Tƣơng phản đối lập trong các chi tiết, hình ảnh thơ

Một phần của tài liệu Tư duy đối lập tương phản trong thơ Chế Lan Viên (Trang 50)

Chƣơng 2: Đối lập tƣơng phản trong các chi tiết hình ảnh, hình tƣợng thơ

2.1.Tƣơng phản đối lập trong các chi tiết, hình ảnh thơ

Trí tuệ sắc sảo ở Chế Lan Viên gắn liền với năng lực sáng tạo hình ảnh hết sức dồi dào và đa dạng. Có thể nói, Chế Lan Viên cảm nhận, suy nghĩ về mọi điều bằng hình ảnh và hình ảnh lại khơi gợi, kích thích cho sự suy tưởng của nhà thơ càng vươn xa - sức mạnh của thơ Chế Lan Viên nổi trội cả ở ý và hình.

Thế giới nghệ thuật thơ của Chế Lan Viên được tạo lập bằng vô số hình ảnh dày đặc với nhiều dạng thức khác nhau. Có hình ảnh khái niệm, có hình ảnh kì ảo, lại có hình ảnh vừa thực vừa ảo, có hình ảnh đơn lẻ nhưng nhiều hơn là những hình ảnh được kết thành chuỗi, thành chùm, theo lối liên tưởng bổ sung hoặc đối lập. Năng lực sáng tạo hình ảnh ở Chế Lan Viên đã được bộc lộ ngay từ tập Điêu tàn. Nhưng chủ yếu Điêu

tàn thiên về những hình ảnh được tạo bằng tưởng tượng, thậm chí bằng

hư tưởng để gây được ấn tượng kinh dị (Những nấm mồ, sọ người, xương

khô, ma trơi, xương vỡ, máu trào...)

Từ Ánh sáng và phù sa, thơ Chế Lan Viên càng giàu hình ảnh, nhưng chủ yếu là những hình ảnh có mối liên hệ với hiện thực, bắt nguồn từ đời sống được sáng tạo bằng liên tưởng phong phú, táo bạo. Trong thơ Chế Lan Viên có những hình ảnh thật chân thực và chứa chan cảm xúc, nhưng ta bắt gặp nhiều hơn cả là những hình ảnh được sáng tạo bằng trí tưởng tượng phong phú, liên tưởng bất ngờ cùng với cảm xúc dạt dào mà sâu lắng. Những đảo đá Hạ Long cũng mang chứa linh hồn và sự sống:

"Những đêm trăng, đá suy nghĩ như người Khi xuân đến, đá động lòng thương nhớ, Khi hè gọi đá xôn xao trong dạ đá

Hoa phong lan tím hồng rủ bướm đến từng đôi."

(Cành Phong Lan bể)

Chế Lan Viên quan niệm: “Thơ nghĩ bằng hình ảnh”. Thế giới hình

ảnh trong thơ Chế Lan Viên vô cùng đặc sắc. Nó vận động và biến đổi cùng với sự vận động và biến đổi của cái tôi trữ tình. Cái tôi cô đơn siêu hình thuở Điêu tàn gắn với thế giới hình ảnh ảm đạm lạnh lẽo mà ghê

rợn, đầy rẫy những sọ dừa, xương máu cùng yêu ma. Cái tôi sử thi thời kháng chiến chống Mỹ gắn với hàng loạt những hình ảnh tươi sáng, kỳ vĩ, mỹ lệ, hoành tráng. Giai đoạn cuối đời, trong Di cảo, thế giới hình

ảnh có xu hướng thu nhỏ tầm vóc về với cái đời thường, hiện thực đầy phong phú đa dạng. Hình ảnh trong thơ Chế Lan Viên thường có hai loại: hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ tượng trưng siêu thực. Bên cạnh đó còn có các loại hình ảnh khác: hình ảnh vừa thực vừa ảo,…

Để tạo nên các hình ảnh thơ độc đáo, Chế Lan Viên đã tận dụng tối đa thủ pháp tương phản đối lập. Trong thơ Chế Lan Viên, chúng tôi nhận thấy có ba kiểu đối lập chính:

- Tạo sự đối lập nhờ việc đặt hai sự vật hết sức khác lạ kề bên nhau. - Liên tưởng nghịch chiều theo một cặp song trùng.

- Đối lập tương phản thuận chiều.

Biện pháp đối lập trong thơ Chế Lan Viên phong phú, thể hiện ở nhiều cấp độ. Có khi là giữa những từ ngữ trong một câu thơ, có khi là giữa hai câu thơ, hai khổ thơ hoặc ở cấp độ cao hơn là hai bài thơ.

Một phần của tài liệu Tư duy đối lập tương phản trong thơ Chế Lan Viên (Trang 50)