Phân tích nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần Quốc tế Sơn Hà (Trang 45)

b. Chức năng của từng phòng ban trong công ty

2.2.2.2.Phân tích nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động

Bảng 6: Vòng quay vốn của công ty ( 2006 – 2008)

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Doanh thu VNĐ 198.161.354.610 375.329.360.963 557.561.846.572 Tiền và các khoản

tương đương tiền VNĐ 3.296.379.645 15.524.260.759 9.659.299.619

Vòng quay tiền Lần 60,11 24,18 57,72

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2006, 2007 và năm 2008 của Công ty cổ phần Quốc tế Sơn Hà) Vòng quay vốn cho biết khả năng sử dụng tiền một cách có hiệu quả để tạo ra doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ công ty sử dụng tiền có hiệu quả. Như vậy, mặc dù lợi nhuận của công ty mỗi năm đều tăng nhưng việc sử dụng tiền lại chưa có hiệu quả (Năm 2006, vòng quay tiền là 60,11; năm 2007 tụt xuống chỉ còn 24,18; sang đến năm đã có tiến triển 57,72 nhưng vẫn chưa bằng năm 2006). Đó là do tiền ứ đọng trong khâu thanh toán tăng, nguyên nhân sâu xa là do công ty chưa có chính sách hấp dẫn khiến cho việc thanh toán các khoản nợ trở nên chậm trễ.

b. Vòng quay dự trữ.

Bảng 7: Vòng quay dự trữ của công ty ( 2006 – 2008)

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Doanh thu VNĐ 198.161.354.610 375.329.360.963 557.561.846.572 Hàng tồn kho VNĐ 94.188.527.281 81.682.715.853 202.198.675.184 Tài sản ngắn hạn

khác VNĐ 2.686.046.145 7.739.149.838 9.659.299.619

Vòng quay dự trữ 2,05 4,20 2.58

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2006, 2007 và năm 2008 của Công ty cổ phần Quốc tế Sơn Hà)

Như vậy, vòng quay dự trữ năm 2006 là 2,05; sang đến năm 2007 do quản lý tốt hàng dự trữ nên vòng quay dự trữ tăng lên 4,2; tuy nhiên năm 2008 thì do hàng tồn kho tăng lên nên vòng quay dự trữ tụt xuống còn 2,58. Điều này do khâu quản lý hàng tồn kho không tốt làm cho tiền bị ứ đọng trong khâu dự trữ và chi phí lưu kho tăng lên.

c. Kỳ thu tiền bình quân.

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Các khoản phải thu

bình quân VNĐ 16.505.811.123 52.134.702.254 84.134..470.745 Doanh thu VNĐ 198.161.354.610 375.329.360.963 557.561.846.572 Kỳ thu tiền bình quân Ngày 29,99 50,01 54,32

(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty cổ phần Quốc tế Sơn Hà)

Qua đây, ta thấy thời gian cần thiết để chuyển các khoản phải thu thành tiền mỗi năm một tăng, kỳ thu tiền bình quân năm 2006 là 29,99 ngày, năm 2007 là 50,01 ngày, năm 2008 tăng lên là 54,32 ngày. Đây cũng là một lý do để giải thích cho điều mà chúng ta vừa phân tích là mặc dù lợi nhuận sau thuế của Công ty ngày càng tăng nhưng việc sử dụng đồng tiền lại không có hiệu quả do vốn bị ứ đọng trong khâu thanh toán do chính sách tín dụng thương mại cho khách hàng trả chậm, chi phí xử lý các khoản phải thu khó đòi không có hiệu quả.

d. Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản cố định.

Bảng 9: Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (2006 – 2008)

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Doanh thu VNĐ 198.161.354.610 375.329.360.963 557.561.846.572 Tài sản cố định VNĐ 64.396.319.136 87.444.287.554 110.976.662.270 Hiệu suất sử dụng tài

sản cố định 3,08 4,29 5,02

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2006, 2007 và năm 2008 của Công ty cổ phần Quốc tế Sơn Hà)

Như ta thấy ở trên, hiệu suất sử dụng tài sản cố định trong 3 năm ngày càng tăng (Năm 2006, hiệu suất sử dụng tài sản cố định là 3,08 tức là khi đầu tư 1 đồng vào tài sản cố định thì sẽ tạo ra 3,08 đồng doanh thu; năm 2007 là 4,29; năm 2008 tiếp tục tăng lên 5,02). Điều đó chứng tỏ, việc công ty đầu tư

dưới Phùng, hệ thống các đại lý, đầu tư vào cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần Quốc tế Sơn Hà (Trang 45)