Tình hình sử dụng tin quốc tế đối nộ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tin quốc tế đối nội thông tấn xã Việt Nam thời kỳ hội nhập (Khảo sát hoạt động của Ban biên tập tin Thế giới TTXVN, giai đoạn 2006-2008 (Trang 86)

hiện nay

Đối tượng khách hàng của tin quốc tế đối nội TTXVN là các cơ quan báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình… Thông qua đó, tin quốc tế đối nội TTXVN được chuyển tải đến người đọc, người nghe, người xem.

Tin quốc tế đối nội TTXVN được các báo đài Trung ương và địa phương sử dụng nhiều. Đặc biệt các tin quốc tế phức tạp, cần tính định hướng cao như tình hình bán đảo Triều Tiên, tình hình Trung Đông, bầu cử Tổng thống Nga, bầu cử Tổng thống Mỹ, xung đột giữa Nga và Grudia ở khu vực Nam Ôxêtia và ápkhadia…, các phương tiện thông tin đại chúng hầu hết đều sử dụng tin của TTXVN. Ngoài ra, dòng tin tham khảo trong các bản tin phát ra hằng ngày cũng được khai thác triệt để.

Nhờ có việc phát tin online, khách hàng rất thuận tiện trong việc khai thác của tin quốc tế. Tất cả các loại tin và ảnh do TTXVN cung cấp nói chung và tin quốc tế đối nội nói riêng đều được cập nhật liên tục trong ngày, đảm

bảo tính thời sự cao nhất và nội dung phổ biến nhất. Tin được lưu trong cơ sở dữ liệu, giúp cho khách hàng có thể tra cứu được các thông tin cũ. Khách hàng có thể tra cứu, tìm kiếm và tiết kiệm tối đa thời gian trên mạng mà vẫn lấy được nhiều thông tin nhất. Khách hàng có thể lấy nhiều tin một lúc bằng cách đánh dấu các tin cần lấy về, sau đó chỉ bằng một lần chấp nhận là tất cả các tin đã chọn sẽ được tải về máy tính. Khách hàng có thể chọn lựa các hình thức trả tiền khác nhau như trả tiền theo khối lượng thông tin đã xem hoặc trả tiền thuê bao theo tháng mà không phụ thuộc vào số lượng thông tin nhiếu hay ít. Có thể tìm kiếm tin tức theo ngày và theo từng chủ đề thông tin hoặc có thể tìm kiếm theo từ…

Chính vì phương thức mua tin dễ dàng và thuận tiện như vậy nên trong thời kỳ công nghệ thông tin phát triển, các cơ quan báo chí dựa vào tin quốc tế đối nội của TTXVN rất nhiều. Điểm mạnh của tin quốc tế đối nội TTXVN là cung cấp tin tức thế giới hàng ngày theo nhiều chủ đề khác nhau, bao gồm cả chính trị, kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội…

Các báo viết như Nhân dân, Quân đội nhân dân, Hà Nội mới, Sài Gòn giải phóng, Thương mại, Đầu Tư…; các trang điện tử như Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ Việt Nam, Tạp chí Tuyên giáo, trang web của các tỉnh thành… đều sử dụng phần nhiều tin quốc tế đối nội của TTXVN. Họ có tin quốc tế của riêng họ, nhưng phần lớn, họ vẫn dựa chính vào tin TTXVN. Bởi vì, đó là những tin quốc tế nhanh nhất, đa dạng nhất và đặc biệt, trước những sự kiện quốc tế lớn và phức tạp, các cơ quan báo chí rất an tâm về mặt định hướng khi sử dụng tin của TTXVN.

Theo thống kê của Trung tâm Kỹ thuật thông tấn, mỗi tuần, TTXVN phát ra khoảng hơn 2.000 tin quốc tế đối nội cả hai mảng tham khảo và phổ

biến. Tất cả các tin, bài đều được khách hàng sử dụng. Hệ số sử dụng tin năm 2006 là trên 10 lần, năm 2007 là trên 12 lần và năm 2008 là trên 14 lần (có nghĩa là chia trung bình, mỗi tin quốc tế đối nội TTXVN được sử dụng với hệ số 10, 12, 14 lần). Đây là số lượng truy cập rất lớn mà chỉ tin quốc tế đối nội TTXVN mới có được (tin quốc tế đối nội của các cơ quan báo chí khác không thể có được).

