là hết sức lớn lao Trong khi đó, sự phát triển của báo chí Phật Giáo hết sức mất cân đối với sự phát triển chung của báo chí nước nhà Chùa tháp xây
2.2.2 Nội dung phản ánh của báo chí Phật Giáo tại Việt Nam.
Hầu hết các ấn phẩm báo chí Phật Giáo được ra đời với mục tiêu đầu tiên là tuyên truyền Phật Pháp, Hoằng Pháp, Phật học… cho công chúng. Trên các báo chí Phật Giáo công tác này chiếm tới 70% tại các tạp chí và nguyệt san. Đối với báo tuần thì thông tin được ưu tiên hàng đầu nên việc tuyên truyền Phật pháp, Hoằng pháp chỉ chiếm hơn 30%. Ngày nay các bài viết thuộc chuyên mục trên báo chí Phật Giáo này không đơn thuần là thuyết giảng, khô cứng mà được thổi vào đó hơi thở của cuộc sống. Vì thế tác phẩm vẫn đáp ứng được yêu cầu thuyết pháp và cũng rất gần gũi với đời sống của độc giả. Điều đó giúp cho việc tiếp nhận thông tin trở nên
dễ dàng và tự nhiên hơn. Ví như bài viết “Hóa giải những rắc rối trong quan hệ gia đình theo lời Phật dạy” (Quảng Trí, Nguyệt San Giác Ngộ, số 174): “Đạo Phật
không chống lại đời sống hôn nhân gia đình. Ngược lại, Đức Phật còn có những lời dạy thiết thực, giúp cho mọi người có thể vượt qua được những khó khăn, rắc rối nhằm tạo dựng cuộc sống gia đình hạnh phúc. Trong kinh Tăng Chi Bộ, phẩm Năm pháp, bài kinh Người gia chủ, Đức Phật đã khuyên bảo những người con gái sắp về nhà chồng rằng: Phải kính trọng và thương yêu chồng, kính trọng và đối xử hòa nhã với cha mẹ chồng, kính trọng những người mà chồng mình kính trọng; lo chu toàn công việc trong gia đình chồng, phải thông thạo các việc thuộc nữ công gia chánh; biết quản lý và sắp đặt công việc nhà, quan tâm đến những người làm công trong nhà, phân chia công việc phù hợp cho họ; không nên nuôi dưỡng những ý nghĩ chống lại chồng, không nên thô lỗ, độc ác, cay nghiệt đối với chồng, không nên tiêu xài hoang phí, bảo vệ và tiết kiệm tài sản mà chồng đã kiếm được; luôn luôn ân cần và trong sáng cả trong tâm tưởng lẫn trong hành động, chung thủy với chồng và không được ngoại tình trong tư tưởng cũng như trong hành động; tế nhị trong lời nói và lễ phép trong hành động, tử tế và siêng năng trong công việc; luôn quan tâm chăm sóc cho chồng, biết dịu dàng, bình tĩnh và thấu hiểu chồng, chia sẻ hoặc động viên, khuyên bảo chồng khi cần thiết. Đồng thời, Đức Phật còn khuyên các cô gái nên tìm hiểu kỹ về chồng, biết tính cách, hành động, tính khí của chồng, sẵn sàng giúp đỡ, cộng tác với chồng trong mọi công việc. Cùng với những lời khuyên dành cho người nữ, Đức Phật còn nhấn mạnh rằng, người nữ đóng vai trò rất quan trọng trong gia đình. Sự an vui, hạnh phúc và hòa thuận trong gia đình là phần lớn phụ thuộc vào người phụ nữ”.
Những bài viết thuyết giảng Phật pháp về Vô Lượng nghĩa kinh vô lượng
nghĩa xứ Tam muội cũng đuợc viết lại cho dễ hiểu không xa dời cuộc sống thường
nhật hơn (Hoà thượng Thích Trí Quản, Giác ngộ, 26/09/2912): “nếu có việc khó, nhưng ta nhận được tín hiệu của Phật, của Bồ tát hay của Long thiên, thì cứ đi, mặc dù rất nguy hiểm, nhưng chúng ta sẽ hoàn toàn bình ổn. Tín hiệu một mà chúng ta nhận là Phật bổ xứ chúng ta đến đó và chúng ta quyết tâm làm việc đó, dù phải chết. Phật bổ xứ và ta quyết tâm, hai điều này gắn liền với nhau. Người khác thấy
sợ và tránh né, nhưng chúng ta không sợ. Tôi nghĩ Phật bổ chúng ta đến làm, nếu ta chết thì xác thân này mất, nhưng chân linh ta về với Phật; như vậy quá tốt, còn sợ làm sao tu. Hai là tín hiệu của Bồ tát, hay lực Bồ tát gia bị. Các Bồ tát khuyến khích chúng ta rằng đây là việc tốt, nên làm, các ngài sẽ giúp đỡ. Chúng ta nhận được tín hiệu này, tức có được lực tác động của Bồ tát vô hình và chúng ta cũng quyết tâm làm, đồng thời có người bạn hữu hình cũng đồng tình với mình, thì chết cũng làm. Ví dụ Hòa thượng Quảng Đức tự thiêu vì ngài đã nhận được tín hiệu của Phật rồi, không phải đến pháp nạn mới làm và ngài cũng nhận được sự đồng tình của Bồ tát hiện tại là các bạn đồng tu”.
