôn khẳng định báo chí là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác tư tưởng của Đảng, nhất là trong những giai đoạn có ý nghĩa bước ngoặt của cách mạng. Báo chí cách mạng của chúng ta thực sự là "người tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể, tổ chức tập thể". Nhiều nhà báo xứng đáng với danh hiệu cao quý "Nhà báo - chiến sỹ". Báo chí cách mạng Việt Nam đã cống hiến xứng đáng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Báo chí nước ta hiện nay phát triển mạnh mẽ về số lượng, loại hình, ấn phẩm, công nghệ, phạm vi tác động đến công chúng.

Tính đến hết năm 2007, cả nước có 702 cơ quan báo chí với khoảng hơn 800 ấn phẩm, gồm có 172 báo (trung ương: 71; địa phương: 101); 448 tạp chí (trung ương: 352; địa phương: 96); 66 đài phát thanh, truyền hình (trung ương: 02; địa phương: 64); 6 báo điện tử, 105 trang tin điện tử của các cơ quan báo chí; hàng nghìn trang tin điện tử của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp... [33, 4 số 11-2007].

ở tất cả các bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội đều có cơ quan báo chí. Xét về tổ chức chiều dọc, có hệ thống báo chí từ trung ương đến địa phương; về tổ chức chiều ngang, có báo, tạp chí của các bộ, ngành, các lĩnh vực như hệ thống báo chính trị - xã hội; hệ thống báo kinh tế; hệ thống báo giáo dục, y tế, văn học - nghệ thuật... Báo, tạp chí của đủ các lứa tuổi từ thiếu niên, nhi đồng đến người cao tuổi.

Với bốn loại hình báo chí (báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử), báo chí nước ta đã trở thành hệ thống thông tin đa loại hình, đa phương tiện, làm tốt chức năng, nhiệm vụ tuyên truyền đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân đến với Đảng, các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội hoặc xã hội - nghề nghiệp.

Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, báo chí Việt Nam càng phải trở thành công cụ mạnh mẽ trên mặt trận đấu tranh chính trị, tư tưởng. Báo chí Việt Nam phải đổi mới tư duy về thông tin, cách quản lý thông tin theo hướng công khai dân chủ. Thông tin cần đúng sự thật, nhanh và hiệu quả.

Tình hình quốc tế đã và đang diễn ra rất phức tạp, đòi hỏi các nhà báo phải thận trọng tìm hiểu kỹ, phân tích nó, trong khi đó, báo chí lại cần phải lên tiếng kịp thời. Chính báo chí đã có sự chủ động và đẩy lùi được những thông tin xấu từ bên ngoài, làm cho thế giới hiểu được Việt Nam. Hiện nay, báo chí Việt Nam đã có nét mới, đó là một số tờ báo đã chủ động cử phóng viên đến tận những quốc gia bị sóng thần tàn phá, gặp gỡ người dân bị nạn để phản ảnh trên mặt báo.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tin quốc tế đối nội thông tấn xã Việt Nam thời kỳ hội nhập (Khảo sát hoạt động của Ban biên tập tin Thế giới TTXVN, giai đoạn 2006-2008 (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)