2.4. TIN QUốC Tế ĐốI NộI TTXVN VớI NHữNG THáCH THứC TRONG XU THế HộI NHậP

2.4.1. Báo chí nói chung trong xu thế hội nhập

Trong hơn 80 năm qua, Đảng ta luôn luôn khẳng định báo chí là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác tư tưởng của Đảng, nhất là trong những giai đoạn có ý nghĩa bước ngoặt của cách mạng. Báo chí cách mạng của chúng ta thực sự là "người tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể, tổ chức tập thể". Nhiều nhà báo xứng đáng với danh hiệu cao quý "Nhà báo - chiến sỹ". Báo chí cách mạng Việt Nam đã cống hiến xứng đáng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Báo chí nước ta hiện nay phát triển mạnh mẽ về số lượng, loại hình, ấn phẩm, công nghệ, phạm vi tác động đến công chúng.

Tính đến hết năm 2007, cả nước có 702 cơ quan báo chí với khoảng hơn 800 ấn phẩm, gồm có 172 báo (trung ương: 71; địa phương: 101); 448 tạp chí (trung ương: 352; địa phương: 96); 66 đài phát thanh, truyền hình (trung ương: 02; địa phương: 64); 6 báo điện tử, 105 trang tin điện tử của các cơ quan báo chí; hàng nghìn trang tin điện tử của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp... [33, 4 số 11-2007].

ở tất cả các bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội đều có cơ quan báo chí. Xét về tổ chức chiều dọc, có hệ thống báo chí từ trung ương đến địa phương; về tổ chức chiều ngang, có báo, tạp chí của các bộ, ngành, các lĩnh vực như hệ thống báo chính trị - xã hội; hệ thống báo kinh tế; hệ thống báo giáo dục, y tế, văn học - nghệ thuật... Báo, tạp chí của đủ các lứa tuổi từ thiếu niên, nhi đồng đến người cao tuổi.

Với bốn loại hình báo chí (báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử), báo chí nước ta đã trở thành hệ thống thông tin đa loại hình, đa phương tiện, làm tốt chức năng, nhiệm vụ tuyên truyền đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân đến với Đảng, các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội hoặc xã hội - nghề nghiệp.

Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, báo chí Việt Nam càng phải trở thành công cụ mạnh mẽ trên mặt trận đấu tranh chính trị, tư tưởng. Báo chí Việt Nam phải đổi mới tư duy về thông tin, cách quản lý thông tin theo hướng công khai dân chủ. Thông tin cần đúng sự thật, nhanh và hiệu quả.

Tình hình quốc tế đã và đang diễn ra rất phức tạp, đòi hỏi các nhà báo phải thận trọng tìm hiểu kỹ, phân tích nó, trong khi đó, báo chí lại cần phải lên tiếng kịp thời. Chính báo chí đã có sự chủ động và đẩy lùi được những thông tin xấu từ bên ngoài, làm cho thế giới hiểu được Việt Nam. Hiện nay, báo chí Việt Nam đã có nét mới, đó là một số tờ báo đã chủ động cử phóng viên đến tận những quốc gia bị sóng thần tàn phá, gặp gỡ người dân bị nạn để phản ảnh trên mặt báo.

Ngày nay, hội nhập và toàn cầu hóa đang tác động vào đời sống của dân tộc ta cũng như của mọi quốc gia trên thế giới. Làm sao sống chung với nó, tận dụng những mặt tích cực, và hạn chế đến mức thấp nhất, những tiêu cực do nó mang lại. Tình hình ấy đòi hỏi những người làm báo có tầm nhìn xa, thể hiện bằng những dự báo trung hạn và dài hạn. Trên cơ sở đó, xây dựng nhiều phương án hành động cho những tình huống khác nhau có thể xảy ra.

2.4.2. Tin quốc tế đối nội TTXVN với những thách thức trong xu thế hội nhập hội nhập

Thứ nhất, thông tin quốc tế đối nội đang đứng trước nhiều thách thức, thách thức từ sự mở rộng internet, từ phía các phương tiện thông tin đại chúng khác. TTXVN đã hết độc quyền về thông tin với sự mở cửa của đất nước, với sự phổ biến của mạng internet, với sự phát triển của thông tin điện tử, truyền hình. Các cơ quan thông tin đại chúng khác cũng có phân xã ở nước ngoài như báo Nhân dân, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam.

Các cơ quan báo chí khác hiện nay cũng mua tin của các hãng thông tấn lớn trên thế giới. Họ có một bộ máy làm tin quốc tế đối nội nhanh nhẹn, nhạy bén, có trình độ ngoại ngữ giỏi. Khi có một tin quốc tế quan trọng xuất hiện, họ sẽ dịch ngay và không mất nhiều thời gian cho khâu hiệu đính như tin của TTXVN (vì người làm tin TTX luôn đặt tính chính trị lên hàng đầu, là tin nguồn để cung cấp cho các báo).

Thứ hai, khả năng cạnh tranh thông tin của thông tin quốc tế đối nội của TTXVN ở một mặt nào đó chưa cao vì còn tồn tại cách làm việc hành chính, công chức.

Trong thời kỳ đất nước đã thực sự hội nhập, cuộc sống biến chuyển rất nhanh, rất gấp, kéo theo các sự kiện không ngừng diễn ra. Người làm báo là

người phải sống ở đầu nguồn tin tức, có nghĩa là phải nắm bắt trước sự kiện, xông vào sự kiện, theo đuổi sự kiện, phải lăn lộn với cuộc sống để tìm tòi, phát hiện ta những vấn đề ngay khi nó mới chỉ là mầm mống. Sẽ còn nhiều khách hàng sử dụng thông tin quốc tế đối nội của TTXVN nếu những thông tin ấy không nhanh, không chính xác, không hấp dẫn?

So với yêu cầu và nhiệm vụ, so với sự phát triển như vũ bão của đời sống xã hội nói chung và của thông tin quốc tế đối nội nói riêng thì hiệu quả, khả năng cạnh tranh thông tin của thông tin quốc tế đối nội của TTXVN ở một mặt nào đó chưa cao. Trong khi hầu hết đội ngũ phóng viên, biên tập viên nhanh nhạy, thì có đôi lúc, vẫn còn tồn tại cách làm việc hành chính, công chức trong hoạt động một số phóng viên, biên tập viên.

Ví dụ, Olimpíc Bắc Kinh 2008 là một sự kiện thể thao lớn của thế giới, 4 năm mới diễn ra một lần. TTXVN có cả một phân xã với biên chế 3 người tại Bắc Kinh, Trung Quốc và cử thêm 2 phóng viên từ trong nước sang tác nghiệp. Với đội ngũ có nhiều kinh nghiệm, am hiểu về Trung Quốc như vậy, lẽ ra TTXVN phải có được những thông tin sớm nhất, hay nhất về những sự kiện cơ bản diễn ra tại Ôlimpíc. Nhưng thực tế thì có những thông tin mà biên tập viên ở nhà lấy lại của Tân Hoa Xã và các hãng tin khác lại nhanh hơn thông tin do các phóng viên của TTXVN bên Trung Quốc gửi về. Nghĩa là quá trình tác nghiệp theo phương thức phóng viên ở đây có vấn đề. Cũng xung quanh sự kiện Ôlimpíc Bắc Kinh 2008: Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đến Bắc Kinh dự lễ khai mạc Ôlimpíc, Chủ tịch có cuộc gặp với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Hồ Cẩm Đào; vậy mà, phóng viên TTXVN không vào được để đưa tin về cuộc gặp này. ở sự kiện này, TTXVN phải phối kết hợp với Đài Truyền hình Việt Nam để đưa tin. Tin vẫn kịp phục vụ các

báo ra ngày hôm sau, nhưng ở đây có sự trục trặc khá lớn về phương thức làm việc của phóng viên. Lẽ ra, khi có lịch về cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo cao cấp Việt Nam và Trung Quốc, phóng viên tại phân xã Bắc Kinh phải liên hệ với phía Trung Quốc, phối hợp với phóng viên ở trong nước đi theo đoàn để viết và đưa tin về tất cả các sự kiện trong chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Sự cộng tác, liên hệ giữa phóng viên phân xã nước ngoài và phóng viên đi theo lãnh đạo Đảng Nhà nước là rời rạc, làm ảnh hưởng chung đến chất lượng thông tin.

Vì thế, chuyên mục Ôlimpích Bắc Kinh 2008 phát mạng trên trang web của TTXVN với tên miền www.vnanet.vn/ trong suốt thời gian diễn ra ôlimpích chỉ thu được 10 triệu đồng, một con số quá nhỏ so với tiềm năng của TTXVN. Đành rằng, trong thời đại này, các báo có thể lấy thông tin từ rát nhiều nguồn và họ có thể tự dịch theo các nguồn tin nước ngoài, nhưng nếu tin của TTXVN nhanh nhạy và hấp dẫn, họ vẫn cứ sẽ sử dụng tin của TTXVN, bởi vì đó là nguồn tin tin cậy nhất, chính thống nhất.

Thứ ba, phóng viên Việt Nam ở nước ngoài còn khai thác thông tin chủ yếu trên các báo chí địa phương, chưa khai thác triệt để nguồn tạp chí lớn, có uy tín, mới chỉ khai thác báo ngày.

