PHÁT TRIỂN TỈNH LẠNG SƠN 2.1 Khái quát tình hình kinh tế xã hội tỉnh Lạng Sơn :
2.3.2.2 Doanh số cho vay TDH.
Tình hình doanh số cho vay của chi nhánh BIDV tỉnh Lạng Sơn trong 3 năm vừa qua được thể hiện ở bảng sau đây:
Bảng 2.6 Doanh số cho vay TDH của chi nhánh NHĐT-PT tỉnh Lạng Sơn. Đơn vị: tỷ đồng.
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)
Thay đổi Số tiền Tỷ trọng (%) Thay đổi Tuyệt đối % Tuyệt đối % TDH 65,78 20,16 70,79 18,56 5,01 7,61 82,16 14,14 11,37 16,06 Ngắn hạn 260,45 79,84 310,65 81,44 50,2 19,27 498,87 85,86 188,22 60,6 Doanh số cho vay 326,23 100 381,44 100 55,21 16,92 581,03 100 199,59 52,32
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2007-2009 của NHĐT-PT tỉnh Lạng Sơn) Theo bảng trên, ta có thể thấy tình hình cho vay có nhiều thay đổi. Trong năm 2008, doanh số cho vay tăng lên 16,92% so với năm 2007, nâng doanh số cho vay từ 326,23 tỷ đồng lên 381,44 tỷ đồng. Tiếp theo đó, trong năm 2009, tổng mức cho vay cũng tăng lên 581,03 tỷ đồng, mức tăng đạt 52,32% so với năm 2008. doanh số cho vay ngày một tăng thấy tình hình hoạt động tín dụng tại NHĐT-PT tỉnh Lạng Sơn vẫn được duy trì ổn định và phát triển.
Về tỷ trọng doanh số cho vay của hai loại hình ngắn hạn và TDH thì không có nhiều thay đổi đáng kể. Qua 3 năm, tỷ trọng doanh số cho vay TDH có chiều hướng đi xuống. Trong tổng doanh số cho vay thì doanh số cho vay ngắn hạn năm 2009 chiếm tới 85,86% tăng lên 4,42% so với tỷ trọng cho vay ngắn hạn năm 2008.
Nguyên nhân của việc suy giảm tỷ trọng doanh số cho vay TDH là đều dễ hiểu bởi trong năm 3 năm qua, ngân hàng đã tiến hành thu nợ đối với các khoản vay TDH trước đây, đồng thời hạn chế cho vay mới các khoản vay TDH do những biến động của nền kinh tế. Do đó để đảm bảo tăng trưởng tín dụng ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp.