Tăng cường công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại NHTMCP á châu – Chi nhánh Hà nội (Trang 56)

KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU Ờ CHI NHÁNH HÀ NỘ

3.2.2.3. Tăng cường công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của bất cứ hoạt động nào trên mọi lĩnh vực. Đối với hoạt động cho vay thì yếu tố con người lại càng đóng một vai trò quan trọng, nó quyết định đến chất lượng cho vay, chất lượng dịch vụ và hình ảnh của ngân hàng, từ đó quyết định đến hiệu quả cho vay tại ngân hàng. Vì vậy, giải pháp nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng nhân sự được đưa ra tập trung vào một số nội dung sau:

ACB-Hà Nội cần quan tâm đúng mức việc đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu về từng nghiệp vụ cụ thể, từng đối tượng khách hàng có đặc điểm đặc thù về sản xuất kinh doanh cụ thể. Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề trao đổi các bài học kinh nghiệm liên quan đến cho vay. Cập nhật kiến thức nghiệp vụ và tập huấn các quy định pháp luật mới. Ngoài ra, cần tổ chức đội ngũ giảng dạy là các chuyên gia bên ngoài, các cán bộ chuyên viên tắn dụng có kinh nghiệm của ngân hàng, biên soạn và cập nhật giáo trình giảng dạy mang tắnh thực tiễn, trang bị tốt cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy, tổ chức kiểm tra nghiêm túc, khuyến khắch tinh thần học tập bằng cơ chế khen thưởng đề bạt.

Hiện nay, thực tế cho thấy cường độ làm việc của cán bộ tắn dụng trong thời gian qua là khá căng thẳng, thậm chắ việc làm thêm ngoài giờ cũng khá phổ biến. Và điều này đã dẫn đến việc hạn chế các hoạt động tiếp xúc với khách hàng, kiểm tra và kiểm soát các khoản cho vay. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho vay, đủ nhân lực để đón bắt các cơ hội kinh doanh mới thì việc tăng cường cả về số lượng lẫn chất lượng sẽ giúp cho ngân hàng đảm bảo nhịp độ tăng trưởng cho vay đồng thời đảm bảo được chất lượng cho vay.

Ngân hàng cũng phải chú trọng nhiều hơn, đòi hỏi cao hơn và có thái độ rõ ràng hơn đối với cán bộ tắn dụng nhằm hạn chế rủi ro trong cho vay như là:

- Về năng lực công tác: đòi hỏi những cán bộ liên quan đến hoạt động cho vay phải thường xuyên nghiên cứu, học tập, nắm vững, thực hiện đúng các quy định hiện hành và phải không ngừng nâng cao năng lực công tác, nhất là khả năng phát hiện, ngăn chặn những thủ đoạn lợi dụng khách hàng.

- Về phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm: yêu cầu mỗi cán bộ ngân hàng phải luôn tu dưỡng phẩm chất đạo đức, nêu cao ý thức trách nhiệm. Cán bộ ở cương vị càng cao thì càng phải gương mẫu.

Và ngân hàng cần phải có chế độ đãi ngộ, khen thưởng hợp lý, công bằng: đối với cán bộ có thành tắch xuất sắc thì nên được biểu dương, khen thưởng cả về mặt vật chất lẫn

tinh thần tương xứng với kết quả mà họ mang lại, kể cả việc nâng lương trước thời hạn hoặc đề bạt lên vị trắ cao hơn; đối với cán bộ có sai phạm thì tùy theo mức độ mà có thể giáo dục thuyết phục hoặc xử lý kỷ luật. Có như vậy thì kỷ cương trong hoạt động cho vay, uy tắn của ngân hàng sẽ ngày càng được nâng cao và chất lượng tắn dụng chắc chắn sẽ được cải thiện đáng kể.

Ngoài ra, ngân hàng phải thường xuyên liên kết, tổ chức các khóa đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao trình độ. Nếu chưa gửi người đi đào tạo kịp thời thì có thể đào tạo tại chỗ, các giảng viên là các lãnh đạo phòng hay chuyên viên có kinh nghiệm. Và ngân hàng cũng cần mở các lớp học bồi dưỡng về ngoại ngữ nhằm rèn luyện và nâng cao khả năng ngoại ngữ cho nhân viên để phục vụ cho nhóm khách hàng có vốn đầu tư nước ngoài.

Đồng thời, ngân hàng không thể bỏ qua việc xây dựng chắnh sách đãi ngộ nhân sự, thực hiện cơ chế tài chắnh thông thoáng nhằm thu hút được nhân tài và duy trì đủ nhân lực chất lượng có thể đảm trách các hoạt động cho vay của ngân hàng. Vì việc tăng trưởng cho vay hàng ngày không đồng bộ với số lượng và chất lượng của cán bộ cho vay phụ trách nên dễ dẫn đến những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động cho vay. Số lượng cán bộ cho vay có kinh nghiệm hiện nay tại chi nhánh còn thiếu, trong khi đó các ngân hàng mới thành lập lại thu hút nhân sự với chắnh sách đãi ngộ tốt hơn đã dẫn đến tình trạng Ộchảy máu chất xámỢ nhất là trong tình trạng khan hiếm nhân lực trong ngành tài chắnh ngân hàng như hiện nay. Đứng trước tình hình như vậy, việc xây dựng chắnh sách đãi ngộ để thu hút nhân sự là vấn đề cấp thiết.

Về những chắnh sách nhằm đào tạo và tái đào tạo nhân viên của ngân hàng:

- Đảm bảo 100% nhân viên tân tuyển được đào tạo theo các chương trình thống nhất, tránh đào tạo theo cách Ộtruyền tayỢ, nội dung đào tạo ngoài các nội dung mang tắnh lý thuyết, cần bổ sung những nội dung mang tắnh thực tế, các kinh nghiệm, kỹ năng thực hiện công việc để đảm bảo sau khi được đào tạo nhân viên tân tuyển nhanh chóng bắt nhịp được với công việc.

- Tăng cường đào tạo bổ sung các kỹ năng bổ trợ cho công việc: kỹ năng bán hàng, bán chéo sản phẩm, kỹ năng phỏng vấn, lắng nghe, kỹ năng thuyết trình, giải quyết tình huống,...

- Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn cho các cán bộ nhân viên để phổ biến chắnh sách mới, văn bản mới của Ngân hàng và các cơ quan bên ngoài liên quan nhằm đảm bảo các cán bộ nhân viên nắm bắt nội dung và vận dụng thống nhất.

- Tổ chức kiểm tra nghiệp vụ, hội thi nghiệp vụ giỏi nhằm khuyến khắch tinh thần học hỏi nâng cao nghiệp vụ, qua đó cũng có thể đánh giá được trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ nhân viên từ đó có những chương trình đào tạo, tái đào tạo phù hợp. - Tăng cường giáo dục phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp và nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cán bộ nhân viên.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại NHTMCP á châu – Chi nhánh Hà nội (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w