KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN KHÁC

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại NHTMCP á châu – Chi nhánh Hà nội (Trang 66)

KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU Ờ CHI NHÁNH HÀ NỘ

3.3.3. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN KHÁC

- Trong việc hoạch định chắnh sách, cần cân đối một cách thắch hợp giữa các mục tiêu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, ổn định tiền tệ và sự phát triển bền vững của hệ thống NHTM, tránh tình trạng thắt chặt hoặc thả lỏng quá mức, thay đổi định hướng quá đột ngột gây ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng là một đòi hỏi cấp bách. Nhà nước phải không ngừng tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh để khuyến khắch SXKD, tạo hành lang pháp lý vững chắc để các thành phần kinh tế yên tâm bỏ vốn ra đầu tư. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần tiếp tục hoàn thiện, đổi mới môi trường kinh tế, coi đó là giải pháp tổng thể và cơ bản nhất trong quá trình đổi mới mọi lĩnh vực kinh doanh nói chung và lĩnh vực kinh doanh tiền tệ nói riêng, chẳng hạn như:

+ Trong việc ban hành và thực hiện các cơ chế chắnh sách pháp luật cần nắm bắt nhanh và kịp thời mọi sự phát triển của nền kinh tế xã hội, cần phải thu thập ý kiến đầy đủ, khách quan từ các cơ quan ban ngành, doanh nghiệp để đảm bảo việc thực thi được chắnh xác, hiệu quả, công bằng và phù hợp với điều kiện thực tế.

+ Hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp lý liên quan đến đảm bảo tiền vay, làm thế nào để trong trường hợp ngân hàng đã thực hiện đúng các quy định về thế chấp, cầm cố tài sản khi cho vay thì khi xử lý nợ, ngân hàng được toàn quyền trong việc thanh lý tài sản nhận làm đảm bảo đó để thu nợ nhằm khắc phục các khó khăn về quy trình, thủ tục và thời gian xử lý tài sản đảm bảo thu hồi vốn vay như hiện nay.

+ Thúc đẩy thị trường tài chắnh, trước hết là thị trường liên ngân hàng và thị trường tiền tệ nhằm xác định khuôn khổ hoạt động của các ngân hàng, tạo thêm nhiều cơ hội đầu tư nhằm phân tán rủi ro, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và đa dạng hóa các công cụ thanh toán nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

+ Hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật như hệ thống thông tin kiểm toán, kế toán theo chuẩn mực quốc tế,Ầ để thúc đẩy nền kinh tế phát triển ổn định, tạo điều kiện cho hoạt động SXKD của các doanh nghiệp nói chung và NHTM nói riêng phát triển an toàn, bền vững và hội nhập quốc tế.

- Rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục đăng ký/xoá đăng ký giao dịch bảo đảm, đưa các thông tin đăng ký giao dịch đảm bảo lên mạng để các ngân hàng có truy vấn thông tin được dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện.

- Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở cho người dân để thuận tiện trong việc sử dụng để thế chấp bảo lãnh vay vốn.

- Xây dựng đơn giá đất sát với thị trường, công bố công khai các quy hoạch đô thị tại Hà Nội tạo điều kiện dễ dàng cho các ngân hàng thực hiện việc thẩm định và định giá tài sản đảm bảo là bất động sản.

- Đề nghị các cơ quan có liên quan tạo điều kiện giúp đỡ ngân hàng trong việc thẩm định cho vay, hoàn thiện thủ tục vay vốn, xử lý tài sản đảm bảo khi khách hàng không có khả năng trả nợ ngân hàng. Các cơ quan chức năng như Toà án, Viện kiểm soát, cơ quan thi hành án,.. cần có sự quan tâm hỗ trợ ngành ngân hàng trong việc thu hồi nợ.

Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu chuyển sang nền kinh tế thị trường theo hướng công nghiệp hóa Ờ hiện đại hóa, năng suất sản xuất cao đã tạo ra lượng hàng hóa phong phú và đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Thực hiện chắnh sách mở cửa, bộ mặt nền kinh tế Việt Nam đã chuyển đổi mạnh, đời sống của người dân ngày càng nâng cao, tiến đến cuộc sống thoải mái về vật chất lẫn tinh thần, ngoài những nhu cầu thiết yếu, như ăn, ở, uống, đồ mặc thì nhu cầu cuộc sống được nâng cao hơn, như nhà đẹp tiện nghi, xe đẹp, du lịch, du họcẦ Do đó nhu cầu chi tiêu cũng như kinh doanh sản xuất của người dân tăng lên đáng kể. Điều này đã khiến cho thị trường cho vay KHCN trở thành một thị trường đầy tiềm năng đối với không chỉ các NHTM trong nước mà còn cả NHTM nước ngoài.

Cho vay KHCN là hoạt động ngày càng có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của các NHTM đặc biệt là các ngân hàng định hướng phát triển dịch vụ bán lẻ. Hoạt động này không chỉ mang ý nghĩa đối với NHTM trong việc đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn mang lại thu nhập cho các NHTM mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của xã hội, của nền kinh tế góp phần nâng cao đời sống vật chất và tắnh thần của người dân. Trong thời gian qua, hoạt động cho vay KHCN của các NHTM Việt Nam nói chung và ACBỜHà Nội nói riêng đã có những bước phát triển vượt bậc, tuy vậy hoạt động này vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần được giải quyết, khắc phục và hoàn thiện. Do đó nghiên cứu các giải pháp mở rộng hoạt động cho vay KHCN tại ACB-Hà Nội là rất cần thiết và có ý nghĩa không chỉ trong phạm vi một chi nhánh NHTM như ACBỜHà Nội. Qua quá trình nghiên cứu phân tắch thực trạng hoạt động cho vay KHCN tại ACB-Hà Nội ta có thể rút ra một số vấn đề như sau: Để có thể mở rộng được hoạt động cho vay KHCN, các NHTM cần phải thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp từ việc nghiên cứu khách hàng, thiết kế sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng, các NHTM cần phải thực hiện tốt các công tác tiếp thị, quảng bá hình ảnh của ngân hàng cũng như quảng bá các sản phẩm cho vay. Đi đôi với việc xây dựng chắnh sách tắn dụng hợp lý, quy trình cho vay phải được hoàn thiện đảm bảo việc cấp tắn dụng được thực hiện đúng quy định, an toàn chặt chẽ nhưng vẫn phải đảm bảo được đẩy nhanh được thời gian xử lý hồ sơ vay vốn. Để hoạt động cho vay được phát triển bền vững, việc mở rộng cho vay phải gắn liền với việc quản lý tốt chất lượng tắn dụng. Ngoài ra, sự hỗ trợ của các cơ quan ban ngành có liên quan như NHNN, các cấp chắnh quyền địa phương, các cơ quan hành pháp là điều kiện hết sức quan trọng để mở rộng cho vay KHCN tại các NHTM.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại NHTMCP á châu – Chi nhánh Hà nội (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w