Tin chính trị-ngoại giao

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tin quốc tế đối nội thông tấn xã Việt Nam thời kỳ hội nhập (Khảo sát hoạt động của Ban biên tập tin Thế giới TTXVN, giai đoạn 2006-2008 (Trang 64)

Trong bất kỳ một chế độ xã hội nào, tin chính trị-ngoại giao cũng đều có vai trò cực kỳ quan trọng. Tin chính trị-ngoại giao nếu không đảm bảo định hướng của Đảng, Nhà nước sẽ gây hậu quả nghiêm trọng, không thể lường trước được. Nó có thể làm cho nhân dân không nắm vững được chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. Điều này sẽ tạo cơ hội cho các thế lực thù địch tuyên truyền những thông tin sai lệch làm ảnh hưởng đến nền độc lập của đất nước. ở nước ta, trong thời kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, tin chính trị-ngoại giao (trong nước và quốc tế đối nội) đã phát huy vai trò tích cực của mình trong việc tuyên truyền, cổ vũ toàn dân tộc tiến lên đấu tranh giành độc lập. Sau khi đất nước thống nhất, và đặc biệt bước vào thời kỳ đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, thông tin chính trị-ngoại giao càng có vai trò quan trọng.

Tin chính trị-ngoại giao của TTXVN đã thể hiện được đường lối, quan điểm, lập truờng của Đảng, Nhà nước, những chủ trương, đường lối của Đảng đối với những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày. Đồng thời tham gia đấu tranh vì sự công bằng, dân chủ, tiến bộ xã hội. Tin chính trị-ngoại giao của TTXVN tham gia vào việc định hướng xã hội, do đó tin phải chính xác, chân thật, súc tích, dễ hiểu; phải thông tin những sự kiện thật cụ thể, thể hiện lập trường, quan điểm của Đảng và Nhà nước trước mọi vấn đề.

Tin chính trị-ngoại giao mảng quốc tế đối nội là tin chính trị diễn ra tại các nước, các khu vực trên thế giới. Trên thế giới có hơn 200 nước và vùng lãnh thổ, vì thế các thông tin chính trị-ngoại giao diễn ra liên tục hàng ngày với hàng nghìn tin do các hãng cung cấp mỗi ngày. Tuy nhiên, TTXVN chỉ chọn ra những tin chính trị-ngoại giao của những nước lớn trên thế giới, có tầm ảnh hưởng quốc tế và khu vực như: Châu á – chủ yếu là thông tin của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, các nước trong khu vực ASEAN; Châu Âu – Anh, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Ba Lan, Đức, Italia, …; Châu Mỹ - Mỹ, Cuba, Canađa, Mêhicô; Châu Phi – Nam Phi…; Châu Đại Dương: Niu Dilân…

Theo thống kê, trong ba năm 2006-2008, TTXVN đã phát khoảng hơn 50.000 tin quốc tế đối nội phổ biến (năm 2006 là 15.114 tin; năm 2007 là 19.348 tin và tính đến 1-10-2008 là 14.435 tin), cũng khoảng 50.000 tin bài tham khảo, trong đó gần 1/2 là tin, bài chính trị-ngoại giao. [34]

Tin chính trị-ngoại giao quốc tế đối nội của TTXVN những năm qua có nhiều bước phát triển về nội dung và hình thức, được các cơ quan báo chí, cơ quan nghiên cứu quan tâm và sử dụng.

Tin chính trị-ngoại giao quốc tế đối nội TTXVN đề cập tới các vấn đề như: Bầu cử ở các nước, nội các, các đảng phái, các tổ chức chính trị, vấn đề dân tộc, vấn đề tôn giáo, nhân quyền, quan hệ ngoại giao giữa các nước qua chuyến thăm của các nguyên thủ quốc gia….

Dưới đây là một số tin phổ biến thuộc lĩnh vực ngoại giao:

Các tin về chính trị như: Đảng cộng sản Trung Quốc khai trừ 24.188 đảng viên (14/02/2006); Palextin bầu Chủ tịch Quốc hội mới (19/02/2006); Tổng tuyển cử bầu Tổng thống và Quốc hội ở Nicaragoa (06/11/2006); Ông Imaizumi được bầu làm Phó Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản (30/01/2007); Ông Berdymuhammedov nhậm chức Tổng thống Tuốcmênixtan (14/02/2007; Angola tiến hành cuộc bầu cử đầu tiên sau 16 năm (05/09/2008); Chồng bà Bhutto thắng cử Tổng thống Pakistan (07/09/2008); Tổng thống Bolivia bất ngờ cải tổ nội các (09/09/2008) Nhật Bản: Chủ tịch LDP được bầu làm Thủ tướng (24/09/2008); Nam Phi: Phó Tổng thống và 11 bộ trưởng từ chức (24/09/2008)….

Các tin về ngoại giao như: Nhật Bản, Trung Quốc nỗ lực hàn gắn quan hệ ngoại giao (11/02/2006); Quốc vương Campuchia thăm CHDCND Triều Tiên (19/04/2006); Chủ tịch Trung Quốc kết thúc chuyến thăm Mỹ, châu Phi (01/05/2006); Những ưu tiên trong chính sách đối nội và đối ngoại của Nhật Bản (26/01/2007); Tổng thống Nga thăm Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (10/09/2007); Quốc vương Gioócđani Abdullah II thăm Nga (12/02/2008); Trung Quốc: Đàm phát sáu bên đạt được tiến bộ (30/06/2008); Bộ trưởng Tài chính Mỹ thăm Nga (30/06/2008); Thủ tướng Nhật Bản bắt đầu chuyến thăm châu Âu (01/06/2008); Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Italia thăm Cuba (27/05/2008)…

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tin quốc tế đối nội thông tấn xã Việt Nam thời kỳ hội nhập (Khảo sát hoạt động của Ban biên tập tin Thế giới TTXVN, giai đoạn 2006-2008 (Trang 64)