Nguyên nhân khách quan:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại NHTMCP á châu – Chi nhánh Hà nội (Trang 50)

Thứ nhất, hoạt động ngân hàng trên địa bàn Hà Nội có sự cạnh tranh rất gay gắt.

Hà Nội là nơi có mạng lưới hoạt động của ngân hàng dày đặc và là nơi đặt trụ sở chắnh của nhiều NHTM. Tắnh đến hiện tại trên địa bàn Hà Nội (Hà Nội cũ) có khoảng 1300 điểm giao dịch của 80 TCTD, có 5 NHTM Nhà Nước và 8 NHTMCP đặt trụ sở chắnh. Các NHTMCP có trụ sở chắnh tại Hà Nội như Techcombank, MB, VIB, VPBank,... trong

thời gian qua đã có những bước phát triển vượt bậc trong hoạt động bán lẻ nói chung và hoạt động cho vay KHCN nói riêng. Với lợi thế có trụ sở chắnh tại Hà Nội, các ngân hàng này đã tập trung nhiều nguồn lực: mạng lưới, nhân sự, tài chắnh và các hoạt động marketing do đó đã tạo dựng được hình ảnh, danh tiếng và đạt được kết quả tốt trong hoạt động cho vay KHCN trên địa bàn Hà Nội. Các NHTM Nhà Nước cũng đang có những bước chuyển mình và chú trọng hơn đến thị trường bán lẻ trước đây đã bỏ ngỏ, thờ ơ. Một đặc điểm nữa, tạo ra sự cạnh tranh sôi động trên thị trường cho vay KHCN tại Hà Nội là sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài tham gia vào thị trường này như HSBC, ANZ, Standard Chartered Bank,... các ngân hàng nước ngoài với thế mạnh về công nghệ, kinh nghiệm, chất lượng dịch vụ đang dần thu hút được sự quan tâm cuả khách hàng vay vốn.

Thứ hai, môi trường văn hoá xã hội Hà Nội có sự khác biệt. Đánh giá một cách tổng thể hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay KHCN nói riêng của các NHTM tại Hà Nội không phát triển như tại TPHCM mà một trong những nguyên nhân là yếu tố môi trường văn hoá xã hội tại hai khu vực có sự khác nhau đáng kể. Tại Hà Nội, chiếm tỷ trọng lớn trong dân số là các công chức nhà nước, hoạt động kinh doanh cá thể có quy mô nhỏ do đó nhu cầu về vốn vay không cao. Dân cư tại Hà Nội có tâm lý Ộăn chắc mặc bềnỢ, tâm lý tiết kiệm cao hơn tiêu dùng , chi tiêu chủ yếu bằng tiền tiết kiệm được và không sẵn sàng đi vay ngân hàng để tiêu dùng. Thực tế cho thấy trong nhiều năm, tiền gửi từ dân cư trong hệ thống ngân hàng Hà Nội thường cao hơn tại TP HCM, song dư nợ cho vay tại Hà Nội lại thấp hơn nhiều. Mặt khác, một yếu tố khiến cho hoạt động của các NHTMCP nói chung và ACB nói riêng khó khăn hơn trên địa bàn là tâm lý chưa tin tưởng vào hệ thống NHTMCP xuất phát từ việc sụp đổ của hệ thống các Quỹ Tắn dụng Nhân Dân trước đây, do đó mà người dân Hà Nội thường tìm đến các NHTM Nhà Nước mỗi khi có nhu cầu về sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Thứ ba, các vấn đề thủ tục hành chắnh, pháp lý liên quan đến hoạt động cho vay.

Điều đầu tiên phải nói đến là tốc độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở và các thủ tục liên quan: sang tên, nộp thuế,... tại Hà Nội rất chậm gây khó khăn cho người có nhu cầu vay vốn, nhiều người mặc dù có tài sản hợp pháp là bất động sản nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận, có nhu cầu vay vốn hợp lý và khả năng trả nợ nhưng không thể vay được vốn vì không có tài sản đảm bảo. Mặt khác, các thủ tục pháp lý liên quan đến tài sản đảm bảo như công chứng hợp đồng thế chấp, đăng ký/xoá đăng ký giao dịch bảo đảm hiện nay tại Hà Nội rất phiền hà, mất nhiều thời gian và chi phắ, điều này gây tâm lý e ngại cho người dân mỗi khi có nhu cầu vay vốn, do đó họ thường tìm đến vay vốn của người thân hoặc thậm chắ vay của tư nhân kể cả trong trường hợp lãi suất cao hơn nhiều so với ngân hàng.

Một vấn đề khác khiến các NHTM e ngại hơn khi cho vay hiện nay là các thủ tục liên quan đến việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ gặp rất nhiều khó khăn, chưa có quy định thực sự rõ ràng, chưa bảo vệ quyền lợi của người cho vay, sự hỗ trợ của các cơ quan liên quan trong việc thu hồi nợ: toà án, thi hành án chưa hiệu quả và nhanh chóng.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại NHTMCP á châu – Chi nhánh Hà nội (Trang 50)