ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHCN CỦA NHTMCP Á CHÂU CHI NHÁNH HÀ NỘI:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại NHTMCP á châu – Chi nhánh Hà nội (Trang 52)

KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU Ờ CHI NHÁNH HÀ NỘ

3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHCN CỦA NHTMCP Á CHÂU CHI NHÁNH HÀ NỘI:

CỔ PHẦN Á CHÂU Ờ CHI NHÁNH HÀ NỘI

3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHCN CỦA NHTMCP Á CHÂU-CHI NHÁNH HÀ NỘI: CHI NHÁNH HÀ NỘI:

Hà Nội là thủ đô của Việt Nam, tập trung nhiều cơ quan kinh tế chắnh trị lớn của cả nước với dân số đông và tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động lớn. Trong những năm vừa qua, nền kinh tế Hà Nội có sự tăng trưởng nhanh, thu nhập của người dân tăng cao, mức sống được cải thiện, do vậy mà nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng lên và thói quen tiêu dùng có sự thay đổi theo hướng thoáng hơn. Đây chắnh là thị trường đầy tiềm năng cho hoạt động ngân hàng bán lẻ nói chung và hoạt động cho vay KHCN nói chung.

Đánh giá được tiềm năng của thị trường, nhiều NHTM và tổ chức tài chắnh phi ngân hàng đã bắt đầu quan tâm và thâm nhập mạnh vào thị trường này tạo ra sự cạnh tranh gay gắt hơn bao giờ hết. Từ các NHTM Nhà Nước, Ngân Hàng nước ngoài vốn chỉ quan tâm đến các sản phẩm bán buôn, đến các khoản cho vay đối với các doanh nghiệp, các khoản vay lớn thì nay cũng đã triển khai mạnh mẽ các sản phẩm cho vay KHCN nhỏ lẻ vốn là thị trường hoạt động của các NHTMCP bấy lâu nay. Thậm chắ nhiều ngân hàng nước ngoài còn thành lập ra cả những ngân hàng con 100% vốn nước ngoài (HSBC, Standard Chartered Bank, ANZ) để thâm nhập chuyên sâu vào thị trường bán lẻ đầy tiềm năng này. Đây chắnh là thách thức rất lớn không chỉ riêng đối với ACB-Hà Nội trong thời gian tới.

Đứng trước những thách thức đó, ACB-Hà Nội chủ trương tiếp tục đẩy mạnh phát triển khách hàng tại thị trường Hà Nội thông qua việc tiếp thị các sản phẩm hiện có nhằm mở rộng thị trường cho vay tới mọi lĩnh vực, mọi đối tượng khách hàng mà pháp luật cho phép. Đồng thời, điều chỉnh cơ cấu cho vay hợp lý, nâng cao chất lượng cho vay, đo lường và quản trị được rủi ro trong hoạt động cho vay nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ và không vượt quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Hoàn thiện, sản phẩm, dịch vụ và quy trình cung cấp các sản phẩm dịch vụ hiện có thông qua việc tăng cường ứng dụng và khai thác công nghệ thông tin nhằm đơn giản hóa thủ tục xử lý công việc, từ đó đáp ứng một cách nhanh nhất yêu cầu của khách hàng.

Đa dạng hóa sản phẩm cho vay để phù hợp với từng đối tượng khách hàng nhằm thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu hoạt động cho vay.

Tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật của các đối tác chiến lược trong lĩnh vực quản lý rủi ro, ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ. Đồng thời, ứng dụng các chuẩn mực kế toán và quản trị ngân hàng theo thông lệ quốc tế.

Tăng cường đào tạo nhân viên tắn dụng và các cá nhân khác cùng tham gia trong hoạt động cung cấp dịch vụ để bồi dưỡng kỹ năng tiếp thị, bán hàng, các kiến thức liên quan đến các sản phẩm/dịch vụ hiện có và các sản phẩm/dịch vụ mới.

Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý trung gian nhằm nâng cấp các kỹ năng lập kế hoạch phát triển kinh doanh, đánh giá và phân tắch cạnh tranh, quản trị rủi ro và quản trị nhân sự.

Cho vay KHCN là hoạt động quan trọng trong định hướng phát triển của ACB trên địa bàn Hà Nội. Trên cơ sở những thành công ACB đã đạt được trong hoạt động cho vay

KHCN, hoạt động trong thị trường đầy tiềm năng như Hà Nội, ACB-Hà Nội đã xây dựng định hướng hoạt động cho vay KHCN theo phương châm Ộ Tăng trưởng cao, quản lý tốt, hoạt động hiệu quảỢ. Mục tiêu của ACB-Hà Nội là trở thành một trong những chi nhánh NHTMCP đứng đầu trong hoạt động cho vay KHCN tại Hà Nội, chiếm 20% thị phần cho vay KHCN của toàn hệ thống ACB trong 5 năm tiếp theo, thông qua các chiến lược: duy trì tốc độ tăng trưởng dư nợ cao hàng năm (tốc độ tăng trưởng dư nợ hàng năm trên 50%), quản lý chất lượng tắn dụng tốt (dưới 1% trên tổng dư nợ), phát triển mạnh mạng lưới giao dịch, đa dạng hoá sản phẩm cung cấp với chất lượng dịch vụ tốt.

Năm 2010 được nhận định là có khó khăn nhưng cũng không ắt cơ hội. Cơ hội đến từ sự phục hồi của kinh tế thế giới nói chung (trong đó khu vực châu Á tiếp tục làm đầu tàu) và kinh tế trong nước nói riêng. Còn khó khăn đến từ việc các nghiệp vụ kinh doanh đặc trưng của ngân hàng phần nào bị thu hẹp, khả năng tăng trưởng mạng lưới hoạt động bị giới hạn trong khi các loại rủi ro đều gia tăng (thanh khoản, tỷ giá, pháp lý, vận hành).

Các mục tiêu kinh doanh năm 2010 được đặt ra không quá cao nhằm chuẩn bị thật tốt tiền đề tiên quyết cho tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong tương lai của ACB. Các tiền đề đó là cơ sở hạ tầng vững chắc của NHTM, nguồn nhân lực chất lượng cao, và cơ cấu tổ chức khoa học; đáp ứng được quy mô và nhu cầu kinh doanh mới; đồng thời với sự nhạy bén trong tổ chức kinh doanh, có thể đối phó với những bất trắc có khả năng xảy ra. Củng cố thể chế, kinh doanh linh hoạt là phương châm hành động năm 2010 của ACB.

Trên cơ sở đó, năm 2010 ACB-Hà Nội đặt một số chỉ tiêu kế hoạch cho vay KHCN cụ thể như sau :

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kế hoạch cho vay KHCN năm 2010 của ACB-Hà Nội

ĐVT: Triệu đồng STT Các chỉ tiêu 31/12/2009Dư nợ đến Kế hoạch đến 31/12/2010 Tốc độ tăng trưởng I Tổng dư nợ 1.923.506 3.558.486 85%

1 Cho vay mua nhà 361.391 617.977 71%

2 Cho vay sinh hoạt tiêu dùng 252.694 470.011 86% 3 Cho vay sản xuất kinh doanh 389.330 654.074 68%

4 Cho vay KDCK 323.403 491.573 51%

( Nguồn : Kế hoạch hoạt động kinh doanh của ACBỜHà Nội năm 2010)

Ngoài ra, ACB còn thực hiện các chương trình và dự án trọng điểm, bao gồm: - Triển khai mô hình bán hàng trực tiếp toàn hệ thống.

- Chuyển đổi cơ cấu tổ chức theo hướng tách bạch vai trò kinh doanh với vận hành và tăng cường hệ thống kiểm tra kiểm soát.

- Giới thiệu thêm các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiết kiệm, vay vốn và đầu tư của khách hàng.

- Tăng trưởng mạng lưới cả về số lượng chi nhánh, phòng giao dịch và địa bàn hoạt động.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại NHTMCP á châu – Chi nhánh Hà nội (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w