Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Bắc Giang (Trang 30)

5. Kết cấu chuyên đề

2.3.2.Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế.

Như đã phân tích ở trên thì chi nhánh ngân hàng có chất lượng tín dụng hộ sản xuất khá tốt, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu có xu hướng giảm đi đôi với việc kiểm soát chất lượng tín dụng. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động thì chi nhánh vẫn còn tồn tại một số vấn đề như sau :

Thứ nhất : Tỷ lệ nợ quá hạn giảm nhưng dư nợ quá hạn vẫn tăng.

Nợ quá hạn đều tăng qua 3 năm, tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn giảm đáng kể (xuống còn 2% năm 2009). Nhưng nợ quá hạn trung dài hạn tăng và nợ khó đòi (nợ quá hạn trên 360 ngày) chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ quá hạn hộ sản xuất (61%), hơn nữa nợ có khả năng mất vốn lại có xu hướng tăng lên. Điều này cho thấy việc thu hồi nợ quá hạn của chi nhánh khá khó khăn, khả năng thất thoát vốn còn lớn.

Thứ hai: Phương thức cấp tín dụng còn hạn chế.

Hiện tại NHNo & PTNT tỉnh Hà giang giang phổ biến áp dụng phương thức cho vay từng lần, việc cho vay theo hạn mức tín dụng rất ít, hầu như không có. Thực trạng trên cho thấy NHNo & PTNT tỉnh Hà giang chưa thực hiện việc đa dạng hóa phương thức cho vay để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng và góp phần hạn chế rủi ro.

Thứ ba: Hệ thống thông tin khách hàng chưa hoàn thiện

Các thông tin không được cập nhật thường xuyên vừa chậm vừa thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu. Các kênh thông tin khác nhau như phương tiện thông tin đại chúng chỉ dừng ở mức chung chung không thể phản ánh được thực trạng nội bộ. Ngoài ra, quan hệ trao đổi thông tin với các Ngân hàng khác chưa rộng.

2.3.2.2. Nguyên nhân.

Nguyên nhân khách quan:

- Nguyên nhân từ phía môi trường kinh doanh:

Môi trường kinh doanh quyết định rất lớn đến hoạt động tín dụng hộ sản xuất vì thế nghiên cứu môi trường kinh doanh của chi nhánh ta có thể tìm thấy nhiều nguyên nhân gây ra khó khăn cho chi nhánh làm cho chất lượng tín dụng của chi nhánh bị giảm sút.

+ Cơ chế chính sách chưa phù hợp và việc triển khai còn chậm :

Tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ sản xuất triển khai chậm. Thủ tục đăng kí giao dịch tài sản thế chấp còn chậm, rườm rà.

+ Do ảnh hưởng từ sự biến động của thị trường

Những biến động của thị trường đầu vào của sản xuất kinh tế hộ như giá phân bón, các loại thuốc trừ sâu, hóa chất khác tăng cao...; Giá điện, giá xăng dầu, sắt thép, gỗ nguyên liệu, giá than, cước phí vận chuyển...tăng mạnh, trong khi giá bán sản phẩm không tăng, và tăng không đáng kể gây thua lỗ cho người sản xuất nông nghiệp.

Những khó khăn do ứ đọng của sản phẩm gia cầm trong dịch cúm, sự giảm giá của một số sản phẩm như Vải, Cam, Chè...đã gây thiệt hại lớn cho hộ sản xuất. Dẫn đến các hộ không có khả năng trả gốc và lãi cho chi nhánh làm gia tăng nợ quá hạn.

+ Do ảnh hưởng của môi trường tự nhiên

Hà Giang là một tỉnh miền núi phía bắc nên chịu sự tác động đa dạng và phức tạp của thời tiết, khí hậu, dịch bệnh như : hạn hán, rét đậm, sương muối, dịch cúm gia cầm, dịch bệnh đàn gia súc...

Nguyên nhân chủ quan

- Nguyên nhân từ phía hộ sản xuất :

Hộ sản xuất trong tỉnh hầu hết có quy mô nhỏ, manh mún, khối lượng và quy mô sản xuất hàng hóa không lớn, không có nhiều trang trại, sản xuất còn mang tính chất tự phát, mang tính phong trào. Vốn tích lũy hầu như không có, vốn tự có của hộ thấp, chủ yếu là phải vay vốn ngân hàng. Lao động phần lớn là thủ công, ứng

dụng và sử dụng máy móc trong sản xuất nông nghiệp chưa nhiều. Hoạt động khuyến nông, khuyến ngư chưa phát triển, công nghiệp chế biến và tiêu thụ cũng chủ yếu do hộ tự tổ chức. Mạng lưới giao thông khó khăn, phương tiện giao thông, phương tiện vận chuyển chưa hiện đại. Đặc biệt một số hộ vay vốn chưa có ý thức chấp hành chính sách, sử dụng vốn sai mục đích. Những nguyên nhân đó đã dẫn đến công tác thu hồi nợ của chi nhánh gặp nhiều khó khăn.

- Nguyên nhân từ phía chi nhánh ngân hàng:

Một là : Từ khi dự án IPCAS được triển khai thì một cán bộ tín dụng đảm nhiệm các công việc từ khâu tiếp xúc khách hàng đến khi giải ngân, và theo dõi sau khi cho vay. Thêm vào đó là dư nợ của chi nhánh tăng qua 3 năm, trong khi số lượng cán bộ tín dụng vẫn không thay đổi là bao, làm cho 1 cán bộ tín dụng phải quản lý khá nhiều khách hàng và theo dõi quá nhiều khoản vay, đồng thời họ cũng phải chịu trách nhiệm trực tiếp về khoản vay đó. Hơn nữa, địa bàn nhiều vùng đi lại khó khăn nên một số cán bộ tín dụng thẩm định cho vay sơ sài, thiều chặt chẽ, thiếu kiểm tra thực tế.

Hai là : Cơ sở vật chất phục vụ nghiệp vụ và thông tin còn nhiều bất cập, chất lượng thông tin được cung cấp chưa cao từ đó việc phân tích, đánh giá, nhận định tình hình khách hàng thiếu chính xác cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

Ba là : Công tác kiểm tra của các chi nhánh cơ sở nhìn chung chất lượng chưa cao, chưa tiến hành thường xuyên và toàn diện, nhất là các chi nhánh huyện vùng cao.

Kết luận chương 2 :

Qua nghiên cứu thực trạng chất lượng tín dụng của Chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Hà giang cho thấy chất lượng tín dụng của Chi nhánh chưa cao và đang có xu hướng diễn biến xấu mà biểu hiện rõ nhất là tỷ lệ nợ quá hạn đang có xu hướng tăng lên. Vì vậy, thực trạng chất lượng tín dụng cùng với những tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của Chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Hà giang cần được nghiên cứu cẩn thận để có biện pháp xử lý phù hợp, nhằm không ngừng cũng cố và nâng cao chất lượng tín dụng để đảm bảo cho Chi nhánh NHNo

& PTNT tỉnh Hà giang kinh doanh ổn định phát triển vững chắc và có hiệu quả cao.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNN&PPNT CHI (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

NHÁNH HÀ GIANG

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Bắc Giang (Trang 30)