NGHỆ THUẬT THÔNG TIN TRÊN BÁO CHÍ PHẬT GIÁO 3.1 Hình thức thể hiện các báo chí Phật Giáo

Một phần của tài liệu Báo chí Phật giáo tại Việt Nam - Thực trạng và vấn đề (Trang 88 - 92)

là hết sức lớn lao Trong khi đó, sự phát triển của báo chí Phật Giáo hết sức mất cân đối với sự phát triển chung của báo chí nước nhà Chùa tháp xây

NGHỆ THUẬT THÔNG TIN TRÊN BÁO CHÍ PHẬT GIÁO 3.1 Hình thức thể hiện các báo chí Phật Giáo

3.1 Hình thức thể hiện các báo chí Phật Giáo .

Trong cả ba ấn phẩm là báo Giác ngộ, nguyệt san Giác ngộ và tạp chí Văn hóa Phật Giáo đều sử dụng rất nhiều ngôn ngữ phi văn tự như hình vẽ, ảnh minh họa (gần 50% tổng dung lượng). Ảnh và tranh minh họa làm cho những dòng chữ trở nên sinh động và hấp dẫn hơn. Người đọc có cảm nhận gần gũi hơn với vấn đề mà bài biết truyền tải. từ đó làm tăng thêm hiệu quả thông tin. Tạp chí Văn hóa Phật Giáo sử dụng hình ảnh hợp lý và màu sắc đẹp rất lôi cuốn người xem. Tờ tạp chí này tận dụng tối đa hiệu quả của màu sắc, hình ảnh làm nổi bật sự tương phản giữa chữ và phông ảnh nền. Có hình ảnh được trải rộng trên cả 2 trang gây ấn tượng mạnh với người độc. Nhìn chung Tạp chí Văn Hoá Phật Giáo đang chiếm vị trí số một trong làng báo chí Phật Giáo hình thức trình bày. Các bài viết đều được dựng rất công phu, hình ảnh nhiều đẹp, mắt tạo được thiện cảm ngay từ cái nhìn đầu tiên. Điều đó rất quan trọng trong việc thu hút sự quan tâm của công chúng báo chí trong thời đại “bùng nổ thông tin” như hiện nay.

Trong lĩnh vực báo chí Phật Giáo mà bản luận văn này đề cập đến được hiểu theo nghĩ bao hàm tất cả các vấn đề, đề tài được đăng tải trên báo chí Phật Giáo . Muốn có cái nhìn tổng quát về toàn cảnh báo chí Phật Giáo Việt Nam trong việc chuyển tại loại thông tin này, ta cần khảo sát cả ba loại hình báo chí (báo in, báo phát thanh và truyền hình). Qua đó, chúng ta có thể thấy rõ nét tương đồng và dị biệt của ba phong cách thể hiện cũng như những vấn đề mà họ đề cập. Tuy nhiên

trong khuôn khổ bản luận văn, chúng tôi chỉ xin tập trung vào khảo sát những bài viết trên báo tuần Giác ngộ, nguyệt san Giác ngộ và tạp chí Văn hóa Phật Giáo. Qua 3 ấn phẩm này, chúng ta có thể thấy được những hình thức truyền tải thông tin thường được thể hiện qua các dạng bài viết như sau:

- Thuyết Pháp, Phật học

- Phản ánh Phật sự trong nước và trên thế giới

- Những vấn đề văn hóa, xã hội kinh tế dưới góc nhìn Phật Giáo . - Chuyên đề

- Trao đổi, Tư vấn, Diễn đàn, bạn đọc viết…

Khảo sát chung về bố cục, hình thức và ngôn ngữ thể hiện cho thấy:

Đối với loại bài viết nhằm Thuyết Pháp, Phật học thường mang tính chuyên luận.

tính chất lý luận rất cao, trong khi công chúng không phải ai cũng có kiến thức về Phật Giáo . Những loại bài viết này, có tính định hướng và giáo dục cao. Nếu được sử dụng rộng rãi là diễn giải dễ hiểu hơn, bài viết sẽ có tác dụng nâng cao kiến thức và tư duy Phật Giáo cho công chúng. Một số bài viết đã được “mềm hóa” với ngôn ngữ thể hiện gần gũi với cuộc sống hơn. Tuy nhiên, điều đó không làm mất đi sự logic của lập luận và tính mạch lạc trong tư duy. Như bài “Vai trò của người phụ nữ

trong Phật Giáo ” (Hòa thượng Thích Trí Quảng, báo Giác ngộ, số 518, 02/1/2010,

tr 16- 17) và còn đăng trong nhiều số tiếp theo. Hay Hạnh nguyện Đức Bồ Tát Thế

Âm (Thích Đức Thắng, Nguyệt san Giác ngộ, số 145, 04/2008, tr 5- 10)…

Phản ánh Phật sự trong nước và trên thế giới là loại bài viết rất phổ biến trên báo

chí Phật Giáo . Mục đích chính của loại bài này là thông tin nhanh, ngắn gọn về những hoạt động, sự kiện, sự việc… của các tăng ni, Phật tử, Phật Giáo trong nước và trên thế giới. Để người đọc có thể nắm được tình hình Phật sự đang diễn ra khắp nơi, đồng thời thu nhận được những ý kiến đánh giá sơ bộ của người viết về sự kiện đó.

