Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tin quốc tế đối nội thông tấn xã Việt Nam thời kỳ hội nhập (Khảo sát hoạt động của Ban biên tập tin Thế giới TTXVN, giai đoạn 2006-2008 (Trang 112)

- Cơ sở vật chất của TTXVN hiện nay nói chung và Ban Biên tập tin Thế giới nói riêng hiện nay đã từng bước được hiện đại hóa. Tuy nhiên so với các nước trong khu vực mới chỉ thuộc loại trung bình và so với các nước phát triển thì thuộc loại kém. Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, cần có sự đầu tư mạnh mẽ hơn nữa.

Kỹ thuật và công nghệ TTXVN nói chung và Ban biên tập tin Thế giới nói riêng trong thời gian tới cần nhanh chóng đạt tới trình độ kỹ thuật thông tin tiên tiến, trở thành phương tiện trợ giúp đắc lực cho các hoạt động của phóng viên, biên tập viên ngay từ khâu đầu tiếp nhận, thu thập, xử lý thông tin cho đến khâu truyền tải, truyền bá kịp thời và hiệu quả các loại hình thông tin đến mọi đối tượng. Đội ngũ kỹ thuật viên phải tổ chức thực hiện tốt việc thu nhận, xử lý và quản lý các nguồn tin đến và đi với những quy định cụ thể, trình bày trang web tiện ích và hấp dẫn để đảm bảo hiệu quả đối đa của thông tin phát ra. Xây dựng và hiện đại hóa hệ thống cơ sỏ vật chất kỹ thuật. Phấn đấu đưa trình đọ kỹ thuật thông tin TTXVN nói chung và Ban tin Thế giới nói riêng nhanh chóng hòa nhập vào sự phát triên KH&CN tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Tiếp tục đầu tư thiết bị công nghệ thông tin mới cho Ban Biên tập tin Thế giới để quản lý các sản phẩm thông tin.

Tăng cường an ninh trên hệ thống bằng cách ứng dụng công nghệ nén và mã hóa thông tin. Tăng cường mở rộng băng thông và mạng thông tin nhằm giữ được quyền chủ động, tăng độ an toàn và tính linh hoạt của dịch vụ

thông tin. Tiếp tục trang bị công cụ thông tin đa phương tiện cho phóng viên thường trú như máy ảnh, máy tính cá nhân để truyền tin… tương ứng với các loại hình truyền tin đa phương tiện.

- Cần có chế độ khen thưởng kịp thời và khen thưởng cao đối với những tin bài đạt chất lượng tốt, được truy cập nhiều. Chế độ định mức tin bài của TTXVN nhìn chung đã có sự phân chia giữa người làm việc có hiệu quả và người làm việc ít hiệu quả, nhưng nhìn chung mức chênh lệch chưa cao. Phải thực sự lấy sự khen thưởng cho chất lượng công việc làm đòn bẩy để động viên tất cả mọi người cùng thi đua phấn đấu. Mức khen thưởng phải thực sự cao, đánh giá đúng công sức và trình độ của từng biên tập viên, từng phóng viên.

- Đi đôi với khen thưởng là hình thức xử lý những vi phạm về ý thức tổ chức kỷ luật, về chất lượng tin bài. Từ trước đến nay, các hình thức kỷ luật ở TTXVN nói chung và Ban Biên tập tin Thế giới nói riêng nhìn chung rất ít, chủ yếu là khiển trách nhẹ nhàng. Điều này có hai mặt. Mặt tốt là sẽ cho anh chị em trực tiếp làm việc không bị quá sốc, quá áp lực. Nhưng trái lại, việc khiển trách chung chung sẽ không giúp cho các biên tập viên khác cũng như các phân xã nước ngoài không ý thức được hết ý thức trách nhiệm của mình. Nên chăng, phải có hình thức xử lý những thông tin không đạt chất lượng, không đạt yêu cầu vừa có tình, vừa có lý, nhưng phải thật nghiêm.

