Hạn chế và nguyên nhân:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại NHTMCP á châu – Chi nhánh Hà nội (Trang 47)

b) Thấu chi tài khoản (ACB PLUS 50):

2.3.1. Hạn chế và nguyên nhân:

2.3.1.1. Hạn chế:

Với các kết qủa đạt được, ACB-Hà Nội được đánh giá là đơn vị có hoạt động cho vay KHCN khá phát triển trên địa bàn Hà Nội với dư nợ khá lớn, cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụ và có chất lượng tắn dụng tốt. Tuy vậy, những kết quả đó vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của thị trường, chưa tương xứng với vị thế của ACB do còn những hạn chế sau:

Một là, dư nợ cho vay KHCN của ACBỜHà Nội chưa tương xứng với tiềm năng của thị trường và vị thế của ACB. Hoạt động tại thị trường Hà Nội Ờ trung tâm kinh tế chắnh trị lớn thứ hai của cả nước và là thị trường đầy tiềm năng cho hoạt động cho vay KHCN tuy vậy dư nợ cho vay KHCN của ACBỜHà Nội chưa thực sự lớn, chưa tương xứng vị thế của ACB vốn vẫn được coi là ngân hàng có hoạt động cho vay KHCN phát triển. Điều này có thể nhận thấy qua tỷ trong dự nợ KHCN của ACB-Hà Nội trên tổng dư nợ KHCN của toàn hệ thống ACB: tắnh đến hết năm 2009 dư nợ cho vay KHCN của ACB-Hà Nội chỉ chiếm 8,4% dư nợ cho vay KHCN của toàn hệ thống ACB. Tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN/Tổng dư nơ mặc dù ở mức khá cao song còn thấp hơn nhiều so với tỷ lệ này của toàn hệ thống ACB: tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN/Tổng dư nợ của toàn hệ thống ACB qua vài năm gần đậy đều đạt trên 53%.

Hai là, dư nợ cho vay KHCN chưa đạt được mục tiêu đề ra. Ngoài tại trụ sở chi nhánh chắnh của ACB-Hà Nội dư nợ cho vay KHCN đạt mức tương đối khá, tại các PGD trực thuộc ACBỜHà Nội có dư nợ cho vay KHCN rất thấp, cụ thể dư nợ cho vay KHCN của 44 PGD của ACB-Hà Nội chỉ chiếm 39% dư nợ cho vay KHCN của toàn chi nhánh, mặc dù hầu hết các PGD này đều có bộ phận tắn dụng, thậm chắ ở một vài PGD sau 2-3 năm hoạt động dư nợ cho vay KHCN đạt không quá 30 tỷ đồng điều này là nguyên nhân ACB-Hà Nội không đạt được chỉ tiêu kế hoạch cho vay KHCN trong nhiều năm trở lại đây.

Ba là, dư nợ cho vay không có tắnh bền vững cao, chịu ảnh hưởng lớn của chắnh sách quản lý của NHNN. Trong cơ cấu dư nợ KHCN của ACB-Hà Nội, dư nợ của các sản phẩm Ộnhạy cảmỢ chịu ảnh hưởng lớn của chắnh sách quản lý của NHNN như cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán, cho vay đầu tư vàng, cho vay lĩnh vực bất động sản chiếm tỷ trọng khá lớn, dư nợ của các nhóm sản phẩm này chiếm tới 57% dư nợ KHCN. Nếu trong trường hợp, NHNN áp dụng chắnh sách hạn chế cho vay đối với những sản phẩm này (như đã áp dụng đối với sản phẩm cho vay kinh doanh chứng khoán) thì dư nợ cho vay KHCN của ACB-Hà Nội sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.

Bốn là, thời gian xử lý hồ sơ vay vốn của khách hàng kéo dài, gây tâm lý không tốt cho các khách hàng có nhu cầu vay vốn đặc biệt là các khách hàng có nhu cầu cần vốn nhanh. Đây là điểm kém cạnh tranh của ACB-Hà Nội so với các ngân hàng khác.

Năm là, phương pháp phân loại nhóm nợ hiện tại chưa phản ảnh hết được nợ xấu tiềm ẩn. Mặc dù nợ xấu của ACB-Hà Nội ở mức thấp, song hiện tại ACB-Hà Nội vẫn thực hiện phương pháp phân loại nhóm nợ theo định lượng mà chưa thực hiện theo phương pháp định tắnh (theo điều 7 Quyết định 493) nên nợ xấu cũng còn nhiều tiềm ẩn.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại NHTMCP á châu – Chi nhánh Hà nội (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w