Ảnh hưởng của báo chí Phật Giáo trong đời sống xã hội Việt Nam

Một phần của tài liệu Báo chí Phật giáo tại Việt Nam - Thực trạng và vấn đề (Trang 27 - 36)

Từ khi báo chí xuất hiện tại Việt Nam, Phật Giáo đã sớm quan tâm đến hoạt động báo chí, coi báo chí là công cụ đắc lực để tuyên truyền, thuyết giảng đạo, vận động quần chúng sống tổt đời, đẹp đạo. Báo chí Phật Giáo đã làm tròn sứ mệnh là cầu nối giữa đạo Phật với quần chúng Phật tử và bạn đọc. Báo chí Phật Giáo đã đưa tư tưởng về cái Chân- Thiện - Mỹ đi vào cuộc sống. Đồng thời, chính từ thực tiễn cuộc sống, báo chí đã kịp thời chỉ ra những khiếm khuyết, tồn tại trong xã hội cần phải sửa đổi, né tránh để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Báo chí Phật Giáo cũng đã đấu tranh không khoan nhượng với cái xấu, cái ác, những hiện tượng tham ô, lãng phí, tiêu cực trong đời sống xã hội; thật sự là diễn đàn tiếng nói của Phật tử. Đó chính là sứ mệnh thiêng liêng, vai trò phản biện xã hội mà báo chí Phật Giáo và nhà báo- những người cầm bút, phải đảm đương, thể hiện sự xã hội hóa Phật Giao trong đời sống xã hội, tính ưu việt của Phật Giáo Việt Nam. Để làm được điều này, nhà báo phải không ngừng học hỏi trau dồi về bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp, phải lăn lộn, đắm mình trong thực tiễn, “cái tâm, cái tầm, cái tài” phải đáp ứng được nhu cầu của xã hội, trách nhiệm công dân của mỗi nhà báo.

Trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập vào nền kinh tế thế giới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, vai trò của báo chí Phật Giáo cũng có chỗ đứng đáng kể trong dòng báo chí nước nhà. Báo chí Phật Giáo đã đồng hành với dân tộc, đất nước trong sự nghiệp dựng xây, đấu tranh không khoan nhượng với cái trì trệ, cái ác, cái xấu; cổ vũ kịp thời các phong trào hành động, những điển hình tiên tiến dưới góc nhìn Đạo Phật. Đặc biệt, báo chí Phật Giáo đã làm tốt chức năng phản biện xã hội đối với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; là cầu nối giữa Đảng với dân, dân với Đảng. Tuy nhiên, hoạt động báo chí Phật Giáo có lúc vẫn còn tả khuynh hoặc hữu khuynh, chưa thật sự phản ánh đúng cái bản chất vốn có của hiện thực xã hội, thiếu nhạy cảm chính trị; chưa thực bám sát đời sống xã hội hiện đại.

Tuy nhiên, báo chí Phật Giáo cũng không nên quẩn quanh những bài viết về chând dung doanh nhân thành đạt như một "chiêu thức câu" quảng cáo. Báo chí Phật Giáo cũng cần có những bài viết gần gũi, sâu sắc hơn về xu hướng kinh tế nước nhà nước lăng kính Đạo Phật. Những tồn tại nêu trên thẳng thắn nhìn nhận thì

một phần là do chính từ nội tại các cơ quan báo chí và bản thân các nhà báo đã để mặt trái của cơ chế thị trường chi phối. Hơn nữa, các chế tài đối với hoạt động báo chí chưa kịp sửa đổi, bổ sung phù hợp với yêu cầu mới và chưa đủ sức răn đe; công tác đào tạo, bồi dưỡng, cơ chế đãi ngộ đối với nhà báo và hoạt động báo chí chưa được quan tâm đúng mức. Đây cũng là "căn bệnh chung" của báo chí nước nhà.

Muốn thoát khỏi tình trạng này, trước hết báo chí Phật Giáo cần phải thật sự coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng một cách bài bản, có hệ thống về chính trị tư tưởng, coi đây là đòi hỏi bắt buộc đối với mỗi nhà báo. Bởi, nếu không được đào tạo một cách kỹ lưỡng thì khó có thể đòi hỏi nhà báo có nhân sinh quan, thế giới quan một cách khoa học, biện chứng khi tiếp xúc với hiện thực xã hội; từ đó, tư duy phân tích, đánh giá vấn đề sẽ bị hạn chế nhất định; việc nhìn nhận, đánh giá vấn đề không tránh khỏi hời hợt. Báo chí Phật Giáo là kênh thông tin quan trọng, là tiếng nói đại diện cho cho tâm tư, nguyện vọng chính đáng của các giai tầng xã hội; là phương tiện cổ vũ tập thể, tuyên truyền tập thể. Nhà báo không làm nhà truyền giáo nhưng góp phần làm cho tư tưởng Đạo Phật “đơm hoa, kết trái” trong đời sống xã hội. Chính vì thế, trách nhiệm người viết không đơn thuần là phản ánh hiện thực đời sống xã hội mà ở đó ý thức công dân, trách nhiệm xã hội phải đề cao; đạo đức nhà báo là một phần quan trọng không thể xem nhẹ khi chọn lựa nhà báo-những chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng-văn hóa.

Báo chí Phật Giáo đem lại một không gian mới cũng như một khả năng mới trong tác động đến thực tiễn xã hội. Ảnh hưởng của báo chí Phật Giáo tới đời sống xã hội thể hiện ở chỗ:

Thứ nhất, báo chí Phật Giáo tác động đến thực tiễn xã hội một cách trực tiếp. Điều đó thể hiện ở chỗ sự nghiệt ngã của chế độ kiểm duyệt của nhà nước bảo hộ, dù thế nào chăng nữa vẫn luôn có kẽ hở trước một thực tiễn báo chí Phật Giáo sinh động. Những tư tưởng Đạo Phật luôn tìm được đường đến với công chúng. Từ đó, báo chí Phật Giáo trở nên như một vũ khí sắc bén chống phá kẻ thù, kêu gọi đoàn kết dân tộc...

Mặt khác, công chúng của tờ báo khiến cho viết báo trở thành một nghề. Báo chí là một hoạt động đặc biệt mang đặc tính chính trị - xã hội. Mỗi tác phẩm

báo chí được phát hành rộng rãi bao giờ cũng tác động mạnh mẽ đến dư luận xã hội, nhận thức, thái độ quan niệm và hành vi của đông đảo của quần chúng và cộng đồng. Vì lẽ đó, người làm báo phải hoàn thành tốt trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của mình. Chỉ khi mỗi nhà báo nhận thức được đầy đủ vai trò và trách nhiệm xã hội quan trọng của mình thì báo chí Phật Giáo tại Việt Nam mới thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình trong giai đoạn hiện nay. Để thực hiện được trách nhiệm xã hội của báo chí, đội ngũ những người làm báo cần thấu hiểu và thấm nhuầm chức năng và nhiệm vụ đặc thù của báo chí.

Cũng như mọi nền báo chí, báo chí Phật Giáo tại Việt Nam có nhiều chức năng và nhiệm vụ. Tuy nhiên, do đặc trưng văn hóa và do là một bộ phận trong công tác văn hóa - tư tưởng của Đảng nên báo chí Phật Giáo Việt Nam cũng có những đặc trưng riêng. Có thể nêu một số đặc trưng của báo chí Việt Nam như sau:

Chức năng thông tin: đây là chức năng cơ bản mang tính tiên quyết của báo

chí. Báo chí tồn tại và phát triển là để đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của con người và xã hội. Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu thông tin của quần chúng càng đòi hỏi cao, đa dạng và phong phú hơn. Ngoài ra, thông tin báo chí cũng đồng thời là chất liệu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội.

Chức năng định hướng, giáo dục chính trị, tư tưởng: Định hướng, giáo dục

chính trị, tư tưởng thực chất là tuyên truyền và bảo vệ hệ tư tưởng của giai cấp công nhân. Báo chí Phật Giáo nước ta là công cụ tuyên truyền của Đạo Phật. Đồng thời, báo chí cũng là diễn đàn của Phật tử. Báo chí phản ánh một cách trung thực tâm tư, nguyện vọng, mong muốn của quần chúng đối. Chức năng định hướng của báo chí chính là không ngừng nâng cao nhận thức, tính tự giác của quần chúng nhân dân; đồng thời, tạo lập dư luận xã hội theo đúng định hướng tuyên truyền của Đảng và Nhà nước ta.

