là hết sức lớn lao Trong khi đó, sự phát triển của báo chí Phật Giáo hết sức mất cân đối với sự phát triển chung của báo chí nước nhà Chùa tháp xây
3.3 Thuận lợi và khó khăn trong việc thông tin trên báo chí Phật Giáo Việt Nam hiện nay.
Nam hiện nay.
Việc truyền tải thông tin tôn giáo trên báo chí Việt Nam hiện nay có nhiều bất cập, sai sót, đặc biệt là trùng lặp, đơn điệu của nội dung các thông tin này trên các báo. Hiện tượng này xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Phải khẳng định một điều: So với các lĩnh vực khác, thời sự Phật Giáo quá nghèo nàn và có ít thông tin. Cả trong nước và nước ngoài đều như thế. Đối với đời sống sinh hoạt tín ngưỡng, Phật Giáo trong nước, ngoài những sự kiện, vấn đề có tính chất định kì thì hầu như có rất ít sự kiện, vấn đề về Phật Giáo thực sự có tính nổi trội. VD Hội nghị Sakyadhita lần thứ 11 tại TP Hồ Chí Minh; Diễn đàn của nữ
giới Phật phán đến từ 37 quốc gia và vùng lãnh thổ (báo Giác ngộ, số 518, 2/1/2010)… Các hoạt động lễ hội, đón rước, cầu kinh diễn ra định kỳ thường niên
và về cơ bản không có sự thay đổi nhiều lắm. Điều này làm thiếu đi sức hấp dẫn, thu hút dự luận rộng rãi… Chính những điều này khiến cho các báo không có nhiều phương án để khai thác và truyền tải thông tin Phật Giáo một cách rộng rãi, ngoại trừ báo chuyên về Phật Giáo . Trong khi phần đông độc giả lại thiếu kiến thức chuyên môn về Phật Giáo . Có thể nói đây là tâm lý chung phần lớn người dân Việt Nam hiện nay. Đây là một ý thức có nguyên nhân từ lịch sử dân tộc, nhưng ngày nay vẫn tồn tại khá mạnh là do các lực lượng thù địch thường xuyên lợi dụng vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá nước ta. Trên báo chí, chúng ta rất ít gặp những thông tin Phật Giáo quốc tế một cách đúng nghĩa. Hầu hết các thông tin đó thường liên quan đến những cuộc xung đột tôn giáo. Sử dụng thông tin Phật Giáo quốc tế trong báo chí của Việt Nam đều phải mua của các hãng tin nước ngoài. Điều này khiến cho báo chí Việt Nam luôn bị động và phụ thuộc vào trong việc truyền tải thông tin Phật Giáo quốc tế.
- Việc tuyên truyền Phật Giáo đòi hỏi các nhà báo phải có sự hiểu biết về tôn giáo nói chung và Phật Giáo nói riêng (chưa nói đến việc phải hiểu biết sâu sắc). Phật Giáo cũng là mọt vẫn đề tôn giáo phức tạp. Khi không có kiến thức, nhà báo dễ đưa ra các thông tin sai lệch, thiếu sót, tính thuyết phục không cao. Để nắm vững, hiểu rõ về Phật Giáo không phải dễ dàng. Điều này lý giải tại sao trên các báo (thông thường) thông tin Phật Giáo chỉ chiếm khoảng 5%. Đó là chưa kể bài viết còn thiết sót về kiến thức Phật Giáo , chưa đủ và không có tính hiệu quả. Trên các tạp chí, luôn có các bài viết đầu sức thuyết phục về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo nói chung và Phật Giáo nói riêng. Sở dĩ có điều đó bởi các bài viết này thường do các nhà nghiên cứu, những chuyên gia về tôn giáo thực hiện. Tuy nhiên, những cách diễn đạt của các nhà nghiên cứu, chuyên gia tôn giáo đôi khi lại hơi “chuyên môn hóa”, thành ra lại cứng nhắc hoặc quá trừu tượng. Điều đó cản trở việc tiếp nhận thông tin của số đông độc giả vốn phần đông không có kiến thức sâu sắc về Phật Giáo . Có thể nói, sự cách biệt giữa các nhà khoa học và các nhà báo, cũng như giữa tạp chí và báo là điều không tránh khỏi. Mỗi cái có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau nhưng đều chưa đạt ghi dấu ấn trong việc tuyên truyền thông tin Phật Giáo .
- Sự sống còn đối với một tờ báo thì yếu tố quan trọng nhất là đảm bảo tài chính cho mọi hoạt động và thu hút được lực lượng cây viết giỏi có tâm huyết nghề nghiệp. Hiện nay, ngân sách dành cho hoạt động của các tờ báo viết về đề tài Phật Giáo vẫn còn hạn chế. Hơn nữa, lực lượng viết tương đối mỏng. Đa số người viết đều là những nhà tu hành nên đào sâu học thuật dễ dàng với họ hơn và những bài viết mang tính thời sự. Lĩnh vực này, chưa thực sự thu hút các cây bút có năng lực và đam mê truyền tải thông tin Phật Giáo . Chính vì dàn nhân lực viết còn mỏng nên các tờ báo chưa thể đảm bảo tính thời sự trong việc truyền tải thông tin.
- Phật Giáo cũng như các tôn giáo khác luôn gặp bó rất phức tạp với đời sống chính trị và bản thân Phật Giáo cũng là vấn đề hết sức nhạy cảm. Chính sự phức tạp, nhạ y cảm của vấn đề luôn tạo một thái độ e ngại khi đề cập, truyền tải thông tin về nó, đặc biệt với những vấn đề có tính thời sự cao, liên quan trực tiếp đến ý thức hệ, quan điểm, tư tưởng chính trị. Chính vì vậy rất nhiều nhà nghiên cứu các bài viết có giá trị khoa học về lĩnh vực này nhưng khi đề cập đến những vấn đề thời sự thì lại dè dặt. Trong khi đó hầu các nhà bào đụng chạm đến vấn đề này, khi đã “vào cuộc” thì phần lớn lại thiếu kiến thức chuyên môn về tôn giáo. Nên bài viết có phần phiến diện, thiếu chiều sâu.
Ba nguyên nhân này làm cho việc chuyển tải, tuyền truyền thông tin Phật Giáo trên báo chí Việt Nam không có tính hấp dẫn cao, thiếu tính thuyết phục và cuối cùng là chưa thực sự hiệu quả như mong muốn. Đó là khó khăn mà báo chí Phật Giáo Việt Nam cần phải khắc phục đặc biệt là nguyên nhân thứ hai và ba. Vượt qua những khó khăn này, báo chí Phật Giáo Việt Nam sẽ có nhiều có hội tiếp cận với nhiều tầng lớp bạn đọc trong xã hội. Và hiệu quả thông tin tuyên truyền của báo chí Phật Giáo sẽ gặt hái được nhiều hơn.
3.4 Tiểu kết: .
Các bài báo trên 3 ấn phẩm này đều có tính chất chuyên nghiệp tương đối cao, đội ngũ viết có kiến thức Phật Giáo tương đối chắc và khá chuyên sâu. Vì thế có nhiều bài đạt chất lượng tốt. Ngôn ngữ thể hiện mang phong cách văn chương và phong cách khoa học là chủ yếu. Và có tính định hướng thẩm mỹ cao và tràn đầy
cảm xúc. Trình bày đẹp, màu sắc bắt mắt dễ thu hút nhiều đối tượng độc giả chứ không riêng Phật tử.
Trong mỗi bài viết khá khéo léo đều khơi gợi cảm xúc cho người đọc. Vai trò của tác giả được thể hiện càng rõ nét thông qua việc khơi dậy trong lòng người đọc những cảm xúc thẩm mỹ và thúc đẩy nhanh hoạt động thẩm mỹ của họ. Mỗi ấn phẩm có một phong cách riêng tùy thuộc vào khuynh hướng ưa thích và sở trường sử dụng những phương tiện ngôn ngữ của chính họ. Tuy nhiên dù diễn đạt theo phương pháp nào thì các bài viết cũng đều phải đảm bảo lượng thông tin cao, tạo được sự đồng cảm và tin cậy của người tiếp nhận.
Tuy nhiên cũng tồn tại những hạn chế về phạm vi phản ánh, tính thời sự trong các tin bài và nguồn nhân lực. Nếu khắc phục được những nhược điểm trên thì báo chí Phật Giáo tại Việt Nam sẽ có những bước tiến đáng kể hơn.
KẾT LUẬN
Bao cuộc biến đổi thăng trầm của đất nước, Phật Giáo đã khẳng định mình và có một chỗ đứng vững chắc trong lòng của dân tộc, tồn tại và phát triển cùng với dân tộc. Rõ ràng Phật Giáo đã đóng góp cho dân tộc ta nhiều thành tựu đáng kể về kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Lịch sử đã chứng minh những giai đoạn hiểm nghèo của đất nước trước họa xâm lăng; nhiều vị thiền sư Phật Giáo , đồng bào Phật tử đã chung lưng đấu cật với dân tộc, chống giặc, bảo vệ non sông, tranh đấu cho công bằng và tự do. Phật Giáo đã từng đóng một vai trò trong việc củng cố tinh thần đoàn kết của toàn dân và đấu tranh bảo vệ đất nước. Khi đất nước hòa bình, văn hóa và dân tộc có điều kiện phát triển, Phật Giáo cũng góp phần không nhỏ làm nên những tinh hoa văn hóa của dân tộc mãi mãi là niềm tự hào của người Việt Nam, trên con đường hội nhập và phát triển.
Ngoài lợi thế chung của Phật Giáo thế giới khi bước vào một thế giới toàn cầu hóa hiện nay, Phật Giáo Việt Nam còn có một lợi thế riêng do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của nó, xin được phép nhắc lại. Đó là một thực thể Phật Giáo lâu đời, đến nay vẫn là đa số dù có gọi nó là “Tôn giáo chủ lực” (Dominante) hay không còn là điều bàn cãi, dù đã trải qua những thế kỷ vàng son hay có lúc suy thoái, nhưng nó gắn bó với dân tộc, tạo ra những yếu tính cơ bản cho văn hóa Việt Nam và về phương diện tôn giáo, nó vẫn là thành tố quan trọng bậc nhất trong tâm thức tôn giáo của người Việt. Trong đó báo chí Phật Giáo tại Việt Nam như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt hành trình này thông qua nhiều hình thức khác nhau.
Sau thời gian nghiên cứu và những phần thu hoạch được trình bày ở trên, người viết xin có đôi lời kết luận về thực trạng và vấn đề của Báo chí Phật Giáo tại Việt Nam hiện nay.
- Phong trào Chấn hưng Phật Giáo nói chung và Báo chí Phật Giáo nói riêng những năm 1935-1975 tại Việt Nam, đã để lại một khối lượng di sản cả vật thể và phi vật thể khổng lồ, có giá trị lâu dài. Đó cũng là trang sử quan trọng bậc nhất trong thế kỷ XX của báo chí Phật Giáo Việt Nam. Nó đem lại sự hồi sinh của báo chí Phật Giáo trên cả 3 mặt là: Hoằng pháp, xã hội hóa báo chí Phật Giáo và hội nhập.
- Có thể nói trên đất nước Việt Nam đổi mới hôm nay và có lẽ trong cả một thế kỷ qua, chưa bao giờ Báo chí Phật Giáo Việt Nam phát triển và có vị thế như hiện nay. Chưa bao giờ Báo chí Phật Giáo Việt Nam có được một khoảng không gian tồn tại rộng lớn như ngày nay, dòng báo chí này (Các ấn phẩm báo chí Phật Giáo bằng tiếng Việt) phát triển không chỉ riêng trên lãnh thổ Việt Nam mà còn ở một số quốc gia trên thế giới như Mỹ, Pháp, Nga…
- Báo chí Phật Giáo hiện nay không những gắn bó với dân tộc, mà còn là một kênh quảng bá rất quan trọng bản sắc riêng của văn hóa dân tộc ta. Trong khi đối diện với toàn cầu hóa, việc xác định bắc sắc văn hóa riêng là điều không dễ dàng với nhiều cộng đồng dân tộc. Vấn đề đặt ra hiện nay là bản thân báo chí Phật Giáo không chỉ cần tiếp tục tái khẳng định tính cách dân tộc của mình trong việc quảng bá Phật Giáo Việt Nam nói riêng và bản sắc văn hóa Việt nói chung, mà còn phải có những nỗ lực to lớn hơn, góp phần tạo ra một không gian văn hóa tâm linh của chính báo chí Phật Giáo được phát huy, cập nhật và hiện đại hóa.
- Vấn đề xuất thế và nhập thế của Phật Giáo Việt Nam đã ảnh hưởng mạnh tới báo chí Phật Giáo . Vấn đề này được quan tâm rất nhiều trên báo chí Phật Giáo . Và việc trở lại thế giới tâm linh trong đời sống tôn giáo hiện nay rất càng làm cho Báo chí Phật Giáo Việt Nam có sức lôi cuốn đối với độc giả.
- Báo chí Phật Giáo và vấn đề hiện đại hóa: Chúng ta đang sống trong thời kỳ
trong khung cảnh toàn cầu hóa càng được đặt ra mạnh mẽ. Nếu như ở các xã hội Âu- Mỹ, người ta phải tìm các tâm thức tôn giáo mới do sự suy thoái của các tông giáo có thể chế, sự tan vỡ của các ý thức hệ thì ở nước ta, hiện đại hóa Phật Giáo nói chung và báo chí Phật Giáo nói riêng là quá trình tiếp tục tạo ra các giá trị nhập thế. Trong quá trình hiện đại háo báo chí Phật Giáo , chỉ riêng vấn đề hoạt động kinh tế nhưng lại phải giữ tính cách phi doanh lợi, giữ được cái thiêng hay tâm linh là điều không đơn giản. Đây vẫn là sự thách đố, dấu chấm hỏi lớn đối với hoạt động báo chí Phật Giáo tại Việt Nam hiện nay.
- Tuy nhiên, báo chí Phật Giáo Việt Nam vẫn chưa thực sự có được tính chất đặc trưng của báo chí là tính thời sự. Đây là là thực trạng của báo chí Phật Giáo Việt Nam. Vấn đề lớn nhất của báo chí Phật Giáo Việt Nam đang vấp phải là hệ thống báo chí Phật Giáo còn kém phát triển. Và phát triển mang tính chất tự phát, chưa có định hướng và hệ thống. Mà điều này có nguyên nhân sâu sa từ việc thiếu nhân lực được đào tạo cơ bản.
Một số kiến nghị và gợi ý giải pháp cho thực trạng và vấn đề của báo chí Phật Giáo tại Việt Nam hiện nay.
- Cần tìm kiếm nguồn kinh phí dồi dào và dài hạn cho các tờ báo. Tiếp đó là xây dựng đội ngũ phóng viên, biên tập viên được đào tạo tốt về báo chí và có kiến thức về Phật Giáo . Mỗi toàn soạn cần lên kế hoạch cụ thể chi tiết để tuyển dụng hoặc đào tạo bổ sung cho đội ngũ phóng viên của mình.
- Tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào trong quá trình tổ chức và sản xuất báo chí. Đầu tư thiết kế mới về hình thứ, nội dung và bố cục trang báo. Xây dựng hình ảnh mới mẻ cho tờ báo nhằm thu hút hơn sự quan tâm của độc giả. - Dù không chạy theo xu hướng tin "hot" nhưng báo chí Phật Giáo tại Việt Nam cũng cần mở rộng phạm vi phản ánh của mình cho gần với đời sống xã hội. Tăng thêm thính thời sự trong các bài viết, trên mỗi trang báo... Cần phải xây dựng đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên được đào tạo“chuyên nghiệp hơn”, có sự say mê nghề nghiệp và khả năng nhạy cảm báo chí. Các phóng viên này phải luôn quan sát, đeo bám mọi biến động Phật sự cũng như trong xã hội để kịp thời phản ảnh thông tin nóng hổi nhất cho công chúng báo chí
Muốn đẩy nhanh tốc độ phát triển một cách khoa học có hệ thống, báo chí Phật Giáo tại Việt Nam phải khắc phục được những nhược điểm và phát huy tối đa ưu thế của mình. Có như vậy, báo chí Phật Giáo Việt Nam mới bắt kịp được tốc độ phát triển của báo chí nước nhà và vươn xa tới các quốc gia và vùng lãnh thổ khác trên thế giới.