* Tiểu kết chương III:

Nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính cạnh tranh của từng sản phẩm thông tin là yêu cầu đặt ra đối với tất cả các cơ quan thông tin đại chúng trong thời kỳ hội nhập, đặc biệt là đối với TTXVN, một hãng thông tấn quốc gia.

Chất lượng thông tin TTXVN nói chung và tin quốc tế đối nội nói riêng càng ngày càng tốt hơn, nhưng rõ ràng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và tầm vóc của một cơ quan thông tấn nhà nước.

Trong thời kỳ hội nhập như hiện nay, để tin quốc tế đối nội thông tấn xã Việt Nam tiếp tục là dòng tin chủ lưu, góp phần định hướng dư luận xã hội cần: tổ chức cán bộ, tuyển chọn và đào tạo các nhà báo giỏi; đa dạng hóa thông tin, tăng tin dự báo, tin phát hiện, thực hiện tốt công tác luân chuyển phóng viên, biên tập viên…

KếT LUậN

1. Nhìn một cách tổng thể, tin quốc tế đối nội của TTXVN tin cậy về mặt chính trị, được sàng lọc tốt, luôn ở vị trí hàng đầu của thông tin quốc tế, đáp ứng đầy đủ và chính xác nhu cầu thông tin, là nguồn tin tham khảo quan trọng, trở thành nguồn tin máu thịt của Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng

nói Việt Nam và nhiều báo khác: Nhân dân, Quân đội nhân dân, Hà Nội mới, Sài Gòn giải phóng, các trang web của Đảng, Chính phủ…

Chỉ tính riêng những người làm tin quốc tế đối nội TTXVN ở Ban biên tập tin Thế giới là hơn 100 người, có 26 phân xã ngoài nước trải khắp 5 châu. Đó là những cán bộ có phẩm chất chính trị tốt, có chuyên môn khá vững, có phẩm chất đạo đức. Đấy là lợi thế hơn hẳn mà không có một cơ quan thông tin đại chúng nào khác có thể có được.

Tình hình thế giới hiện nay thường xuyên biến động, xuất hiện nhiều điểm nóng. Do đó những chiến dịch đưa tin diễn ra thường xuyên, không còn là cá biệt. Các biên tập viên đã thay nhau trực tin liên tục trong ngày khi có sự kiện lớn xảy ra trên thế giới để đưa tin. Việc trực và theo dõi đưa tin về các chuyến đi nước ngoài của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước là nhiệm vụ thường xuyên.

Tin quốc tế đối nội của TTXVN nói riêng và tin TTXVN nói chung là một trong những chiếc cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. giữa Trung ương với địa phương, giữa trong nước với quốc tế.

2. Tuy nhiên, TTTXVN đang mất dần thế độc quyền về nguồn tin và tin quốc tế đối nội của TTXVN đang đứng trước những khó khăn, thách thức lớn do việc các cơ quan báo chí cũng khai thác thông tin từ mạng internet, một nguồn tin nhanh và đa dạng và cử phóng viên sang những điểm nóng diễn ra trên thế giới.

Công tác thông tin quốc tế đối nội hiện nay đã bộc lộ những yếu kém về tính nhạy bén (tính phát hiện), tính kịp thời, tính hấp dẫn; vai trò là dòng thông tin chủ lưu bị thách thức, chất lượng và hiệu quả ở một mức độ nào đó

chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống, do đó tính cạnh tranh của thông tin quốc tế đối nội còn chưa cao.

Đối với biên tập viên quốc tế đối nội trong nước, vẫn còn có nhiều tin vụn, không phản ánh sự kiện quan trọng.

Đối với các phân xã ngoài nước, một số phóng viên phân xã vẫn dập khuôn theo lối làm việc dịch báo là chính. Làm phóng viên, nhất là trong thời kỳ toàn cầu hóa, không thể có chế độ làm giờ hành chính, mà cần phải làm việc không kể ngày đêm.

