Hình tƣợng Tổ quốc

Một phần của tài liệu Tư duy đối lập tương phản trong thơ Chế Lan Viên (Trang 72)

A tương phản vớ iB và cả hai ( có điểm chung là ) đối lập với C.

2.2.2. Hình tƣợng Tổ quốc

Tổ quốc là một hình tượng đẹp và quen thuộc được thể hiện trong nhiều bài thơ của nhiều nhà thơ khác nhau, đặc biệt là thơ ca kháng chiến. Trong thơ Nguyễn Đình Thi, Tổ quốc được cảm nhận ở nhiều bình diện với một truyền thống anh hùng:

Nước chúng ta

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất Những buổi ngày xưa vọng nói về! (Đất nước)

Cảm hứng rộng dài đất nước, dân tộc và cá nhân người chiến sĩ đã gắn quện vào nhau, hòa đồng trong nhau, để bản thân người nghệ sĩ bỗng trở thành một tế bào của đất nước. Ông đanh thép khẳng định:

Xiềng xích chúng bay không khóa được Trời đầy chim và đất đầy hoa

Súng đạn chúng bay không bắn được Lòng dân ta yêu nước thương nhà...

Trong “Đoàn thuyền đánh cá”, Huy Cận vẽ lên một Tổ quốc với khả năng tiềm tàng giàu đẹp:

Hát rằng : Cá bạc biển Đông lặng. Cá thu biển Đông như đoàn thoi Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi !

…..

Cá nhụ, cá chim cùng cá đé Cá song lấp lánh đuốc đen hồng Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe, Đêm thở : sao lùa nước Hạ Long.

Bài thơ giống như một khúc tráng ca về lao động, về mới về thiên nhiên đất nước và niềm tin vào cuộc sống mới.

Hình tượng Tổ quốc Việt Nam trong thơ Tố Hữu lại mang tầm vóc thời đại, là người lính đi đầu, là sức sống kì diệu:

Ôi Việt Nam! Từ trong biển máu Người vươn lên, như một thiên thần! Thế này chăng? Thuở xưa hoang dã Chàng Sơn Tinh thắng giặc Thủy Tinh

Càng dâng nước, càng cao ngọn núi Chân Trường Sơn đạp sóng Thái Bình. Chúng muốn đốt ta thành tro bụi

Ta hóa vàng nhân phẩm, lương tâm Chúng muốn ta bán mình ô nhục Ta làm sen thơm ngát giữa đầm. Ta sẵn sàng xé trái tim ta

Cho Tổ quốc, và cho Tất cả Lá cờ này là máu là da

Của ta, của con người, vô giá.

Tổ quốc là hình ảnh bao trùm trong toàn bộ thơ Chế Lan Viên sau cách mạng. Nó hiện lên dưới nhiều tên gọi khác nhau: Việt Nam, sông núi, đất nước, non sông…Và qua mỗi tập thơ, hình ảnh Tổ quốc cũng có

sự vận động, phát triển, hoàn thiện.

Những ngày kháng chiến chống Pháp, Tổ quốc hiện lên với một dáng vẻ bất khuất kiên cường, tràn ngập một vẻ anh hùng, dũng cảm:

Việt Nam chôn rau cắt rốn giữa rừng

Việt Nam những ngày nguyên tử vẫn xông lên hàng đầu với gậy tầm vông

Việt Nam ngày nay đã ra đứng trước thế giới, trước mọi người

( Chào mừng- Gửi các anh )

Khi kháng chiến thắng lợi, Tổ quốc như thay da đổi thịt, hồi sinh với sức sống mới, tươi đẹp và lộng lẫy:

Tâm hồn tôi khi Tổ quốc soi vào Thấy ngàn núi trăm sông diễm lệ Con ngọc trai đêm hè đáy bể

Uống thuỷ triều bỗng sáng hạt châu”

Từ núi rừng Việt Bắc xa xôi đến núi đồi Điện Biên hân hoan niềm vui chiến thắng, niềm vui hoà bình. Khắp nơi trên đất nước từ miền ngược đến miền xuôi là khí thế, là hi vọng vào tương lai:

Tôi ra bể cá nồng hơi gió bể

Sóng du dương ca đất nước mạnh giàu Chim bạn hữu rực cờ bay quốc tế

Ôi tương lai như hải cảng lắm tàu

Cảm hứng ngợi ca Tổ quốc không phải là chỉ riêng có ở trong những bài thơ của Chế Lan Viên, tác giả Tố Hữu cũng từng ca ngợi với một tình cảm say sưa, chân thật:

Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!

Rừng cọ đồi chè đồng xanh ngào ngạt Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát Chuyến phà rào rạt bến nước Bình Ca

( Ta đi tới)

Tuy nhiên, trong những bài viết về Tổ quốc, Chế Lan Viên có một tình cảm rất đặc biệt, mãnh liệt và cụ thể:

Ôi! Tổ quốc ta, ta yêu như máu thịt, Như mẹ cha ta, như vợ như chồng! Ôi, Tổ quốc! Nếu cần, ta chết

Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông…

( Sao chiến thắng – Hoa ngày thường, Chim báo bão) Tình yêu nước không cao xa mà gần gũi, nó thường trực trong mỗi con người. Nó là tình máu mủ cha con sâu đậm, tình nghĩa vợ chồng thuỷ chung. Bảo vệ đất nước cũng là bảo vệ những tình cảm thiêng liêng đó. Câu thơ như một lời tuyên thệ của một người sẵn sàng hi sinh để bảo vệ Tổ quốc: Ôi! Tổ quốc nếu cần ta chết

Đứng ở thời hiện tại, nhà thơ thường tự hào về truyền thống dân tộc, về tiền đồ dân tộc, những câu thơ của ông khi viết về quá khứ và tương lai dân tộc bao giờ cũng tràn đầy xúc cảm:

“Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc

Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn, Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc,

Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng…”

(Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng, Hoa ngày thường, chim báo bão)

Và:

“Ta đã yêu Việt Nam đẹp, Việt Nam thơ, bát ngát câu Kiều, bờ tre, mái rạ…

Mái đình cong cong như bàn tay em gái giữa đêm chèo, Cánh cò Việt Nam trong hơi mát xẩm xoan, cò lả

Cái đôn hậu nhân tình trong nét chạm chùa Keo…”

(Thời sự hè 72, bình luận, Những bài thơ đánh giặc) Vẻ đẹp của tổ quốc không chỉ biểu hiện ở sắc màu thiên nhiên mà còn là vẻ đẹp của cái anh hùng :

« Kẻ chiến thắng không cần chi phải hét Ở đất này, im lặng cũng xung phong »

Bên cạnh những vần thơ với cảm hứng tự hào, ca ngợi Tổ quốc, Chế Lan Viên cũng có những vần thơ nói về sự hi sinh mất mát và bao giờ cũng vậy, cái cảm giác đau thương đến nhức nhối luôn được tạo ra bằng hình ảnh đối lập gay gắt :

Nửa nước hòa bình Nửa nước chiến tranh

Cứ trong hai câu thơ Việt Nam Một còn đang rách xé

Một đang cày lên vì bom đạn Mỹ

(Đừng quên- Hoa ngày thường, chim báo bão) Ông nói về nỗi đau chia cắt bằng những hình ảnh phân đôi:

“ Chúng muốn xẻ bản đồ ta làm hai Tổ quốc Xé thân thể ta thành máu thịt đôi miền Xé nhân dân ta thành hai dòng trong đục Để tâm hồn ta thành khi nhớ khi quên”

(Đừng quên – Hoa ngày thường, chim báo bão)

Có thể nói, Tổ quốc là điểm tựa của thơ Chế Lan Viên. Từ đấy, ông nhìn ra thế giới để phân biệt bạn thù, chĩa mũi nhọn căm thù vào bè lũ bán nước và cướp nước. Từ Tổ quốc, ông nhìn vào cuộc đời riêng của mỗi người và của chính bản thân để suy nghĩ và thấm thía:

“Vâng, tôi yêu những nơi đá cộc cây cằn

Tổ quốc như bà mẹ nghèo thì thào cùng tôi qua nước mắt Nhưng rừng vàng bể bạc

Tôi cũng yêu những nơi thân thể chín đầy”

( Cành phong lan bể- Ánh sáng và phù sa )

Tổ quốc – hai tiếng thiêng liêng, dù cho là nơi đá cộc cây cằn hay rừng vàng biển bạc thì cũng là quê hương thân yêu của ta đó. Nó là quá khứ và hiện tại, là thực trạng nghiệt ngã của chiến tranh và ước mong hòa bình, là vinh quang hay đau khổ, là vĩ đại và thân quen…Chế Lan Viên ca ngợi truyền thống, làm chúng ta yêu thương tự hào về quá khứ, để hiểu rõ hôm nay, giá trị của chiến thắng Mùa xuân năm 1975 :

