là hết sức lớn lao Trong khi đó, sự phát triển của báo chí Phật Giáo hết sức mất cân đối với sự phát triển chung của báo chí nước nhà Chùa tháp xây
3.2 Những vấn đề về thể loại và ngôn ngữ của báo chí Phật Giáo.
Phong cách ngôn ngữ của báo chí được sử dụng hàng ngày trên các báo, tạp chí. Báo chí Phật Giáo trung thực trong việc phản ánh, đưa thông tin… giúp người
đọc định hướng rõ ràng, thái độ ủng hộ hay phải đối. Hiện nay, Phong cách ngôn ngữ báo chí tiếng Việt được chia làm 4 loại chính là :
- Phong cách ngôn ngữ văn chương - Phong cách ngôn ngữ khoa học - Phong cách ngôn ngữ hành chính - Phong cách ngôn ngữ chính luận.
Báo chí luôn tận dụng triệt để cả bốn phong cách trên. Tuy nhiên phong cách ngôn ngữ văn chương vẫn được sử dụng nhiều nhất trong các ấn phẩm Phật Giáo mà luận văn này khảo sát. Phong cách ngôn ngữ văn chương có 3 đặc điểm lớn:
- Ngôn ngữ văn chương có chức năng thẩm mỹ: cái đẹp ở đây không phải sự sao chép, mô phỏng cái đẹp ngoài cuộc sống. Đó là cái đẹp được tái tạo lại bằng ngôn ngữ trong hoạt động sáng tạo của nghệ sỹ. Nhiều bài viết đã sử dụng các từ thông dụng phù hợp với tâm lý, tình huống… làm cho tính thẩm mỹ càng trở nên sinh động, đa dạng và có sức cuốn hút diệu kỳ
- Sử dụng toàn bộ các phương tiện ngôn ngữ của các phong cách khác tạo nên sự đa dạng trong ngôn ngữ văn chương. Bởi thông qua các hình thức nghệ thuật của ngôn gữ mà công chúng có thể nhận thức đầy đủ hơn, toàn diện hơn, khám phá các hiện tượng tự nhiên, xã hội một cách sâu sắc hơn.
- Ngôn ngữ văn chương rất tôn trọng chuẩn mực. Nhưng nhiều khi chệch chuẩn lại tạo ra bước đột phá mới mang dấu ấn riêng của tác giả.
Đôi khi phong cách ngôn ngữ khoa học hay được dùng để trao đổi những vấn đề có liên qua đến việc nghiên cứu Phật pháp, Phật học, Phổ biến và truyền bá Phật Giáo . Về phương diện ngữ âm. Nó khai thác triệt để âm tiết tiềm năng của tiếng Việt. Nó sử dụng từ ngữ chính xác, nhiều thuật ngữ Phật Giáo . Phong cách này mang màu sắc trung hòa về tu từ và khách quan.
Tùy thuộc vào đặc điểm thể loại báo chí mà tác giả sử dụng phong cách ngôn ngữ cho phù hợp. Từ đó có thể nhận xét rằng, những loại bài viết thuộc thể loại gì thì tác giả sử dụng chất liệu ngôn ngữ đó để đảm bảo các yếu tốt:
- Chuyển tải nội dung thông tin về Phật Giáo đến với công chúng nhưng đảm bảo độ chính xác, tính chất chuyên môn cao, bài viết vừa mới mẻ, vừa sâu sắc về Phật Giáo .
- Chở tải nội dung thông tin về Phật Giáo nhằm thỏa mãn nhu cầu công chúng thì bài viết cần dễ đọc dễ hiểu, mang tính chất đại chúng, phù hợp khả năng tiếp nhận đối với số đông công chúng.
Trên báo chí Phật Giáo các thể loại báo chí thường được dùng khác linh hoạt: bài xã luận thường được đặt ở trang 3. Dùng để viết những sự kiện, vấn đề lớn của Phật Giáo Việt Nam và thế giới.
Vai trò của thuật ngữ, tựa đề, tít:
Sử dụng thuật ngữ Phật Giáo có tính chất đại chúng là điều không khó nhưng đối với một số thuật ngữ có tính chất chuyên ngành là một việc đòi hỏi trình độ, kiến thức Đạo Phật phải rất vững. Các tác giả đưa những thuật ngữ này vào bài viết một các khéo léo, không gò ép sẽ tạo ra tính chuyên nghiệp cho bài viết của mình. Tuy nhiên, độc giả không phải ai cũng có đủ trình độ hiểu biết về Phật Giáo để có thể tiếp thu hết được. Vì vậy trong lần sử dụng đầu tiên thuật ngữ này vào bài, người viết nên chú thích để người đọc có thể nắm bắt được ý nghĩa và công dụng của thuật ngữ đó. Trên cả 3 ấn phẩm mà chúng tôi khảo sát có vô số những thuật như nhà Phật như “tướng nhục kế”, “hoằng pháp”, “tịnh độ”… đây là điểm thuận lợi cho những người muốn mở rộng kiến thức ngôn ngữ về Phật Giáo . Tuy nhiên, 3 ấn phẩm này hầu như không có một lời giải thích nào cho những thuật ngũ mình đã nêu. Như thế rất khó khăn cho những người mới đọc lần đầu hay không có kiến thức về Phật Giáo . Bản thân người viết luận văn này cũng đã rất vất vả trong việc tình hiểu những từ ngữ chuyên sâu đó.
Tít là phần quan trọng nhất của bài báo. Tít hay giúp bài báo thu hút được sự quan tâm của độc giả. Việc rút tít là việc khó đòi hỏi người viết phải chắt lọc, thâu tóm toàn bộ vấn đề tạo thành cái thần cho bài viết. Ngoài tít chính, tít dẫn trong bài viết còn có các tít phụ. Mục đích chính của các tít phụ này là giúp độc giả nắm bắt được ý chính của bài thành hệ thống.
Cả ba ấn phẩm mà luận văn này khảo sát đều phản ánh khá nhanh nhậy mọi hoạt động của Phật Giáo trong nước và quốc tế. Tuy nhiên tùy thuộc vào tôn chỉ, mục đích của mỗi tờ báo mà phong cách thể hiện khác nhau.
Báo tuần Giác ngộ: có ngôn ngữ gần gũi nhất với báo chí thông thường ở chỗ ngôn ngữ dễ hiểu, cách viết mộc mạc giản dị, thông tin sự kiện là chủ yếu. Trên báo số bài viết nghiên cứu chuyên sâu, ký sự phóng sự ít nhường chỗ cho tin, tường thuật, ghi nhanh, phản ánh và phỏng vấn.
Nguyệt san Giác ngộ có tính chuyên môn hóa về Đạo Phật cao hơn. Những bài viết có chiều sâu về giáo lý Phật Giáo . Phong cách ngôn ngữ gần gũi với văn chương. Phóng sự, ký sự, tùy bút… là những thể loại rất được ưa dùng trên ấn phẩm này.
Tạp chí Văn hóa Phật Giáo nổi bật hơn cả với hình và tranh minh họa lớn, bắt mắt, nổi bật. Bài viết ngôn ngữ giản dị gần gũi với cuộc sống hiện đại nhưng lại có tính định hướng thẩm mỹ rất cao và cũng tràn trề cảm xúc.
Phật Giáo là đời sống tinh thần khá quan trọng trong xã hội. Việc đăng tải cá bài viết về Phật Giáo , Phật sự, Phật pháp… là điều hết sức cần thiết. Từ đó công chúng có cái nhìn rõ ràng hơn, chính xác hơn về Đạo Phật tránh được bị phần tử xấu lôi kéo vào hủ tục, mê tín dị đoan.