3. Thời kỳ hội nhập là thời kỳ mà thông tin có vai trò ngày càng lớn. cơ quan báo chí nào nắm bắt được thông tin nhanh chóng, đầy đủ chính xác và xử lý những thông tin đó một cách khoa học và đúng đắn nhất thì cơ quan báo chí đó có một vị thế quan trọng.

Đài Truyền hình Mỹ CNN có một câu quảng cáo rất ấn tượng về tin tức của họ: “The first to know” (tạm dịch là “Những tin đầu tiên mà bạn biết). Tin tức TTXVN trở thành “The first to know”, là nguồn tin có thẩm quyền quốc gia, giữ vai trò định hướng và chi phối thông tin khi tin TTXVN nói chung và tin quốc tế đối nội nói riêng đạt được các yêu cầu: Nhanh nhạy và tuyệt đối chính xác, đúng định hướng và hấp dẫn.

Để khắc phục những hạn chế, nhanh chóng vươn lên ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ, công tác thông tin đối nội TTXVN cần thực hiện đồng bộ các giải pháp từ lãnh đạo, chỉ đạo đến nghiệp vụ, tổ chức cán bộ và chế độ chính sách, phương tiện kỹ thuật, trong đó cần phải coi giải pháp về nghiệp vụ để nâng cao chất lượng sản phẩm thông tin quốc tế đối nội là trọng tâm, giải pháp về con người là then chốt, đóng vai trò quyết định. Từ đó, cần đạo tạo và rèn

luyện đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên vững vàng về chính trị, trong sạch về đạo đức, thành thạo về nghiệp vụ, giỏi giang về ngoại ngữ, thuần thục về kỹ thuật.

4. Luận văn đã góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về công tác thông tin quốc tế đối nội TTXVN, trực tiếp khảo sát công tác đưa tin quốc tế đối nội TTXVN trong giai đoạn 2006-2008, giai đoạn Việt Nam chính thức hội nhập kinh tế quốc tế một cách toàn diện và sâu rộng nhất. Từ đó, khái quát những đóng góp tích cực của tin quốc tế đối nội TTXVN trong công tác thông tin, tuyền truyền; nêu lên những hạn chế, thách thức trước yêu cầu mới của thời kỳ hội nhập; đồng thời đề ra các giải pháp cụ thể để đổi mới và nâng cao chất lượng tin quốc tế đối nội TTXVN.

Dưới sự lãnh đạo của Ban cán sự Đảng và Ban lãnh đạo cơ quan TTXVN, với sự phối hợp của các đơn vị trong toàn ngành, sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ, phóng viên, biên tập viên, công tác thông tin quốc tế đối nội TTXVN chắc chắn sẽ được đẩy mạnh, tăng cường, nâng cao chất lượng để đạt hiệu quả tốt nhất, đáp ứng nhu cầu của công chúng báo chí ngày càng cao, tích cực góp phần vào công tác thông tin nói chung của Đảng, Nhà nước và sự nghiệp cách mạng của toàn dân tộc./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Ban Chấp hành Trung ương. Chỉ thị số 22-CT/TW của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý báo chí xuất bản, ngày 17-10-1997.

[2]. Ban Chấp hành Trung ương. Thông báo 162-TB/TW, Kết luận của Bộ Chính trị về một số biện pháp tăng cường quản lý báo chí trong tình hình hiện nay, ngày 1-12-2004.

[3]. Ban Chấp hành Trung ương. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 ban Chấp hành Trung ương khóa X về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới, ngày 15-7-2007. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[4]. Lê Thanh Bình. Quản lý và phát triển báo chí - xuất bản. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.

[5]. Trần Ngọc Châu, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Văn Dững (đồng tác giả). Báo chí - những vấn đề lý luận và thực tiễn. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2005.

[6]. Claudia Mast. Truyền thông đại chúng, những kiến thức cơ bản.