« Ta ra đi từ nền văn minh trên lưu vực sông Hồng Cả dân tộc bay theo hình chim Lạc

Nhưng cho đến nay mới thực giống mặt trời ta trên những trống đồn

Chiến thắng ấy là vầng dương Tổ quốc”

“…Ôi! Năm nào nửa vầng trăng anh cách trở nửa trăng em Đến sông núi cũng chia làm hai nửa

Nay Tổ quốc đã rằm. Cơn hội ngộ

Người đoàn viên mà dân tộc cũng đoàn viên”

Khác với nhà thơ Tố Hữu thường đi sâu miêu tả tâm hồn Việt Nam, tính cách Việt Nam qua một số nhân vật cụ thể: Lượm, mẹ Tơm, mẹ Suốt, chị Lý,…Viết về Tổ quốc, Chế Lan Viên hay sử dụng yếu tố chính luận, nhìn sự vật trong quá trình phát triển và chuyển hóa. Tác giả làm ta mê say vì tính chất kì vĩ của dân tộc ta, thời đại ta. Cách nhìn, cách nói và cách dùng những đối lập táo bạo, những hình ảnh màu sắc chói lọi làm gợn lên trong lòng người đọc những ý nghĩa tiềm ẩn trong sự vật hiện tượng:

“ Bến phà kia ta qua lại bao lần Đêm nay ngỡ có gì không hiểu nổi. Dòng sông ấy không phải sông ấy nữa, Từng ngọn sóng, đầu lau chất chứa Những bão bùng và những chiến công »

Cảm hứng về Tổ quốc, dân tộc là cảm hứng chủ đạo chi phối nhiều bài thơ ra đời trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước của Chế Lan Viên. Giọng thơ viết về Tổ quốc của Chế Lan Viên là giọng hùng biện tranh luận :

« Tên Tổ quốc vang ngoài bờ cõi

Ta đội triệu tấn bom mà hái mặt trời hồng Ta mọc dậy trước mắt nhìn nhân loại

Hai chữ Việt Nam đồng nghĩa với anh hùng »

Những bài thơ viết về đất nước trong những ngày đánh Mỹ của Chế Lan Viên là những khúc hùng ca thấm đượm chất trữ tình. Giữa đau thương bom đạn, trong tư thế xung trận của cả nước, ông vẫn nhận ra cái dịu dàng êm ả của tâm hồn Việt Nam :

Ta đã yêu Việt Nam đẹp, Việt Nam thơ, bát ngát câu Kiều bờ tre mái rạ Mái đình cong cong như bàn tay em gái giữa đêm chèo

Cánh cò Việt Nam trong hơi mát xẩm xoan , cò lả Cái đôn hậu nhân tình trong nét chạm chùa Keo »

( Thời sự Hè 72- Bình luận)

Có thể thấy rằng, khi nói về Tổ quốc, dân tộc, cảm hứng thơ Chế Lan Viên luôn phong phú, tươi mới đồng thời trí tuệ ông luôn thể hiện rõ sức phát hiện đào sâu. Thơ ông luôn thể hiện những khám phá mới về dân tộc, niềm tự hào về tổ quốc. Đó là một Tổ quốc đau thương trong quá khứ : « Cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ » và đó cũng là một Tổ quốc anh hùng chống Mỹ đứng trên tầm cao mới : « Ta mọc dậy trước mắt nhìn nhân loại/ Hai chữ Việt Nam đồng nghĩa với anh hùng ». Nhà thơ thích nhất Tổ quốc đang sinh thành và tái tạo nên đây cũng là địa hạt để nhà thơ thỏa sức vẫy vùng, sử dụng rộng rãi các yếu tố chính luận.

Ngòi bút nhà thơ tỏ ra cực kì linh hoạt, bút lực dồi dào : Có lúc, nhà thơ bay lượn trên Tổ quốc để nhìn bao quát „vóc dáng những Trường Sơn‟, „dung mạo những đồng bằng‟ nhưng cũng có lúc ông thành kính theo bước chân của vị lãnh tụ đi khắp chân trời để „tìm hình của nước‟.

Một phần của tài liệu Tư duy đối lập tương phản trong thơ Chế Lan Viên (Trang 72)