Giáo của họ là Phật Giáo và chấm dứt truyền bá Cơ Đốc giáo trong xã hội của họ Cư sĩ Pierre Marti, pháp danh là Long Tử, đã từng diễn thuyết về Phật

Một phần của tài liệu Báo chí Phật giáo tại Việt Nam - Thực trạng và vấn đề (Trang 54 - 58)

họ. Cư sĩ Pierre Marti, pháp danh là Long Tử, đã từng diễn thuyết về Phật Giáo tại các chùa cao nguyên Trung Phần bằng tiếng Việt. Ông là quản lý cho tập san Liên Hoa từ năm 1951 đến 1954.

Những thập niên 50-60 cho thấy các báo tạp chí Phật Giáo chủ yếu là lo củng cố tổ chức hội, hệ phái mình. Vì thế việc thảo luận sôi nổi trên các diễn đàn ngôn luận Phật Giáo . Giai đoạn này nhiều tạp chí được phép xuất bản nhưng "tuổi thọ" không cao, thường chỉ ra mắt một đến hai số thì không thấy xuất hiện nữa. Ngoại trừ tờ tạp chí Phật Giáo Việt Nam có những bài viết kêu gọi đoàn kết, nhằm thống nhất các tập đoàn, đề xuất cải cách nhưng công cuộc vận động của những người chủ trương tiến bộ này như tiếng kêu giữa đại dương, chẳng mấy ai quan tâm. Sau hơn một thập niên kêu gọi đoàn kết thống nhất Phật Giáo Việt Nam, năm 1963 Phật Giáo đi vào cuộc đấu tranh do kỳ thị tôn giáo của chế độ Ngô Đình Diệm và

cuộc đấu tranh của Tăng Ni Phật tử Việt Nam tạo được sự chuyển biến. Vào ngày 31/12/1963, các tập đoàn Phật Giáo đã tổ chức Đại hội tại Chùa Xá Lợi và Giáo hội Phật Giáo Việt Nam ra đời. Không được bao lâu nội bộ Giáo hội bị phân hóa cho nên việc xuất bản báo và các tạp chí không được phong phú như những thập niên trước.

Sau công cuộc đấu tranh thành công năm 1963, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam- Viện hoá Đạo đã cho xuất bản tuần báo Hải Triều Âm (tuần báo Văn nghệ- Thông tin- Nghị luận) do Hòa Thượng Nhất Hạnh làm chủ nhiệm. Số đầu tiên ra ngày 21- 4-1964, dày 12 trang. Một năm sau, Hải triều Âm đổi tên thành Nhật báo Chánh

Đạo. Tuy nhiên ngày 13- 09- 1969 (số thứ 21), báo bị đình bản do đăng nhiều bài công kích chính quyền Sài gòn, khi đem Hòa Thượng Thích Thiện Minh ra toà án Quân sự vùng 3 xét xử với tội danh "tán trợ đào binh, chứa chấp vũ khí và liên lạc

với Cộng sản". Sau khi Nhật báo Chánh Đạo bị đóng cửa không cho hoạt động

Giáo hội Phật Giáo Việt Nam đã ra tuần báo Thiện Mỹ, do Ông Lê Văn Hiếu

làm chủ nhiệm và cư sĩ Võ đình Cường làm Tổng thư ký nhưng chỉ có 53 số thì bị đình bản.

Năm 1965, tạp chí nghiên cứu Vạn Hạnh ra đời do Hòa Thượng Thích Đức Nhuận làm chủ nhiệm kiêm chủ bút. Đây là tạp chí chuyên nghiên cứu các vấn đề Phật học, triết học Đông Tây với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu có tên tuổi như: Nguyễn Đăng Thục, Phạm Công Thiện, Nghiêm Xuân Hồng... nhưng chỉ có 2 năm sau, 1967 thì đình bản. Song song với tạp chí Nghiên cứu Vạn Hạnh, tạp chí Đại Từ Bi cơ quan ngôn luận của Nha Tuyên Phật Giáo do Hòa Thượng Tâm Giác làm chủ nhiệm, đến năm 1975 thì đình bản. Tháng 7-1965 tập san Giữ Thơm Quê Mẹ của Nhà xuất bản Lá Bối do Hoài Khanh phụ trách ra đời và tồn tại đến tháng 7 năm 1975 thì đình bản. Ngày 15- 8-1966, tạp chí An Lạc tiếng nói của Tăng sinh ra số đầu tiên do Thượng tọa Thích Thông Bửu quản nhiệm. Tạp chí Tư Tưởng của Viện Đại Học Vạn Hạnh xuất bản tháng 8 năm 1967, do Hòa Thượng Thích Minh Châu làm chủ nhiệm, nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu Phật học, triết học, văn hoá, giáo dục. Những người viết cho tạp chí này là các nhà nghiên cứu, các vị giáo sư đang giảng dạy các trường Đại học tại Sài gòn, đến tháng 11 năm 1975 thì đình bản.