Nxb Thông tấn, 2003

[7]. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, IX, X. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996, 2001, 2006.

[8]. Hà Minh Đức (chủ biên). Báo chí những vấn đề lý luận và thực

tiễn. Nxb Giáo dục Hà Nội, 1994 tập 1; Hà Nội, 1996 tập 2; Nxb ĐHQG Hà

Nội, Hà Nội, 1997 tập 3; Hà Nội 2004, tập 4.

[9]. Hà Minh Đức. Cơ sở lý luận báo chí: Đặc tính chung và phong cách. Nxb Giáo dục và Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000.

[10]. Grabennhicốp. Báo chí trong kinh tế thị trường. Nxb Thông tấn, 2003

[11]. Vũ Quang Hào. Ngôn ngữ báo chí. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001, 2004.

[12]. Đỗ Quang Hưng. Lịch sử Báo chí Việt Nam 1865-1945. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2001.

[13]. Đinh Văn Hường. Tổ chức và hoạt động của toà soạn. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004 (tái bản 2007).

[14]. Đinh Văn Hườn. Các thể loại báo chí thông tấn. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006 (tái bản 2007).

[15]. Hội Nhà báo Việt Nam. Tuyển tập các tác phẩm báo chí Việt Nam thời kỳ đổi mới (1985-2004). Hà Nội, 2005.

[16]. Jean-Luc Martin-Lagardette. Hướng dẫn cách viết báo. Nxb Thông tấn, 2003.

[17]. V. Lênin. Về vấn đề báo chí. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1970.

[18]. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Báo chí. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999.

[19]. Luật Báo chí và các văn bản hướng dẫn thi hành. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006.

[20]. Đỗ Mười. Đẩy mạnh sự nghiệp báo chí, xuất bản, nâng cao dân trí, phục vụ đắc lực sự nghiệp đổi mới. Nxb Tư tưởng-văn hóa, Hà Nội, 1992.

[21]. Trần Quang. Kỹ thuật viết tin. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2005

[22]. Đỗ Phượng. Nghề báo- những kỷ niệm khó quên. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998.

[23]. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang. Cơ sở lý luận báo chí truyền thông. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004 (tái bản 2007).

[24]. Tạ Ngọc Tấn. Cơ sở lý luận báo chí. Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội 2005.

[25]. Hữu Thọ. Theo bước chân đổi mới. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002.

[26]. Hữu Thọ. Bình luận báo chí thời kỳ đổi mới: Một số vấn đề công tác tư tưởng-văn hóa. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2000.

[27]. Nguyễn Vũ Tiến. Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí trong thời kỳ đổi mới. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005.

[28]. Thông tấn xã Việt Nam. 50 năm một chặng đường. Lưu hành nội bộ, Hà Nội, 1995.

[29]. Thông tấn xã Việt Nam. Nội san Thông tấn, từ năm 1995 đến 2008.

[30]. Thông tấn xã Việt Nam. Các bản tin thế giới từ 2006 đến 2008. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[31]. Thông tấn xã Việt Nam năm thứ 60. Nxb Thông tấn, 2005.

[32]. Đào Tùng. Một phần tư thế kỷ đứng đầu hãng thông tấn Anh hùng. Nxb Thông tấn, 2005

[33]. Tạp chí Cộng sản năm 2007, 2008

[34]. Tư liệu của Trung tâm Dữ kiện Tư liệu, TTXVN

[35]. Nguyễn Uyển. Xử lý thông tin việc của các nhà báo. Nxb Văn hóa-Thông tin, Hà Nội, 2001.

[36]. Viện Ngôn ngữ học. Từ điển tiếng Việt. Nxb Đà Nẵng-Trung tâm từ điển học, Hà Nội-Đà Nẵng, 2006.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tin quốc tế đối nội thông tấn xã Việt Nam thời kỳ hội nhập (Khảo sát hoạt động của Ban biên tập tin Thế giới TTXVN, giai đoạn 2006-2008 (Trang 112)