là hết sức lớn lao Trong khi đó, sự phát triển của báo chí Phật Giáo hết sức mất cân đối với sự phát triển chung của báo chí nước nhà Chùa tháp xây
2.2.3 Hiện đại hóa báo chí Phật Giáo tại Việt Nam.
Trước đây, chúng ta vẫn hình dung báo chí là những ấn phẩm định kỳ, liên tục, khác với sách và những tài liệu in ấn khác, được xuất bản trong một thời gian nhất định. Một tựa sách nhiều tập phát hành định kỳ cũng vẫn là sách, vì nó có một thời điểm giới hạn cho việc xuất bản. Hiện nay, quan niệm về báo chí đã hoàn toàn khác. Báo chí bao gồm cả phát thanh, truyền hình, internet, teletext (một hình thức phát văn bản qua màn hình TV), hệ thống tin nhắn qua điện thoại di động… Nhưng đó chỉ là phương thức phát hành. Chỉ dấu phân biệt báo chí với sách là nội dung thông tin mang tính thời sự. Thông tin đó chỉ có giá trị trong một thời gian nhất định - khác với nội dung một quyển sách, hầu như không bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời gian.
Trào lưu tiến hóa xã hội càng lúc càng phát triển như người ta thường nói
"bùng nổ thông tin." Đó là nền khoa học kỹ thuật hiện đại ra đời thay đổi một cách
"chóng mặt" đi theo nó là công nghệ in ấn, viễn thông, truyền thông phát triển một cách ồ ạt. Nhưng ở thế kỷ 21 sự phát triển mà mọi người quan tâm nhất là công nghệ tin học. Vì thế cho nên báo chí Phật Giáo muốn làm tốt công tác thông tin, truyền bá chánh pháp… không thể chỉ dừng lại đơn thuần ở báo in mà còn phải biết vận dụng mọi phương tiện hiện đại đang có ưu thế nhằm đưa ánh sáng đạo Phật đi vào đời sống cộng đồng xã hội. Trên tinh thần này báo chí điện tử có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển báo chí Phật Giáo tại Việt Nam. Như lời tiên đoán của một nhà khoa học Vật lý, cha đẻ của thuyết tương đối, Albert Einstein (1879-1955), người đã được tạp chí Time (27/12/1999) bầu chọn là người của thế
kỷ: "Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh,
giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể, gồm mọi lãnh vực trên, trong cái nhất thể đầy ý nghĩa. Chỉ có Phật Giáo mới đáp ứng được các điều đó."
Vậy muốn phát triển hơn, vươn xa hơn, có ảnh hưởng rộng lớn hơn tới cộng đồng người Việt trên khắp thế giới hay giới thiệu Phật Giáo Việt Nam với bạn bè quốc tế thì chúng ta cần áp dụng mạnh mẽ hơn, triệt để hơn công nghệ thông tin vào sản xuất báo chí Phật Giáo . Từ đó không chỉ Phật tử mà cả những công chúng ngoài Phật Giáo tại Việt Nam có thể tự hào rằng nền báo chí Phật Giáo của ta phát triển và hoà nhập với “báo chí tôn giáo toàn cầu”. Giờ đây phương tiện truyền
thông phá bỏ những chướng ngại của mọi ranh giới địa lý, quốc gia, ngôn ngữ và chủng tộc. Nó đã được chuyển tải trên các trang báo viết, báo điện tử. Thế mạnh ngày nay cho việc thông tin Phật pháp trên bình diện toàn cầu là các trang báo điện tử, hay các trang nhà Phật học. Chính các trang nhà này giúp cho mọi người con Phật hiểu nhau hơn một cách nhanh chóng và tiện lợi. Hiện nay, trên khắp thế giới, các Web site Phật học đã đang và sẽ còn lần lượt ra đời bằng nhiều thứ ngôn ngữ khác nhau của các dân tộc, để góp phần đem thông điệp từ bi, trí tuệ và cứu khổ của đức Phật đến với mọi người. Trong số các trang Web Phật học đó có các trang nhà bằng tiếng Việt mà trong bài này muốn đề cập.