Năm 1971 Giáo hội Phật Giáo Việt Nam cho ra nhật báo thứ 2 với tên Gió Nam do Thượng tọa Huyền Diệu làm chủ nhiệm, nhưng chỉ một năm sau bị đình bản. Do nhật báo đã tố cáo tội ác Mỹ Sơn, Mỹ Lai trước toà án Hoa Kỳ, phiên xử 21-12-1969 ủy quyền cho luật sư Paul Marting King đại diện quyền lợi nạn nhân.

Bên cạnh đó, còn có rất nhiều các tạp chí chuyên đề nhằm phổ biến tinh thần Phật học cũng như hoạt động của các Tổng vụ nên xuất hiện các đặc san như: Bát Nhã của Tổng vụ tài chính kiến thiết do Hòa Thượng Thích Trí Thủ chủ nhiệm, Hoằng Pháp của Tổng Vụ Hoằng Pháp do Hòa Thượng Thích Huyền Vi làm chủ

nhiệm, tạp chí Văn Hoá của Tổng vụ Văn Hoá do Hòa Thượng Mãn Giác làm chủ nhiệm, Hải Triều Âm của Tổng Vụ Thanh Niên do Hòa Thượng Thiện Minh, Giác Đức, Nhật Thường luân phiên giữ trách nhiệm.

Sau khi thống nhất đất nước, tất cả các tổ chức Giáo hội của các hệ phái Phật

Giáo ngưng hoạt động cho nên những báo và tạp chí cũng tự ý đình bản. Tờ báo đầu tiên của Phật Giáo thời kì thống nhất là bán nguyệt san Giác Ngộ, cơ quan ngôn luận của Ban Liên Lạc Phật Giáo Yêu nước xuất bản nửa tháng l kỳ. Số đầu tiên ngày 1-1-1976, do Hòa Thượng Thích Minh Nguyệt làm chủ nhiệm, cư sĩ Võ Đình Cường làm Tổng Biên Tập. Vào ngày 20-10-1990, báo Giác Ngộ trực thuộc Thành Hội Phật Giáo Thành phố Hồ Chí Minh do Hòa Thượng Thích Thiện Hào

làm chủ nhiệm và Hòa Thượng Thích Trí Quảng làm Tổng biên tập ra đời. Kể từ tháng 4 năm 1996, báo Giác Ngộ trở thành tuần báo và có thêm một tờ Nguyệt san Giác Ngộ, phụ trương chuyên đề về Phật học. Qua 20 năm báo Giác Ngộ 3 lần thay đổi khổ giấy và nội dung. Tờ báo từng bước thay đổi nội dung và hình thức nhằm phục vụ cho Tăng Ni và Phật tử phù hợp với tình hình xuất bản báo chí hiện đại, hoà vào hệ thống báo chí Thành phố Hồ chí Minh nói riêng và báo chí cả nuớc nói chung trong sứ mệnh truyền bá Chánh pháp của Đạo Phật Việt Nam.

Tập văn do Ban Văn Hoá Trung Ương Giáo hội Phật Giáo Việt Nam xuất bản sau khi thống nhất Giáo Hội năm 1981 do cư sĩ Võ đình Cường chủ biên. Đây là tập văn chuyển tải những tư tưởng Phật Học của các nhà nghiên cứu Phật học trong và ngoài nước. Sau khi Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam ra đời tại Hà Nội một phân viện cũng được thành lập và tạp chí nghiên cứu Phật học trực thuộc Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam cũng được xuất bản 2 tháng 1 số số đầu tiên vào năm 1990 do Hòa Thượng Kim Cương Tử làm Tổng biên Tập. Tập nội san Vô Ưu thuộc Tỉnh Hội Phật Giáo tỉnh Dak Lak mỗi năm xuất bản 3 số vào những ngày Xuân, Phật Đản và Vu Lan. Đây là một nội san của một tỉnh hội Phật Giáo cao nguyên nên việc xuất bản là một nỗ lực lớn trong giai đoạn hiện nay.

2.2 Thực trạng và vấn đề của báo chí Phật Giáo tại Việt Nam (1981 đến nay). 2.2.1. Đôi nét chung về thực trạng báo chí Phật Giáo tại Việt Nam hiện nay. 2.2.1. Đôi nét chung về thực trạng báo chí Phật Giáo tại Việt Nam hiện nay.