Nhằm giúp độc giả có cái nhìn tổng quát về sự kiện, người viết thường sử dụng biệt pháp tường thuật và bình luận là chủ yếu. Các bài viết thường có bố cục linh hoạt, không gò bó, khuôn sáo, cứng nhắc, đơn giản và tương đối ổn định ở những phần là:

- Giới thiệu thời gian, địa điểm

- Kể lại nội dung diễn biến sự kiện chính

- Có thể đưa ra một vài nhận xét, đánh giá sơ bộ.

Các bài viết có nội dung như thế này thường rất gần gũi với thể loại tin, phản ánh... Vì mục đích chính của nó là thông báo thông tin, do đó cách trình bày diễn biến sự kiện không nhất thiết phải theo trình tự thời gian. Chúng tôi tạm chia bố cục các bài viết về Phật sự trong nước và trên thế giới ra là 3 loại sau:

- Bố cục theo trình tự của sự kiện: tác giả trình bày các chi tiết theo diễn biến chính của sự kiện. VD: “Đại hội đại biểu Phật Giáo toàn quốc lần thứ VI” (Văn hóa Phật Giáo , số 48, 01/1/2008, tr 56- 59) được trình bày theo trình tự thời gian của sự kiện. Khai mạc, diễn biến, bế mạc rồi tới các hoạt động xung quanh đại hội.

- Bố cục theo trình tự giảm dần mức độ quan trọng của sự kiện. Đưa ra những thông tin quan trọng nhất lên đầu, gây chú ý của độc giả. Tiếp đó là mức độc quan trọng giảm dần.

- Bố cục xem kẽ các phần giới thiệu và bình luận. Đây là bài viết có chiều sâu trong 3 loại bố cục này. “Xây dựng và phát triển báo Giác ngộ”, tác giả H.Diệu đi thẳng vào vấn đề chính là “Cần đi thẳng vào những vấn đề tăng ni, bạn đọc quan

tâm hơn là chọn giải pháp an toàn”. Sau đó tác giả mới diễn giải các vấn đề có liên

quan.

Báo chí nói chung và báo chí Phật Giáo nói riêng chính là tấm gương phản ánh cuộc sống xã hội, văn hóa, kinh tế… của mỗi quốc gia qua từng thời khác

nhau. Tuy nhiên Báo chí Phật Giáo đã gửi thông tin về những đề này tới khán giả

dưới góc nhìn Phật Giáo . Báo chí Phật Giáo góp phần không nhỏ trong việc giáo

dục tình yêu thương con người, lòng tự hòa dân tộc, ý chí kiên cường bảo vệ tổ quốc hay đơn giản chỉ là cuộc sống của mỗi người trong xã hội hiện đại này. Các bài viết về vấn đề văn hóa, xã hội, kinh tế chiếm tới 25% trên báo chí Phật Giáo . Cũng giống những dòng báo chí khác, báo chí Phật Giáo ủng hộ, ca ngợi những việc làm tốt và chỉ ra những cái chưa được, đồng thời gợi ý những giải pháp cho vấn đề đó, dưới góc nhìn Phật Giáo . Tuy nhiên, những bài viết này thường ở dạng phản ánh vấn đề nào đó thuộc các lĩnh vực trên. Sau đó, liên hệ với lời Phật dạy,

kinh Phật, đạo đức Phật Giáo hay tâm thức Phật Giáo … điều đó khiến cho người đọc có cái nhìn tích cực, bao dung hơn về mọi vấn đề trong cuộc sống.

Nét nổi bật bất của báo chí Phật Giáo hiện nay là không chạy theo trào lưu “tin hot” (tin nóng, tin giật gân) nhằm câu khách. Các bài viết thường chân phương, giảm dị mà rất thâm thúy, sâu sắc với những triết lý Phật Giáo được vận dụng vào cuộc sống. Ví như thay vì mô tả sự thê thảm trong “Thảm kịch Cho Seung Hui”

(một trong những vụ nổ súng trong trường học trên đất Mỹ), tác giả Phạm Văn Nga (Tạp chí Văn hóa Phật Giáo , số 32, 01/5/2007, tr 3- 4) lại có cái nhìn khác. Người viết chỉ nhân chuyện sự kiện đó để nói về vấn đề tính “từ bi” trong hệ thống giáo dục hiện đại. Khác hẳn những tờ báo khác, đôi khi họ khai thác triệt để những vụ “hot” (nóng) để thu hút độc giả nhằm tăng số lượng phát hành.