Chức năng văn hóa, giáo dục: Báo chí là bộ phận cấu thành của văn hóa, vì

thế, nó trực tiếp góp phần phát triển, bảo tồn và giao lưu văn hóa. Nó, trước hết, bồi đắp, hướng dẫn, nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân; góp phần định hướng, điều chỉnh và cổ vũ xây dựng môi trường văn hóa mới. Chức năng giáo dục của báo chí là giáo dục tư tưởng chính trị, trách nhiệm công dân, giáo dục pháp luật, trao đổi

kỹ năng sống,... cho cá nhân và cộng đồng; phổ biến kiến thức, các thành tựu khoa học mới, hướng dẫn áp dụng, chuyên giao công nghệ, tham gia cổ vũ, tổ chức thực hiện.

Chức năng giám sát, phản biện xã hội: Trong xã hội hiện đại, thông tin có

vai trò đặc biệt quan trọng, chính thông qua sử dụng và giám sát thông tin nên báo chí thể hiện được chức năng giám sát và phản biện xã hội của mình. Chức năng này thể hiện quyền lực của báo chí trong đời sống xã hội. Giám sát xã hội của báo chí thực chất là giám sát bằng dư luận xã hội. Qua giám sát, theo dõi một cách khách quan và có định hướng mà báo chí thể hiện vai trò phản biện xã hội của mình. Phản biện xã hội theo nghĩa tích cực và xây dựng là bản chất của báo chí Phật Giáo nói riêng và báo chí Việt Nam nói chung.

Chức năng giải trí: Trong xã hội hiện đại, cuộc sống của con người chịu

nhiều áp lực. Nhất là ở các đô thị, con người luôn trong trạng thái căng thẳng, bức bối. Đây là lý do giải thích vì sao chức năng giải trí của báo chí trong xã hội hiện đại ngày càng được quan tâm và đề cao. Giải trí không thuần túy là một chức năng của báo chí mà còn đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi của xã hội đối với báo chí. Đôi khi, báo chí Phật Giáo cũng có mục viết này với những tiếng cười nhẹ nhàng, sâu sắc.

Chức năng quảng cáo - dịch vụ: Là nguồn cung cấp thông tin cho đời sống

xã hội nên quảng cáo - dịch vụ báo chí trong điều kiện kinh tế thị trường và toàn cầu hóa đã trở thành một hoạt động tất yếu. Sự quảng bá thương hiệu, thu hút sự chú ý, giới thiệu sản phẩm, hướng dẫn tiêu dùng, định hướng thị hiếu, chỉ dẫn... đang là nhu cầu không chỉ của giới kinh doanh, dịch vụ, giải trí mà còn là đòi hỏi thiết yếu của đời sống xã hội. Quảng cáo - dịch vụ là nhu cầu sống còn, nhu cầu tồn tại và phát triển của bản thân xã hội hiện đại. Báo chí Phật Giáo cũng không thoát khỏi dòng xoáy này.

Cùng với những chức năng cơ bản trên, báo chí Phật Giáo Việt Nam có những nhiệm vụ được quy định trong Luật Báo chí (sửa đổi năm 1999). Thực hiện tốt những nhiệm vụ được quy định trong Luật, trong thời gian qua báo chí đã góp phần không nhỏ vào những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới. Tuy nhiên,

trong điều kiện của một xã hội đang hội nhập quốc tế như hiện nay thì cần lưu ý tới trách nhiệm xã hội của báo chí ở một số lĩnh vực sau:

Trách nhiệm xã hội trong cung cấp thông tin: Thông tin tác động trực tiếp

đến đời sống xã hội, nó ảnh hưởng trực tiếp tới tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của con người, vì lẽ đó, nó làm thay đổi nhận thức, quan niệm, thái độ và hành vi của con người. Nó tạo ra dư luận và áp lực xã hội đối với một hiện tượng, sự kiện cụ thể. Vì vậy, thông tin báo chí phải trung thực, khách quan và có tính định hướng, xây dựng cao. Nếu thông tin bị bóp méo, cắt xén, xuyên tạc sẽ đưa đến những hậu quả xã hội khôn lường, sẽ làm tổn hại đến uy tín cá nhân, cơ quan, đoàn thể, làm phá sản các doanh nghiệp… từ đó gây ra những hậu quả xã hội nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, có những thông tin dù là đúng nhưng sẽ gây sốc, tạo tâm lý hoang mang, hoảng sợ, mất lòng tin vào con người, vào cuộc sống, vì thế khi đưa tin cũng cần xác định liều lượng và cách tiếp cận cụ thể. Thông tin báo chí xét cho cùng là hướng tới giúp cho xã hội, con người ngày càng cao đẹp hơn. Vì vậy, những thông tin dẫn đến những hậu quả trái với mục tiêu này đều là phản tuyên truyền, và cần tránh.

Trách nhiệm nâng cao dân trí và sự hiểu biết của nhân dân: Trong điều kiện

dân trí, trình độ văn hóa thấp, đời sống vật chất và tinh thần của người dân còn gặp nhiều khó khăn, giáo dục còn nhiều bất cập, vì thế, hơn mọi loại hình truyền thông khác, báo chí phải đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác nâng cao dân trí và sự hiểu biết của mọi tầng lớp nhân dân. Qua báo chí Phật Giáo, người dân ngay tại nhà mình, địa phương mình có thể tiếp cận được các nguồn thông tin nâng cao dân trí tránh bị kẻ xấu lợi dung tuyên truyền mê tín dị đoan.

Trách nhiệm củng cố và bảo vệ sự ổn định xã hội: Một xã hội bất ổn thì

không thể phát triển được. Vì vậy, trong khi tác nghiệp, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, báo chí cần thực hiện đúng định hướng, tích cực tuyên truyền phổ biến đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tuyên truyền những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới; có chính kiến mạnh mẽ bảo vệ sự nghiệp đổi mới, bảo vệ Đảng, chế độ và Tổ quốc.

Kiên quyết đấu tranh chống những thế lực cơ hội chính trị, phản động lợi dụng các vấn đề tôn giáo, dân tộc, nhân quyền xuyên tạc sự thật, kích động, gây hận thù, chia rẽ dân tộc, tôn giáo tạo bất ổn, bạo lực lật đổ và thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”. Đây thực sự là những nhân tố tiêu cực, làm mất ổn định xã hội, phá hoại đời sống bình yên của nhân dân, sự nghiệp đổi mới của đất nước. Tích cực góp phần xây dựng và củng cố lòng tin của nhân dân vào Đảng, vào sự nghiệp đổi mới và chế độ xã hội chủ nghĩa là trách nhiệm của báo chí.

Trách nhiệm đấu tranh bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ: Tích cực đấu tranh giải

phóng dân tộc, bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ là một truyền thống quý báu của báo chí Việt Nam. Điều này càng đặc biệt quan trọng khi cả nước ta đang tích cực hội nhập mạnh mẽ vào xu thế phát triển chung của thế giới, đang tập trung phát triển kinh tế - xã hội từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Trách nhiệm cổ vũ các nhân tố mới: Trong xã hội đang chuyển đổi và mở

rộng hiện nay, khi các hệ thống giá trị xã hội cũ đang từng bước được thay thế bằng hệ thống giá trị xã hội mới phù hợp hơn thì báo chí với chức năng, nhiệm vụ và lợi thế đặc thù của mình phải nhạy bén, sáng suốt, kịp thời phát hiện, ủng hộ, cổ vũ những nhân tố mới, giá trị nhân văn mới. Tích cực tham gia xây dựng và giám sát việc giữ gìn, bảo lưu, kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc; đồng thời, tích cực tham gia lựa chọn, ủng hộ, hướng dẫn tiếp thu những tinh hoa, giá trị mới của nhân loại. Phát hiện và cổ vũ những nhân tố tích cực, nhân tố mới cũng có nghĩa là báo chí trực tiếp xây dựng xã hội mới ngày càng tốt đẹp.

Trách nhiệm chống các hiện tượng tiêu cực: Thóai hóa, biến chất, tham

nhũng, tội phạm và tệ nạn xã hội đang là những vấn đề xã hội gây nhiều bức xúc. Đấu tranh phòng, chống các hiện tượng tiêu cực đang hàng ngày hàng giờ hủy hoại đời sống bình yên và tốt đẹp của nhân dân là trách nhiệm xã hội cao cả của báo chí. Phát hiện, kiên quyết đấu tranh, tạo áp lực dư luận xã hội đối với những biểu hiện thoái hóa, biến chất của một số cán bộ, đảng viên cơ hội, tham nhũng đang trở thành một đòi hỏi đối với báo giới. Thời gian qua báo chí đã có công lớn trong việc phát hiện và đưa ra công luận nhiều vụ tham nhũng, giúp cơ quan chức năng xử lý kịp

thời. Báo chí cũng kiên quyết đấu tranh tố cáo, phê phán, lên án những tệ nạn xã hội

Một phần của tài liệu Báo chí Phật giáo tại Việt Nam - Thực trạng và vấn đề (Trang 27 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)