Báo chí điện tử của Phật Giáo bằng tiếng Việt ở nước ngoài chỉ mới xuất hiện trong vài năm trở lại đây nhất là đầu năm 1999. Thực sự các mạng Internet Phật Giáo thật sự rộ lên trong những năm cuối của thập niên cuối cùng của thế kỷ 20. Tuy nhiên Phật Giáo Việt Nam trong nước hiếm có trang báo điện tử nào nhằm giới thiệu hoạt động hoặc thông tin về Phật Giáo . Đây cũng là một điểm hạn chế cho việc truyền tải và tiếp nhận thông tin của báo chí Phật Giáo tại Việt Nam. Tuy nhiên, các trang điện tử bằng tiếng Việt, do người Việt ở nước ngoài làm hoạt động khá mạnh. Phần lớn các trang này đều có các bài viết bằng 2 ngôn ngữ Anh và Việt. Riêng 3 mạng BudddhaSasana, Đạo Phật Ngày Nay và Quảng Đức là các mạng có hai phần tiếng Anh và tiếng Việt riêng biệt, có giá trị tu học cao. Trong phạm vi
luận văn này, người viết không nhằm nhận định nội dung của các trang Web ở khía cạnh quan điểm, chính kiến, mà chỉ đơn thuần giới thiệu một khuynh hướng truyền bá Chánh pháp cần thiết của báo chí Phật Giáo trong xu thế phát triển và hội nhập của thời đại mới.
Một trong những website đầu tiên trên thế giới là Hoa Sen, thiết lập năm 1994. Đây là web site tiếng Việt sử dụng kỹ thuật hiện đại, vi tính để độc giả khắp nơi trên thế giới có thể đọc được chữ Việt, mà không cần có phông chữ Việt trong máy vi tính. Hoa Sen như một thư viện Phật học nhỏ, lưu trữ các kinh sách Phật Giáo và các bài giảng với những pháp môn tu tập khác nhau. Điạ chỉ truy cập là
http://www.jps.net/hoasen. Bên cạnh đó, trang web này cũng có một địa chỉ khác là:
http://www.saigon.com/~hoasen.
Trang Lotusproduction được thành lập năm 1996. Địa chỉ vào xem là: http://www.lotuspro.net. Hiện nay web site này có những mục: Đại tạng kinh Việt Nam (bản dịch của Hoà Thượng Thích Minh Châu), trang giảng pháp với 400 bài Pháp và có mục phát thanh gồm ba chương trình: Ánh Đạo vàng, Diệu Âm, Tiếng chuông và những băng đọc kinh, truyện Phật Giáo qua nhiều giọng đọc khác nhau như: Bạch Tuyết, Bích Phượng, Phương Hồng Quế, Hồng Vân, Đoàn Yên Linh, Mai Hiên, Thúy Vinh.... Dự hướng cho tương lai của Lotusproduction là sẽ phổ biến cuốn tự điển Phật học Việt- Anh (Vietnamese- Enghish Buddhist Dictionary) và một chương trình phát hình trên trang web này.
Cuối năm 1996, trang Phật Pháp BuddhaSasana được thành lập với dạng song ngữ Anh-Việt, điạ chỉ: htttp://www.budsas.org/ . Trang này là do đóng góp của nhiều Phật tử trên thế giới, với mục đích chủ yếu là lưu trữ và phổ biến các tài liệu từ nguồn kinh điển Nguyên thủy. Trang này đã thực hiện đăng tải nhiều quyển sách trực tuyến giá trị về căn bản Phật Pháp, hành thiền và các bản dịch Việt của kinh tạng Pali. Ngoài ra, trang nhà này còn có một mạng chi nhánh mang tên là "Con đường giải thoát" giới thiệu bao quát về Phật Giáo nguyên thủy cho người Việt với
địa chỉ: http://www.iinet.net.au/~ansonb/vnbud
Trang Sinh Thức với địa chỉ: http://www.sinhthuc.org lưu trữ các thông tin sinh hoạt của nhóm tu học Sinh Thức và các sách dịch do nhóm xuất bản. Trang
Phật Giáo http://www.saigon.com/~tdang lưu trữ một vài bài pháp luận và các quyển kinh trong dạng ảnh quét.