Nhìn chung, công tác hoằng pháp hiện nay không những hoạt động đúng
theo tôn chỉ và mục đích của Chánh pháp mà còn được vận dụng một cách mềm mại, nhuần nhuyễn vào hiện thực cuộc sống. Tuy nhiên, việc phản ánh tuyên truyền Phật pháp chỉ tập trung ở các thành phố lớn. Phóng viên báo Giác Ngộ đã gặp gỡ và trao đổi cùng TT.Thích Bảo Nghiêm Phó Chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng ban Hoằng pháp T.Ư GHPGVN (Giang Phong, Giác ngộ, 04/02/2009): “Việc Hoằng Pháp chưa triển khai, phân bổ các giảng sư đến giảng tại các tỉnh thành thuộc vùng sâu, vùng xa hoặc các tỉnh thành thiếu giảng sư. Đối với tài liệu thuyết giảng chính thức của Ban Hoằng pháp cũng chưa được biên soạn, việc hướng dẫn giảng dạy tại các lớp giáo lý, các khóa ACKH chưa được đồng bộ, thiếu hẳn lực lượng giảng sư. Để khắc phục những nhược điểm trên, Ban Hoằng pháp sẽ có kế hoạch hoạt động cụ thể trong chương trình hoạt động năm 2009”.
Các bài viết ghi lại những buổi thuyết giảng hay tại các giảng đường, các đạo tràng tu Bát quan trai, các khóa tu Phật thất, một ngày an lạc, các lớp giáo lý tại các tự, viện trong cả nước… cũng được đăng tải trên các tờ báo, tạp chí Phật Giáo . Hiện cũng có tập Nội san Chuyển Pháp Luân của ngành hoằng pháp, phát hành trong Tăng Ni, Phật tử. Bên cạnh đó các tờ báo chí Phật Giáo cũng cần tăng cường phản ánh xã hội hóa công tác hoằng pháp, nhất là đối với các vùng miền núi hay dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu của xã hội và đông đảo Tăng Ni, Phật tử Ban Hoằng pháp cũng như các tỉnh, Thành hội Phật Giáo cần nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc thống nhất các chỉ đạo chủ trương và xác định biện pháp thực
hiện sao cho có hiệu quả. Với mục đích nâng cao khả năng chuyên môn, phương thức hoằng pháp trong bối cảnh đất nước đang phát triển trên mọi lĩnh vực với xu thế toàn cầu hóa. Báo chí Phật Giáo cũng góp phần đưa giáo lý Phật Giáo đến với mọi tầng lớp trong xã hội từ thành thị đến nông thôn, các vùng dân tộc thiểu số, hướng tới cộng đồng người Việt ở nước ngoài để cùng nhau học tập, hướng thiện và nhớ về cội nguồn dân tộc một cách thiết thực. Đây là cơ hội và cũng là thách thức lớn đối với báo chí Phật Giáo trong mảng Phật pháp, hoằng pháp.
Bài viết về các triết lý, thuyết pháp Phật Giáo như: Thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ thuyết giảng ở Viện Omega- Hoa kỳ (Thích Quảng Đạt, báo Giác ngộ, số
506, 10/10/2009, tr 31). Cũng trong số này có bài “16.000 thanh niên ở Vancouver
tham dự buổi thuyết giảng của Đức Dalai Latma” của tác giả Thích Định Tánh, Ấn
độ- Phật Giáo có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế và hòa bình
(Thích Quảng Đạt, báo Giác ngộ, số 508, 24/10/2009, tr 31), Ấn Độ- Đại học Phật
Giáo cổ xưa nhất thế giới sẽ là một cơ sở giáo dục quốc tế (Thích Hải Châu, báo Giác Ngộ, số 510, 07/11/2009, tr 26), Anh- Nghiên cứu vai trò tu sỹ Phật Giáo trong nghi thức tang lễ (Thích Định Tánh, Báo Giác ngộ, số 503, 19/9/2009, tr 26).
