Cặp 3: Cặp không gian lịch sử hào hùng – Không gian đời thường

Một phần của tài liệu Tư duy đối lập tương phản trong thơ Chế Lan Viên (Trang 103)

Chƣơng 3: Tƣơng phản đối lập trong nghệ thuật xây dựng thời gian và không gian

3.1.3Cặp 3: Cặp không gian lịch sử hào hùng – Không gian đời thường

thường

Khi những trận đánh đã qua đi cùng với lịch sử, không gian chiến luỹ cũng dần dần biến mất để nhường chỗ cho không gian đời thường cùng với nó là sự trở về của cái tôi tác giả. Giờ đây, cái tôi đó thấm thía một nỗi khát vọng lớn về không gian, ấy chính là sự ham muốn trở về Đời. Đời ở đây được hiểu là biển sống với trăm ngàn lớp sóng triền miên:

“Thuyền anh đi giữa bể, hai trời May- Rủi đó Không sấp bên này thì ngửa phía kia thôi”

Đó là cuộc đời thường ngày có hai chiều sấp ngửa với muôn ngàn chuyện: bình thường có, đơn giản có, dữ dội phức tạp cũng có…

Di cảo thơ đã mở ra sự thay đổi lớn trong mạch thơ Chế Lan Viên : Từ khai thác lịch sử dân tộc, Chế Lan Viên có xu hướng đi về phía thế sự - đạo đức. Từ sự chú ý “ khía cạnh anh hùng” chuyển sang “khía cạnh đời thường”. Thơ ông mở ra một không gian mới: cái không gian công cộng- không gian xã hội thiêng liêng cao quý nhất là không gian chiến trường đã nhường chỗ cho không gian đời thường, từ không khí thời chiến, thơ đã tìm về không khí thời bình. Không gian lúc này chuyển từ rộng sang hẹp: không gian những trận tuyến chuyển sang một góc sân, một khoảnh vườn( Cảnh điền viên).Có khi là một ngọn đèn, một trang giấy:

“ Trang giấy, ngọn đèn và anh

Ba nhân vật một vở kịch hài nên rất bi thương”

( Bộ ba)

Có thể nói, khuynh hướng trở về khai thác chính con người với những diễn biến đời thường không phải chỉ riêng Chế Lan Viên mà đó là xu thế khách quan của thơ trữ tình lúc này. Cùng với sự trở lại đề tài này là khuynh hướng tư duy gần như trái ngược với tư duy hướng ngoại kéo dài cả một thời kì thơ trước đó. Sau bao nhiêu năm hát giọng cao, ca ngợi lịch sử hào hùng giờ đây, Chế Lan Viên muốn chuyển thành giọng trầm:

“ Giọng cao bao năm giờ anh hát giọng trầm Tiếng hát lẫn vào im lìm của đất”

Từ cái tôi chiến sĩ, tác giả lui về vị trí của một triết nhân đầy suy tư với những tâm sự đời thường:

« Chỉ nghe danh vọng ầm ào, vinh quang xí xố »

Đọc Di cảo thơ, độc giả thấy Chế Lan Viên không ít lúng túng trong những mối quan hệ về nhân tình thế thái của đời thường. Khi Việt Nam đã mở cửa kinh tế thị trường , nhà thơ thấy một thế giới khác hoàn toàn mới mẻ, một không gian sống đầy vật chất, bon chen khác hẳn với không khí hào hùng, cao cả trước đó. Cái không khí hừng hực nhiệt huyết chống lại kẻ thù cho dù phải trải qua mất mát và những hi sinhh dường như đã mất đi theo những trận đánh thay vào đó một thế giới khác:

“ Giờ là thế giới của xe cúp, ti vi, phim màu ngũ sắc Của quyền lực, tuổi tên đốp chát

Vị trí nhà thơ như rác đổ thùng Chả ai nhớ bà mẹ cắm chông bạc tóc Nhớ một cô chèo đò vượt lửa qua sông”

( Thời thượng- Di cảo I )

Cái lịch sử hào hùng xa xưa đã sớm bị quên đi, lòng người hoá rêu phong chuyện cũ. Nhưng, nhà thơ thì không quên….Ông đã đối lập một cách quyết liệt những hi sinh cao cả thầm lặng của người chiến sĩ:

“ Nhớ ơn những người chưa kịp kết tinh viên ngọc của mình …..

Họ ra đi với cuộc đời dang dở

Ở một trọng diểm chiến hào nào nay cũng vô danh

( Nhớ ơn, Di cảo I ) Với cuộc sống thời mở cửa: “ Chỉ nghe danh vọng ầm ào

Vinh quang xí xố”

Chính nhà thơ cũng phải đối mặt với cuộc sống đời thường khó khăn vất vả với gánh nặng cơm áo đè lên vai. Không gian thu hẹp lại trong những chuyện vụn vặt tầm thường:

“ Còng lưng tưới nước. Vạt rau khô

Bơm hỏng mà đâm khổ cả nhà Đêm ngủ chỉ toàn lo vật giá

Xa dần truyện ngắn, bớt dần thơ”

( Cảnh điền viên, Di cảo II)

Những lo toan, may rủi thăng trầm trong cuộc sống khiến đôi cánh thơ không thể cất lên được:

“Ôi sức hút của cái nheo nhóc hàng ngày làm sao anh thoát li được nó Nghĩ lắm thì đôi cánh hoá đôi tay”

( Làm sao anh thoát ly được nó , Di cảo II)

Tâm hồn thi nhân vốn nhạy cảm với sự thay đổi của thời cuộc và vì vậy, ông cảm thấy vị trí của nhà thơ từ chỗ đứng “ngang tầm chiến luỹ” thành ra “ như rác đổ thùng”. Cuộc sống thiên về vật chất còn tâm hồn

bỗng dưng trở thành món hàng bị ế, không ai mua, nhà thơ phải “Đổi nghề”:

“ Làm thơ khó. Anh chàng đi buôn Vốn liếng có gì đâu ? – Tâm hồn Thứ ấy không bán được

Bây giờ không đúng mốt Không có ai đặt hàng

Tâm hồn ế rồi! Nhất là cái loại cô đơn”

(Đổi nghề-Di cảo III)

Thấm đượm trong từng câu chữ là vị chua chát, cảm giác đắng đót trong tâm hồn của một nhà thơ tận tâm với nghề. Những câu thơ về cuộc đời của Chế Lan Viên trong Di cảo đúng là một âm độ trầm buồn sau bao

nhiêu bài thơ với giọng điệu hào hùng- những bài thơ đánh giặc. Nhà thơ cũng hay sử dụng đối nghịch để nói lên sự biến đổi của thơ và đời. Sự vận động đó theo hướng từ rộng đến hẹp, từ hào hùng đến tầm thường, từ hùng vĩ đến nhỏ bé, tất cả theo sự chi phối của cái đời thường:

“ Những nhà thơ bỏ các đề tài khoáng đạt Về trong phòng con ngột ngạt

Như con hổ đại ngàn Hoá chú mèo con”

(Đề tài, Di cảo II)

Tóm lại, qua ba tập Di cảo thơ , ta thấy không gian đời thường xuất

hiện dày đặc, đan xen với nó hay nói đúng hơn, đối sánh với nó là một không gian lịch sử bi hùng. Sự đối sánh đó đã tạo nên những đối lập gay gắt giữa cái cao cả và cái thấp hèn, cái trác việt và cái thô kệch, cái vĩnh hằng và cái nhất thời, cái giá trị thật sự và cái hư danh. Qua đó, Chế Lan Viên đã đưa ra những dự báo về mặt trái của xã hội kinh tế thị trường trong đó cái chân giá trị không còn là thước đo mà nó dựa trên những chuẩn mực mới.

Một phần của tài liệu Tư duy đối lập tương phản trong thơ Chế Lan Viên (Trang 103)