Nhìn toàn cục từ khi có báo chí Phật Giáo đến nay, chúng ta chỉ mới có

“chí” mà hầu như chưa có “báo” đúng nghĩa, chỉ một trường hợp ngoại lệ là tờ

Nhật báo Chánh Đạo phát hành 1964- 1969. Còn lại thì Phật Giáo chỉ có tạp chí, tập văn, tập san, nội san… Tin tức trên báo, đối với một số nhà tu hành, là chuyện tron giới, chuyện làm động tâm, chuyện không đem lại lợi ích. Do đó, Phật Giáo không tham gia trên lĩnh vực báo cũng là điều dễ hiểu. Hầu hết ấn phẩm Phật Giáo được gọi là “báo”, nhưng thực chất, chỉ là dạng tuần san, mang nội dung chính là một tạp chí. Tin tức thu hẹp trong phạm vi nội bộ và cũng rất hạn chế.

Còn lại, nhiều tờ tạp chí Phật Giáo , tuy gọi là tạp chí, nhưng dấu ấn báo chí (theo hướng trình bày ở trên) rất mờ nhạt. Cũng có thể coi đó là những dạng tuyển tập phát hành định kỳ. Trong đó, những người viết hầu như chỉ đóng cửa bàn việc đạo, khó mà tìm thấy dấu tích của thời sự, ngoại trừ bài viết nhân dịp các ngày lễ lớn trong đạo. Các tạp chí như vậy hầu như không mang tính thời sự nên để nhiều năm sau lật ra đọc vẫn không thấy vấn đề trở ngại gì lớn cả. Đây là một đặc thù, nhưng theo ý kiến chủ quan của người viết, thì đây lại là một nhược điểm của báo chí Phật Giáo Việt Nam. Nói là nhược điểm vì Phật Giáo Việt Nam, cả trong nước lẫn ngoài nước, đã tự đóng khung mình trong một dạng hoạt động báo chí phiến diện. Báo chí Phật Giáo Việt Nam nói chung tồn tại gần như một dòng chảy khá tách biệt với báo chí hiện đại.

Không nói gì đến báo chí Phật Giáo Việt Nam hiện đại, mà sự phát triển cục bộ và lạc hậu đã có từ thời báo chí Phật Giáo Việt Nam trước 1975. Các tờ như Phật Giáo Việt Nam, Từ Quang, Liên Hoa, Hải Triều Âm, Tư Tưởng… nhiều bài, đến bây giờ đọc vẫn như mới. Nghĩa là, nó mang tính chất sách tuyển tập nhiều hơn, trong khi tính báo chí rất mờ nhạt. Trong thời điểm 40- 45 năm trước, khi sự phát triển báo chí không đến mức như bây giờ. Hạn chế này của báo chí Phật Giáo tại Việt Nam là vẫn có thể còn chấp nhận được. Nhưng đến nay, trước sự phát triển như vũ bão của báo chí hiện đại, thì với cung cách làm báo như hiện nay của Phật Giáo Việt Nam, với những tạp chí, nội san, tập san, tập văn… kiểu tháp ngà, thì hạn chế đó tất nhiên tăng lên nhiều lần.

Kết cuộc là dần dần, Phật Giáo chỉ có tuyển tập, cả trong nước lẫn ngoài nước, cả trên bản in giấy lẫn trên mạng. Thỉnh thoảng, có một số tin tức Phật sự, phổ biến thông cáo, thông bạch, thông điệp… thì đó là một dạng phổ biến văn bản nội bộ, không hẳn là báo chí. Trong khi đó, báo chí hiện đại đòi hỏi văn bản, âm thanh, hình ảnh phải gắn liền với cuộc sống không phải hàng ngày, mà hàng giờ, hàng phút như đã phân tích. Phật Giáo tại Việt Nam chưa có báo chí đúng nghĩa,

đó là một thực trạng. Và trong thực tế, ít ai chú ý đến hiện thực đó để coi nó là một vấn đề.

Đầu tiên, chúng ta xét báo chí Phật Giáo trong nước về mặt tỷ lệ, số lượng. Trước năm 1975, cả miền Nam Việt Nam có vài chục tờ báo và tạp chí. Số lượng báo chí Phật Giáo có tới 5, 6 tờ, kể cả một tờ Nhật báo. “Đến nay, toàn quốc có 702

cơ quan báo chí, trong đó: Báo in có 634 cơ quan báo chí với 813 ấn phẩm; phát thanh - truyền hình có 67 đài phát thanh, truyền hình; sóng phát thanh phủ kín 97,5% diện tích lãnh thổ và 85% dân số được xem truyền hình. Nếu như năm 1999, toàn quốc có 8.000 nhà báo được cấp thẻ thì đến nay, cả nước có gần 15.000 nhà báo được cấp thẻ. Báo điện tử ra đời từ năm 1997 đã có tốc độ phát triển nhanh với 10 báo điện tử, 130 trang tin điện tử của các cơ quan báo chí và hàng ngàn trang web có nội dung cung cấp thông tin”- Trang Web của Báo Lao động, (Cả nước có 702 cơ quan báo chí, Thứ Ba, 25.12.2007). Bước phát triển của báo chí nước ta

Một phần của tài liệu Báo chí Phật giáo tại Việt Nam - Thực trạng và vấn đề (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)