Phóng viên Việt Nam ở nước ngoài còn khai thác thông tin chủ yếu trên các báo chí địa phương nên tin tức chỉ mang tính từng sự kiện riêng lẻ, ít có những tin tổng hợp, xâu chuỗi nhiều sự kiện của cùng một vấn đề đẻ người đọc có một nhận thức đầy đủ. Phóng viên thường trú của các hãng thông tấn nước khác cũng có tới 80-90% là khai thác qua báo chí địa phương nhưng họ biết tập hợp lại, xâu chuỗi các sự kiện, phân tích theo quan điểm của họ nên thông tin của họ vẫn được chú ý và có nhiều ý mới. Không ít phóng viên nước

ngoài của Việt Nam không chuyển hóa được những thông tin thu thập được ở địa bàn mình công tác thành tin của mình mà chỉ đơn thuần là dịch rồi chuyển về trong nước. Tuy cơ quan Tổng xã vẫn rất cần những bài phân tích thể hiện quan điểm của nước sở tại về các sự kiện quốc tế và đòi hỏi phóng viên phải dịch chính xác để chuyển về, nhưng với những thông tin bình thường hàng ngày, phóng viên cần nắm tình hình và viết lại theo đúng nghĩa là tin của phóng viên tại chỗ và ngay cả những bài phân tích thể hiện quan điểm của nước sở tại, phóng viên cũng cần chọn lọc và tóm lược những điểm chính yếu nhất. Đây chính là thể hiện trình độ nghiệp vụ và bản lĩnh của phóng viên.

Thứ tư, cách chọn sự kiện còn mang tư duy đưa cái ta cần chức chưa phải là bạn đọc cần.

Nhiều sự kiện báo chí nước ngoài nói đến nhiều, bạn đọc quan tâm nhưng tin quốc tế đối nội lại lảng tránh hoặc thông tin không đầy đủ, do đó không làm thỏa mãn nhu cầu của bạn đọc. Còn rất ít tin về mảng tin văn hoá, xã hội.

Thứ năm, một trong những nguyên nhân khiến thông tin quốc tế đối nội còn kém hấp dẫn là do khuôn mẫu cũ, chật hẹp: Nhiều tin, bài khô khan, cứng nhắc, hình thức thông tin còn đơn điệu, chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của xã hội, của người đọc. Nghiệp vụ của phóng viên, biên tập viên trong nhiều trường hợp không nhuần nhuyễn.

Ranh giới giữa thông tin quốc tế tham khảo và thông tin phổ biến ngày càng mờ nhạt. Những vấn đề chỉ thuần tuý tham khảo ngày càng thu hẹp. Có thể nói, nhờ “cơ chế” thông tin tham khảo của TTXVN vẫn có khách hàng nhưng phải làm sao để thông tin tham khảo thật sự quý báu cho mục đích tham khảo. Hiện nay, nhiều sự kiện và vấn đề vừa được đưa tin tham khảo,

vừa được đưa tin phổ biến, có nhiều lúc thông tin phổ biến còn nhanh hơn. Những người làm tin quốc tế đối nội cần nâng cao tính cạnh tranh của tin quốc tế phổ biến. Nếu dỡ bỏ được nhiều quy chế bất thành văn, nhiều khuôn mẫu đã quá cũ thì tin phổ biến sẽ sinh động hơn, nhanh hơn. Tháng 10/2007, kỳ họp thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 17, ông Hồ Cẩm Đào sẽ được bầu lại làm Tổng Bí thư, kiêm Chủ tịch Hội đồng Quân ủy Trung ương là chắc chắn, ai cũng biết. Tin quốc tế phổ biến về sự kiện đó có thể dự đoán việc bầu chọn nhân sự. Như thế tin sẽ hấp dẫn, giàu thông tin hơn. Trên thực tế, các báo khác đã thông tin như vậy. Nhưng trong trường hợp này, tin thông tấn bị ràng buộc bởi những quy định bất thành văn.

Thứ sáu, vấn đề nguồn nhân lực.

Nguồn nhân lực làm tin quốc tế đối nội khá hùng hậu nhưng vẫn còn có điểm yếu: một số chưa được đào tạo, bồi dưỡng đầy đủ kỹ năng, nghiệp vụ báo chí, còn khó khăn khi thực thi một số thể tài báo chí. Thêm vào đó là sự

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tin quốc tế đối nội thông tấn xã Việt Nam thời kỳ hội nhập (Khảo sát hoạt động của Ban biên tập tin Thế giới TTXVN, giai đoạn 2006-2008 (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)