Chuyên đề trên báo chí Phật Giáo , đặc biệt là các tạp chí, nguyệt san hay

bán nguyệt san thường xuất hiện những bài viết mang tính chuyên đề dưới dạng: phóng sự , ký sự dài kì, các bài giới thiệu kinh Phật, Tìm hiểu về lịch sử Phật Giáo , giáo lý nhà Phật… Nó thường dùng để phản ánh, phân tích một vấn đề lớn đang được xã hội quan tâm. Thông thường đây là thể loại bài thông tin chính luận làm nội dung chính. Loại bài này có tần xuất đăng tải không cao, chỉ chiếm khoảng 8%- 10%.

Để truyền tải nội dung, tác giả thường xác định vấn đề được công chúng quan tâm. Sau đó khảo sát các tài liệu, tìm hiểu thực tế, so sánh, liên hệ với giáo lý Phật Giáo và đưa ra những nhận xét nhất định. Dung lượng của lạo bài này không bị gò ép và giới hạn trong khuôn khổ hạn hẹp. Dung lượng có thể lên tới 1000 đên 300 từ/1 bài. VD: Chuyên đề Về những tờ báo đầu tiên của báo chí Phật Giáo Việt Nam (Nguyễn Đại Đồng, Nguyệt san Giác ngộ, số 147, 06/2008, tr 18- 23), Từ Bi Âm viên- Diễn đàn đầu tiên của Ni giới trong hoạt động hoằng pháp (Nguyễn Ngọc

Phan, Nguyệt san Giác ngộ, số 147, 06/2008, tr 24- 28), Phật Giáo và y học (Dương Quốc An- Công Sĩ, Nguyệt san Giác ngộ, số 145, 04/2008, tr 11- 35) gồm nhiều bài viết khác nhau cùng một chủ đề này…

Bố cục của bài chuyên đề thường có 3 phần chính: Đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luật. Tuy nhiên loại bài này có kết cấu co giãn, linh hoạt thuyết phục công

chúng không bằng lời lẽ bóng bẩy, hoa mỹ mà là bởi những thông tin mới mẻ, sự chặt chẽ trong các luận điểm, mang tính khái quát cao với sự phân tích sâu sắc…

Hình thức thể hiện của các bài viết Trao đổi, Tư vấn, Diễn đàn… thường

là dạng trao đổi, tọa đàm, hỏi- đáp rất gần với thể loại phỏng vấn:

- Các bài viết dạng hỏi-đáp: là hình thức phổ biến nhất, dễ đọc. Bố cục được trình bày tuần tự người hỏi, người trả lời theo một hệ thống nhất định của vấn đề. VD: chuyên mục Bên tách trà của tạp chí Văn hóa Phật Giáo thường xuyên sử dụng phương pháp. “Người trẻ với như cầu khám phá nội tâm” ( Đồ Mi, số 40, tr 7- 11), Phỏng vấn GS- TS Nguyễn Thuyết Phong “Kho tàng âm nhạc Phật Giáo Việt Nam

là vật báu của nhân loại” (Lê Mỹ, số 47, 15/12/2007, tr7- 11),

- Phỏng vấn được trích dẫn: bài báo được viết dưới dạng bài tổng hợp hoặc tường thuật, trong đó nội dung chủ yếu dành cho những trích dẫn. Các nhân vật chính trong bài đều được miêu tả sinh động, hấp dẫn và đầy sự tin cậy. Bên cạnh đó, những chi tiết thuộc về bối cảnh kèm theo những lời giải thích khiến cho các bài viết trở nên thu hút hơn. Trong bài “Đời sống tình cảm của nhà chùa” (Tỳ kheo Thích Chơn Thiện, Văn hóa Phật Giáo , số 49+ 50, 15/1/2008, tr 1517). Bài viết dưới dạng tổng hợp có chèn thêm các đoạn phỏng vấn theo kiểu hội thoại giữa người hỏi và người trả lời. Điều đó giúp cho câu chuyện trở nên sinh động hơn với bối cảnh, cảm xúc và cả cuộc phỏng vấn.

- Phỏng vấn dạng trò chuyện: phóng viên và người được phỏng vấn cùng có mặt. Bài viết cũng thuật lại bối cảnh, không khí cuộc trò chuyện. Bài báo đôi khi được trình bày kiểu đối thoại như trong tiểu thuyết.

- Phỏng vấn độc thoại: kiểu phóng vấn này ít được dùng. Vì nó hoàn toàn không có câu hỏi, hoặc chỉ có một câu hỏi và một trích dẫn vài lời người được phỏng vấn. Dạng bài này thường được coi như một lời tuyên bố. Các tác giả chia bài viết thành nhiều đoạn bằng tít xen lẫn và lời dẫn chuyển đoạn giúp bài viết sinh động và đỡ cứng nhắc hơn.

Một phần của tài liệu Báo chí Phật giáo tại Việt Nam - Thực trạng và vấn đề (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)