Giới thiệu về Gyatongpa “Bộ kinh bát nhã viết tay nổi tiếng của Bhutan” _Sơn Nam (Văn hóa Phật Giáo , số 48/ 01/1/2008, tr 47- 49). Qua đó đọc giả khám phá ra rằng “Phật Giáo không chỉ có một bản kinh duy nhất như Kinh Thánh của Đạo Thiên Chúa hay Kinh Koran của đạo Hồi. Cho đến nay, những lời kinh vẫn đang được thực hành rỗng rãi trong đời sống của Phật tử trên dãy Himalaya. Như lời giáo sư David Germano- Đại học Virginia, đã nói: “Văn hóa Phật Giáo Himalaya là văn hóa của các lời kinh Phật. Kinh Gyatongpa tuy rất đồ sộ nhưng mới chỉ là một phần nhỏ trong kho tàng Đại tạng Kinh Phật Giáo . Để tóm tắt quan điểm về bản kinh của vương quốc Phật Giáo Bhutan, có thể nói rằng bản kinh là hiện thân của Đức Phật dưới dạng văn tự”.
Vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội trong hoạt động của báo chí Phật Giáo
tại Việt Nam cũng giống như các phương tiện thông tin đại chúng khác. Báo chí Phật Giáo luôn tìm cách đáp ứng nhu cầu thông tin của xã hội. Trong quá trình phát triển của lịch sử, bất cứ nền báo chí nào cũng phục vụ cho giai cấp, xã hội đã sinh ra
nền báo chí đó. Báo chí Phật Giáo Việt Nam cũng như vậy. Mọi hoạt động của báo chí Phật Giáo Việt Nam cũng nhằm để phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo về đất nước trong mọi thời kì. Dưới góc nhìn của tạp chí Phật Giáo , tạp chí Văn hóa Phật Giáo đã đăng bài phát biểu đầy tự hào và tin tưởng vào đường lối của Đảng và Nhà nước ta trong các chính sách về tôn giáo, của giáo sư Cao Huy Thuấn, trong Tuần lễ Phật đản- 2008 tại Huế. Ông nói: “Tôi không xem đây như một việc chính
quyền xen vào nội bộ tôn giáo. Đặc biệt, tôi xem đây như một việc làm rất có ý thức… Nhà nước và Phật Giáo cùng tổ chức ăn mừng chung một thắng lợi chung, một ngày rực rỡ chung… Chủ đề của ngày Phật Đản LHQ 2008 ghi rõ Đóng góp của Phật Giáo vào việc xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và dân sự. Vấn đề đặt ra trong ngày lễ trọng đại như thế này, trên đà tiến như thế này của đất nước, chúng ta có bổn phận phải trả lời như một người trưởng thành”. (Cao Huy Thuấn, Ý nghĩ Lễ Phật đản 2008: Xã hội công bằng, dân chủ và dân sự, Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo , số 58, 01/6/2008, tr 39- 44). Qua đó ta có thể nhận thấy rằng báo chí
Phật Giáo cũng góp phần khơi gợi tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc và tuyên truyền tình yêu thương bác ái giữa con người với con người. Vì thế, báo chí Phật Giáo cũng không thể trái ngược với tinh thần của Hiến pháp, Pháp luật Nhà nước, hay chống lại đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản hay phủ nhận truyền thống lịch sử, đạo lý của dân tộc.
Báo chí Phật Giáo cũng có nhiều bài viết mang tính góp ý chỉ ra cái chưa được và ủng hộ những chính sách đúng đắn trong xã hội. Báo chí Phật Giáo không hề ngần ngại khi viết bài dài kỳ “ Đừng để quyền đi liền với lợi” rằng “Ở bất kì phiên họp Quốc hội lần nào chúng ta cũng đều nghe các vị dân biểu tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước gửi tới các cơ quan Nhà nước. Phần lớn ý kiến (997/1.558) ở kỳ hợp trước bày tỏ những bức xúc đến vấn đề chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí mà theo nhận định của Đại tá Nguyễn Hòa Bình, Cục trường Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ trong bài phỏng vấn của báo Tuổi trẻ thì tham nhũng hiện nay rất phức tạp, thể hiện qua việc gia tăng trong 7 yếu tố được ông liệt kê: số lượng các vụ, quy mô, phạm vi ngành, vị trí xã hội cao, lĩnh vực kinh tế trọng điểm, lợi dụng pháp luật, quản lý đất đai… Dưới
lăng kính Phật Giáo , để chế ngự được ngọn lửa tham sân si nung nấu tâm thức mình, người giữ quyền lực phải trang bị Chánh tư duy để suy niệm chân chánh về vai trò công bộc của mình, lọai bỏ nhưng tư tưởng bất thiện, nuôi dưỡng tâm từ ái” (Nguyên Cẩn, Giác ngộ, 136, 07/2007, tr 40- 51)..
Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (trước là Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa), ngay từ khi mới ra đời đã hết sức quan tâm đến vấn đề tôn giáo, kịp thời có những chính sách, đường lối về tôn giáo đúng đắn, nhằm xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy sức mạnh toàn dân, đưa đất nước vượt qua những thách thức đầy khó khăn mà lịch sử đặt ra. Những chính sách, đường lối này khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mỗi một người công dân Việt Nam, thừa nhận và bảo hộ các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo trong khuôn khổ Hiến pháp nước nhà, đồng thời khẳng định những giá trị (cả vật chất và tinh thần) của đời sống sinh hoạt tín ngưỡng và tôn giáo là một bộ phận không thể tách rời của lịch sử dân tộc, một phần quan trọng trong bức tranh tổng thể văn hóa Việt Nam. Cũng phải thừa nhận rằng báo chí Phật Giáo nói riêng cũng như Đạo Phật nói chung đã thể hiện rõ tính năng động trong quá trình hội nhập. Tính năng động động được thể hiện trong quá trình hội nhập đó là “Mối quan hệ giữa
Phật Giáo và Nhà Nước qua các triều đại, qua các thời kì, bao giờ cũng song hành cùng nhau tồn tại và phát triển… Ngày nay đất nước đang trên đà phát triển và hội nhập vào nền kinh tế thị trường thế giới. Đời sống sinh hoạt của Phật Giáo cũng theo xu hướng toàn cầu hóa mà vận hành. Huống chi thuộc tính của Phật Giáo là duyên khởi tính, vì thế Phật Giáo cũng năng động uyển chuyển trong quá trình hội nhập trên mọi phương diện. Vấn đề là trong quá trình hội nhập, Phật Giáo vẫn giữ sắc thái riêng của Phật Giáo , của dân tộc nhưng đồng thời cũng mang những đặc tính chung của cộng đồng quốc tế, nhân loại” (Thích Phước Đạt, Tính năng động của Phật Giáo Việt Nam trong quá trình toàn cầu hóa, Giác Ngộ, 130, 01/2007, tr
45- 55)
Bằng pháp luật và những chính sách cụ thể, Nhà nước Việt Nam luôn cố gắng để tạo ra một môi trường thuận lợi cho đời sống sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo, đồng thời tạo điều kiện cho cộng đồng các tôn giáo góp sức mình vào công
cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Ngày 19/4/1999. Chính phủ đã ra Nghị định số 26/1999/NĐ/CP “Về các hoạt động tôn giáo”. Nghị định gồm 3
chương với 29 điều, bao gồm các quy định chung, quy định cụ thể và các điều khoản thi hành đối với tất cả các hoạt động, sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo trên đất nước Việt Nam. Trước và sau Nghị định trên đã có hàng loạt các Nghị định, Thông tư, Quyết định… của các cấp ngành liên quan về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo hay là đối với từng tôn giáo riêng rẽ như: Sắc lệnh về tôn giáo 239-SL (ngày 14/6/1955); Nghị quyết 297/CP (ngày 11/11/1977); Quyết định số 83/BT (ngày 29/12/1981); Nghị định số 06/1999/NĐ/CP (ngày 10/4/1999); Thông tư số 03/1999/TT/TGCP (ngày 16/6/1999)… Tất cả những điều đó nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo của Nhà nước Việt Nam, theo đúng tinh thần Hiến pháp và đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Báo chí Phật Giáo cũng khách quan bình luận những vụ việc liên quan đến những hoạt động đúng đắn cũng như chưa đúng của mình.
Với chủ nghĩ Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng, hầu hết người dân Việt Nam luôn có những quan điểm, thái độ đúng đắn, phù hợp về tín ngưỡng và tôn giáo. Khi đất nước đã thu được những thành tựu bước đầu của công cuộc đổi mới, những quan điểm, thái độ đó vẫn luôn được giữ vững và phát huy. Từ ngày 06 đến 16/7/1998, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII tiến hành hội nghị lần thứ V và thông qua Nghị quyết “Về xây dựng một nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Trong 10 nhiệm vụ cụ thể của
Nghị quyết, ở nhiệm vụ số 8 ghi rõ: ‘Tôn trọng tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng… Thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc. khuyến khích ý tưởng công bằng, bác ái, hướng thiện… trong tôn giáo, đồng thời tuyên truyền, giáo dục khắc phục tệ mê tín dị đoan; chống việc lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng thực hiện ý đồ chính trị xấu xa”. Trong bài viết “Thấy gì qua vụ việc chùa Pháp Diên, Phan Thiết” (Như Hiền, Văn hóa Phật Giáo , số 35, 15/6/2007, tr 56) khảng khái nhận định: “Trung ương Giáo hội có phần vội vàng, thiếu sự tìm hiểu cẩn thận về