Cặp 2: Không gian cái tôi nhỏ bé– Không gian cái ta cộng đồng

Một phần của tài liệu Tư duy đối lập tương phản trong thơ Chế Lan Viên (Trang 100)

Chƣơng 3: Tƣơng phản đối lập trong nghệ thuật xây dựng thời gian và không gian

3.1.2Cặp 2: Không gian cái tôi nhỏ bé– Không gian cái ta cộng đồng

Đọc thơ Tố Hữu - nhà thơ trữ tình – chính trị, ta thấy ông thường dựng lên sự đối lập của hai thế giới : Thế giới sung sướng và thế giới của đau buồn, ưu phiền. Một thế giới của tình thương nhân tình, của cảm thông tương tri và một thế giới mất nhân tính. Cảm xúc về sự đối lập giữa hai thế giới ấy hướng tác giả xây dựng hình tượng không gian xã hội đối lập: Tầng cao của bọn giàu sang, áp bức bóc lột; tầng dưới - địa ngục là hầm người, thây rơi, máu chảy. Dễ nhận thấy nhà thơ Tố Hữu không có những băn khoăn day dứt về cái tôi – cái ta như nhiều nhà thơ nhà văn lúc bấy giờ. Ông là nhà cách mạng đầy nhiệt huyết và thơ ông là những lời hừng hực khí thế đánh giặc. Không gian trong thơ ông phần lớn là không gian của cái Ta chung, không gian cộng đồng. Còn Chế Lan Viên đã bước khá sâu vào thế giới cái Tôi của mình và giờ đây ông nhận thấy còn một thế giới rộng lớn hơn…

Với tư cách là một nhà thơ đầy quyết liệt trong sự phủ nhận cái tôi cá nhân cũ, khẳng định cái tôi mới – cái tôi hoà hợp với cộng đồng, có thể nói, trong thơ Chế Lan Viên, cái tôi cũng là một phạm trù không gian chiếm giữ một vị trí riêng. Ta thấy nhà thơ thường đối lập không gian nhỏ bé, chật hẹp của cá nhân mình với cái mênh mang rộng lớn của dân tộc, đất nước:

Đất nước mênh mông, đời anh nhỏ hẹp Tàu gọi anh đi, sao chửa ra đi?”

( Tiếng hát con tàu- Ánh sáng và phù sa )

Mở đầu bài thơ “ Tiếng hát con tàu ” là lời “độc thoại ” của nhân vật trữ tình ( cũng chính là nhà thơ ):

“ Con tàu này lên Tây Bắc, anh đi chăng? Bạn bè đi xa, anh giữ trời Hà Nội

Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi

Ngoài cửa ô? Tàu đói những vầng trăng”

Rõ ràng, không gian của cái tôi đóng khép, chật hẹp và tù túng: Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp/ Giấc mơ con đè nát cuộc đời con ”( Người đi tìm hình của nước – Ánh sáng và phù sa ). Còn bên kia,

không gian rộng lớn của cuộc đời đang vẫy gọi một cuộc ra đi, đến Tây Bắc- xứ thiêng liêng rừng núi dữ oai hùm. Hướng vận động của cái tôi là bứt phá khoảng trời riêng ngột ngạt để đến với tiếng gọi của Tây Bắc, tiếng gọi của không gian hùng vĩ, khoáng đạt.

Chế Lan Viên cảm nhận một cách thấm thía sự nhỏ hẹp của cái tôi trong sự đối sánh với những người đang sống vì người khác:

“ Những năm ấy tôi đi giữa lòng Hà Nội

Không hay trong xà lim anh Hoàng Văn Thụ đang nằm Không biết anh Trần Đăng Ninh bị cùm tay mỗi tối Không hay trên biên thuỳ Bác đã dừng chân”

Cái tôi tự xem xét lại mình: Những nơi đến là “ Nha Trang trời bể đẹp” đối lập mạnh mẽ với “ hang Pắc Pó gió lùa” nơi ở của lãnh tụ. Và nhận ra rằng : Cuộc sống cá nhân gò bó và tầm thường của một lớp người với quan niệm: “Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp / Một mái nhà yên

rủ bóng xuống tâm hồn” tương phản với cuộc sống của Bác- Người đi

tìm hình của nước, người đấu tranh không biết mệt mỏi cho nhân dân, người “đánh thức tâm hồn dân tộc”. Từ sự đối sánh đó, nhà thơ bộc lộ một cách chân thành: “ Khi riêng tây ta thấy mình xấu hổ”.

Tâm hồn của người nghệ sĩ đòi hỏi phải thay đổi, nó không thể trú ngụ trong cõi riêng của mình nữa bởi : “Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép”. Sự tương phản giữa những đổi thay của đất nước với cái hạn

hẹp của cái tôi người nghệ sĩ:

“Đất nước sắp đổi thay rồi mà tôi chẳng biết Người thay đổi đời ta đã về kia ta vẫn không hay”

Tôi vẫn khép phòng văn hì hục viết…

Nhìn lại những riêng tây nhỏ hẹp đã từng trải qua, tác giả thấy không gian của cái tôi cá nhân mình không vượt thoát khỏi những “vị kỉ”:

“ Ta làm con nai lạc giữa rừng thu Làm hổ sa cơ giận vườn bách thảo Làm bóng ma Hời sờ soạng đêm mơ Làm tất cả! Chỉ trừ không đổ máu”

Trong khi đó, không gian cái ta không chỉ là những trận tuyến đánh quân thù đó còn là những vùng đất mến yêu của Tổ quốc đang kêu gọi dựng xây: Những địa danh Hồng Quảng, Hồng Gai, Cẩm Phả, Cửa Ông,… được trìu mến nhắc tên trong bài thơ “ Cành phong lan bể”:

“Hồng Quảng, Hồng Gay là nơi ấy! Cẩm Phả, Cửa Ông là nơi ấy!

Vùng Mỏ, Vùng Thơ là nơi ấy!”

Những địa danh thân thương của một dân tộc anh hùng lần đầu tiên đã đi vào thơ ca vì: “ Sách vở cha ông xưa chưa từng nói đến/ Chỉ có Cô

Tô! Chỉ có Tầm Dương! Chỉ nghe Xích Bích”.

Không gian cái tôi trong thơ Chế Lan Viên có sự đối nghịch với không gian cộng đồng, không gian cái ta với nhiều cấp độ. Khi nghiên cứu về cặp không gian này, chúng ta cũng thấy hướng vận động của cái tôi nhà thơ, đó là “ từ chân trời của một người đến với chân trời tất cả”. Sự thay đổi đó thể hiện qua những câu thơ đầy khí thế, cũng là những câu kết thúc bài “ Người thay đổi đời tôi, Người thay đổi thơ tôi” mà chúng ta phân tích ở trên kia:

“ Khi ta muốn thơ ta thành hầm chông giết giặc Thành một nhành hoa mát mắt cho đời

Khi mỗi bước đi lên của lòng ta đều thấm tình giai cấp Ta biết trong đời ta Bác đã đến rồi”

Một phần của tài liệu Tư duy đối lập tương phản trong thơ Chế Lan Viên (Trang 100)