Hình tƣợng Ánh sáng

Một phần của tài liệu Tư duy đối lập tương phản trong thơ Chế Lan Viên (Trang 86)

A tương phản vớ iB và cả hai ( có điểm chung là ) đối lập với C.

2.2.4. Hình tƣợng Ánh sáng

Ánh sáng trong thơ Chế Lan Viên luôn được đặt trong mối quan hệ với bóng tối nên nó càng rực rỡ, chói lòa. Ánh sáng ở đây chính là ánh sáng của cách mạng của cuộc đời mới xuất hiện dày đặc trong hai tập thơ “

Ánh sáng và phù sa” và “ Hoa ngày thường, chim báo bão”. Nhà nghiên

cứu Nguyễn Văn Hạnh đã nhận xét: “ Hai tập thơ, hai chặng đường sáng

tác nhưng đều khẳng định một phong cách thơ độc dáo và thống nhất trong sự đối lập với Điêu tàn về nhiều mặt. Một đằng quay về quá khứ, đau khổ và chết chóc, cô đơn và hư ảo, một đằng lại đứng vững chân trên mảnh đất hiện tại để nhìn về tương lai, tin tưởng và hòa hợp với người” (

Tr27, Thơ CLV và những lời bình, 2003)

Chế Lan Viên nhắc nhiều đến ánh sáng : “ Hãy kiên lòng sẽ thấy nắng mai lên”. Đó là ánh sáng của lí tưởng:

Có mất gì đâu

Khi cuộc đời rõ hướng

Nếp rêu con cũng chói lòa ánh sáng

Khi mặt trời tư tưởng rọi hang sâu”

Ánh sáng cách mạng đã giúp nhà thơ thay đổi cuộc đời, thay đổi hồn thơ. Nỗi đau mất nước trước kia đã trỏ thành lòng yêu nước, yêu chế độ, nỗi buồn tránh đời trong tôn giáo đã trỏ thành lòng yêu thiết tha cuộc đời. Cách mạng tháng Tám đổi thay vận mệnh dân tộc , Chế Lan Viên viết trong nỗi bồi hồi, xúc động khi nhớ đến công ơn cách mạng , công ơn nhân dân đã soi đường cho mình:

“ Ôi, kháng chiến mười năm qua, như ngọn lửa

Trong tập “ Ánh sáng và phù sa”, Chế Lan Viên nhắc nhiều đến ánh sáng dưới nhiều hình thức khác nhau. Đó là ánh sao vàng trong bài “ Cờ đỏ mọc trên quê mẹ”:

Cờ đỏ về đây …Địch khiếp hồn Mắt già riêng mẹ chói màu son Tưởng trong giây phút liền Nam Bắc Trong ánh sao vàng mẹ gặp con”

Đó là ánh nắng trong “ Cái vui bây giờ”:

Nắng đem chia mùa mới xuống trăm nhà Đã tắt tiếng than cuộc đời gió thổi

Hay trong bài “ Nghĩ về thơ”:

Cho ai cũ thơ tôi làm ướt áo Nay họ về sưởi dưới nắng thơ tôi

Là ánh dương trong bài “ Chim lượn trăm vòng”, hay trong những câu thơ tràn ngập ánh sáng:

“ Nếp rêu con cũng chói lòa ánh sáng

Khi mặt trời tư tưởng rọi hang sâu”

( Khi đã có hướng rồi)

“ Chỉ còn nắng trời kết sáp nhụy hoa ngon”

( Giữa tết trồng cây) Là ánh hào quang trong “ Vàng của lòng tin”:

“ Rạo rực khắp trời ánh sáng đi lên Anh đã mất gì? Đã mất bóng đêm” ( Nay đã phù sa)

Nhờ có nắng, hình ảnh thơ trở nên tươi sáng:

“ Bờ ao xanh tròn bóng nhãn Nắng hè dục trắng hoa rơi Cây phượng thay màu cây gạo Chói chang tà áo son ngời”

( Ngoảnh lại mùa đông)

Ánh sáng còn là ánh trăng tròn dịp “ Tết trung thu”, là “ Điện và trăng”, “ Trăng”,…là vầng trăng trong “ Tiếng hát con tàu”….

Có thể nói, bên cạnh ánh dương, ánh trăng cũng xuất hiện dày đặc làm giàu có thêm cho hình tượng ánh sáng trong thơ Chế Lan Viên;

Trăng gần cho chí sao xa Xưa là khách lạ nay là anh em”

( Bay ngang mặt trời)

“ Xưa, ta hái nhành lan mặt đất Nay, vin cành mai đẹp trong trăng

( Ôi chị Hằng Nga, cô gái Nga)

“ Nơi hỏa tiễn ghé hôn vào mặt trăng

Cháy bùng lên ngọn lửa”

( Máu và hoa)

“ Ta cũng lấn. Nụ tầm xuân ra ánh sáng

( Nhật kí một người chữa bệnh)

Để gây ấn tượng về một thứ ánh sáng chói lòa, Chế Lan Viên hay đặt nó gần bóng tối theo chiều vận động ánh sáng lấn dần bóng tối, chiến thắng bóng tối:

Bóng tối qua rồi!

Ánh sáng hừng đông”

( Hoa hồng trong bệnh viện) “ Sạch bóng đêm chói lọi ban ngày

( Mặc dù trong đêm, mặc dù trong tối)

“ Mỗi đêm tàn đều muốn hóa bình minh

Rồi: “ Viết câu thơ sáng trời

Giữa nhà lao bóng phủ

Đặt ánh sáng bên cạnh bóng tối, nhà thơ cũng muốn nói về cuộc đấu tranh giữa hai mặt của tâm hồn mình:

Bóng đêm vẫn không ngừng Tấn công vào ánh sáng

Để rồi nhà thơ dứt khoát khẳng định:

“… Hiểu đời và hiểu Đảng Tôi góp phần ánh sáng

Tôi làm chủ hồn tôi”

( Ngoảnh lại mười lăm năm) Và tự hứa với bạn đọc yêu thơ:

“ Đừng đuổi thơ tôi vì một chút chiều tà nào ngả bóng Hãy kiên lòng, sẽ thấy nắng mai lên”

( Nhật kí một người chữa bệnh)

Chế Lan Viên cũng hay dùng hình tượng ánh sáng để nói về cuộc đời mới:

“ Kìa mặt trời Nga bừng chói ở Phương Đông Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt

Người cay đắng đã chia phần hạnh phúc Sao vàng bay theo liềm búa công nông”

( Người đi tìm hình của nước) “ Mỗi hòn than đều muốn thành ngọn lửa”

( Tàu đến)

Đó là cuộc đời lao động đầy hứng khởi, tràn ngập niềm lạc quan tươi sáng:

“ Than! Than!Than!Than!Than!Than!

Nắng sáng, sương chiều, mặt trời ban trưa, vầng hồng ban mai, mặt trăng đầu hôm, mặt trăng giữa tối…”

Tóm lại, bên cạnh hình tượng cái chết, hình tượng ánh sáng thường được lặp đi lặp lại và thường mang những ý nghĩa biểu tượng khác nhau. Có thể nói, trong thơ Chế Lan Viên đây là một hình tượng độc đáo.

Một phần của tài liệu Tư duy đối lập tương phản trong thơ Chế Lan Viên (Trang 86)