Đáng chú ý là trang nhà Quảng Đức ra đời vào đầu năm 1999, một trang
song ngữ Anh-Việt, với nhiều tài liệu Phật học giá trị. Điạ chỉ truy cập của mạng là: http://www.quangduc.com Trang này do đại đức Thích Nguyên Tạng, một cựu học Tăng tốt nghiệp Hoc viện PGVN (Cao Cấp Phật Học VN tại Tp HCM khoá III) đang sống ở Úc thực hiện. Đây là trang có bố cục rõ ràng với nhiều chủ đề Phật học khác nhau, được giới độc giả ưa thích. Ngoài ra, trang nhà này còn có trang phụ đề, giới thiệu về cuộc đời và hạnh nguyện của bồ-tát Thích Quảng Đức cho giới độc giả phương Tây. Địa chỉ của mạng là http://www.eisa.net.au/~quangduc
Năm 2000, website Đạo Phật Ngày Nay xuất hiện, do đại đức Thích Nhật Từ phụ trách. Địa chỉ truy cập của mạng là: http://members.xoom.com/budtoday . Đây là trang Phật học Anh- Việt, được phân bổ theo một bố cục của các ngành khoa học hiện đại. Chẳng hạn như triết học Phật Giáo , đạo đức học tâm lý, giáo dục Phật Giáo , xã hội học Phật Giáo , môi trường học Phật Giáo , quản trị học Phật Giáo , Phật Giáo và khoa học, v.v… Đạo Phật Ngày Nay là một trang Phật học thuần túy, không liên hệ đến chính trị, với số lượng độc giả ngày càng nhiều. Bài viết ngày càng phong phú. Ngoài ra, đây là trang nhà duy nhất giới thiệu hầu hết các bản dịch kinh luật luận đại thừa của Hoà thượng Thích Trí Quang.
Và cũng trong năm 2000 các cư sĩ Lại Như Bằng – Nguyên Phúc (ở Pháp), đệ tử của cố Hoà thượng Thích Thiện Châu, địa chỉ:
http://www.multimania.com/cusi.
Một trong những tờ báo đi đầu trong việc xây dựng trang web báo chí Phật Giáo tại Việt Nam phải kể đến Giác ngộ, địa chỉ http://www.giacngo.vn/. Tuy nhiên cũng phải đến 19/3/2008 trang web này mới được thành lập. Hiện trang web này thu hút được rất nhiều sự quan tâm của Phật tử cũng như công chúng báo chí trong cả nước.
2.3 Tiểu kết: .
Từ khi xuất hiện, Báo chí Phật Giáo Việt Nam phát triển song hành cùng với những bước thăng trầm của lịch sử dân tộc. Có lúc báo Phật Giáo trực tiếp đấu tranh
không khoan nhượng với các thế lực ngoại bang đến phân hoá để đô hộ nhân dân ta và ngay trong nội tình cũng có lúc phê phán góp ý xây dựng. Có thể nói tinh thần này là bản sắc đặc thù của báo chí Phật Giáo nói riêng và Phật Giáo Việt Nam nói chung.
Sang giai đoạn mới, ở kỷ nguyên mới, việc không đầu tư chuyển mình cho một giai đoạn tất nhiên sẽ bị mai một. Vì thế báo chí Phật Giáo Việt Nam ngày càng cần phải có những bước tiến vượt bậc về cả nội dung và hình thức thể hiện. Về mặt nội dung, báo chí Phật Giáo cần thoát ra khỏi sự bó buộc mình trong khuôn khổ Phật sự. Báo chí Phật Giáo phải gắn bó với tin tức thời sự trên nền tảng quan điểm Phật Giáo . Có như vậy, báo chí Phật Giáo mới không tự cô lập mình, đánh mất tính báo chí, trở nên lạc hậu, tạo thành một ốc đảo trước sự phát triển của báo chí hiện đại. Khuôn mặt mới của báo chí Phật Giáo cần có sự hiện diện rộng rãi hơn những bài viết về các vấn đề văn hóa, xã hội trong nước và quốc tế, dưới góc nhìn Đạo Phật.
Tuy nhiên, để báo chí Phật Giáo cũng như Phật Giáo Việt Nam ngày càng tiếp cận hơn với thế giới cũng cần áp dụng thêm công nghệ thông tin. Ví dụ như nên mở một trang web trên Internet bằng hai ngôn ngữ Anh và Việt nhằm giới thiệu về Phật Giáo Việt Nam, báo chí Phật Giáo … giao lưu với các nước có cộng đồng người Việt Nam sinh sống, đồng thời cũng thu nhận, cập nhật hoá những thông tin nhằm góp phần phát triển Giáo Hội. Hy vọng trong tương lai báo chí Phật Giáo Việt Nam sẽ bắt kịp với đà tiến bộ của nền báo chí nước ngoài, góp phần cùng với nhân dân Việt Nam thực hiện tinh thần dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh.
Chương 3: