0
Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Tình hình huy động vốn Ban Giám Đốc

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NHĐT&PT LẠNG SƠN (Trang 33 -33 )

PHÁT TRIỂN TỈNH LẠNG SƠN 2.1 Khái quát tình hình kinh tế xã hội tỉnh Lạng Sơn :

2.2.3.1 Tình hình huy động vốn Ban Giám Đốc

2.2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tưvà Phát triển của tỉnh Lạng Sơn. và Phát triển của tỉnh Lạng Sơn.

2.2.3.1 Tình hình huy động vốn. Ban Giám Đốc Ban Giám Đốc Phòng tiền tệ kho quỹ Phòng kế hoạch nguồn vốn Phòng quan hệ khách hàng Phòng quản lý rủi ro Phòng tổ chức hành chính Phòng tài chính kế toán Phòng dịch vụ, tiết kiệm Phòng điện toán Phòng quản trị

Huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của bất kỳ một Ngân hàng nào. Nếu không huy động được vốn, Ngân hàng không thể thực hiện được những loại hình sản phẩm, dịch vụ khác được. Đối với chi nhánh NHĐT – PT tỉnh Lạng Sơn công tác nguồn vốn luôn là nhiệm vụ hàng đầu, chi nhánh luôn đề ra biện pháp, giải pháp nhằm thu hút nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ dân cư, tư các tổ chức kinh tế.

Bảng 2.1. Cơ cấu nguồn vốn tại chi nhánh NHĐT – PT tỉnh Lạng Sơn. Đơn vị: Tỷ đồng. Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 So sánh 2007 - 2008 Năm 2009 So sánh 2008 - 2009 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng nguồn vốn huy động 980 1156 176 18% 1380 224 19,4%

1.Tiền gửi của TCKT và TGTT của cá nhân

321 396 75 23.3% 516 120 30,3%

2.Tiền gửi có kỳ hạn

của dân cư 659 760 101 15,3% 864 104 13,7%

Biểu Đồ 2.1.Quy mô tổng nguồn vốn qua các năm của chi nhánh NHĐT-PT tỉnh Lạng Sơn.

Đơn vị : Tỷ đồng

Bảng tổng kết đã mô tả kết quả huy động vốn của chi nhánh NHĐT-PT tỉnh Lạng Sơn từ năm 2007 đến năm 2009. Tổng nguồn vốn mà Ngân hàng huy động được tăng đều qua các năm : Năm 2008 so với năm 2007 là 18%, về số tuyệt đối tăng 176 tỷ đồng. Năm 2009 so với năm 2008 là 19,4%, về số tuyệt đối tăng 224 tỷ đồng. Như vậy, trong công tác huy động vốn, mặc dù lãi suất không cao so với mặt bằng chung của các NHTM nhưng do thường xuyên coi trọng chất lượng dịch vụ, kết hợp tôt các chính sách khách hàng nên nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng đều, đảm bảo được cân đối vốn cung cầu và tạo thế chủ động cho hoạt động kinh doanh.

Năm 2007 tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tiền gửi thanh toán của cá nhân chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn (32,7%). Loại tiền gửi này là tiền gửi không kỳ hạn. Tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng lớn (67,3%) hầu như là tiền

gửi có kỳ hạn. Mỗi loại tiền gửi đều có đặc điểm riêng, đều đem lại những thuận lợi và khó khăn cho ngân hàng

Tiền gửi có kỳ hạn là nguồn vốn ổn định và Ngân hàng có thể dễ dàng trong công tác kế hoạch. Năm 2008, tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng 65.7% trong tổng nguồn vốn, đến năm 2009 tiền gửi dân cư chiếm 62.6% trong tổng nguồn vốn. Trong 3 năm từ 2007đến 2009 thì tiền gửi của TCKT,TGTT của cá nhân tăng (năm 2007: 32,7%; năm 2008 : 34,3%; năm 2009: 37,4%). Chi phí cho loại tiền gửi này thấp, sự tăng lên của loại tiền gửi này có nhiều nguyên nhân : công tác thanh toán của ngân hàng nhanh, phong cách giao dịch của nhân viên đối với khách hàng tốt...

Như vậy, mặc dù trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều khó khăn , cạnh tranh về lãi suất huy động khá gay gắt. Nhưng dưới sự chỉ đạo của TW thông qua việc triển khai các sản phẩm huy động vốn mới, sự quan tâm nỗ lực triển khai thực hiện bằng nhiều biện pháp của ban lãnh đạo và toàn bộ nhân viên chi nhánh nguồn vốn huy động đã đạt được những kết quả đáng khích lệ

2.2.3.2. Tình hình hoạt động tín dụng.

Song song với việc hoạt động huy động vốn là hoạt động sử dụng vốn. Trong hoạt động này, cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất. Hoạt động cho vay là hoạt động đóng vai trò quan trọng quyết định phần lớn hiệu quả kinh doanh của một ngân hàng. Hoạt động cho vay hiệu quả sẽ mang lại thu nhập cho ngân hàng, trang trải các chi phí huy động và quyết định tới yếu tố lợi nhuận. Vì vậy, bên cạnh việc chú trọng đến công tác huy động vốn, công tác cho vay cũng luôn được NHĐT- PT tỉnh Lạng Sơn hết sức chú ý.

Trong 3 năm vừa qua, hoạt động tín dụng của NHĐT-PT tỉnh Lạng Sơn đã đạt được nhiều thành tựu. Kết quả công tác sử dụng vốn của ngân hàng được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.2. Tình hình cho vay tại chi nhánh NHĐT-PT tỉnh Lạng Sơn. Đơn vị : tỷ đồng. Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Số tiền Thay đổi Số tiền Thay đổi

Tuyệt đối % Tuyệt

đối % Tổng dư nợ 242 403,7 161,7 66,8% 529,4 125,7 31,1% 1.Cho vay ngắn hạn 98.31 173,2 74.89 76,2% 240,8 67,6 39,03% 2.Cho vay TDH 143,69 230,4 86,71 60,3% 288,6 58,2 25,26%

( Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh 2007- 2009 của NHĐT-PT của tỉnh Lạng Sơn)

Biểu đồ 2.2. Tình hình cho vay qua các năm của NHĐT-PT tỉnh Lạng Sơn. Đơn vị: Tỷ đồng.

Qua bảng và biểu đồ trên ta thấy, có thể thấy dư nợ tín dụng của NHĐT-PT của tỉnh Lạng Sơn có sự tăng trưởng qua các năm. Năm 2007 dư nợ cho vay đạt 242 tỷ đồng. Năm 2008, mặc dù tình hình kinh tế có nhiều khó khăn song tổng dư nợ tín dụng vẫn tăng lên 66,8% so với năm 2007, đạt mức 403,7 tỷ đồng. Đến năm 2009 con số này tăng lên là 529,4 tỷ đồng, tăng 31,1% so với năm 2008. Nguyên nhân của việc tăng trưởng dư nợ tín dụng một phần là do ngân hàng tăng cường cho vay trên cơ sở của sự gia tăng của nguồn vốn huy động. Tuy nhiên so với mức vốn huy động được thì quy mô tín dụng vẫn còn hạn chế. Có thể thấy một phần nguyên nhân chính là do sự biến động của nền kinh tế trong năm 2007,2008 khiến ngân hàng dè dặt hơn trong vấn đề cho vay.

Cho vay ngắn hạn có mức tăng trưởng cao. Từ 98,31 tỷ đồng năm 2007, lên 173,2 tỷ đồng năm 2008 (tăng 72,6% so với năm 2007) và sang năm 2009 thì con số này lên đến 240,8 tỷ đồng ( tăng 39,03% so với năm 2008). Nguyên nhân của sự tăng trưởng mạnh của cho vay ngắn hạn năm 2008 có thể do tình trạng

mất ổn định của nền kinh tế năm đó : lạm phát tăng cao ở đầu năm và có dấu hiệu của sự suy thoái vào cuối năm, những bất ổn này khiến việc cho vay TDH trở nên khó khăn hơn, đồng thời rủi ro cũng cao nên ngân hàng hạn chế cho vay TDH mà đẩy mạnh công tác cho vay ngắn hạn. Đến năm 2009 nền kinh tế dần phục hồi và ít biến động hơn nên cho vay ngắn hạn cũng tăng nhưng mức tang ko cao đột biến.

2.2.3.3 Kết quả hoạt động dịch vụ.

Thu dịch vụ ròng của NHĐT-PT của tỉnh Lạng Sơn tăng lên rất cao qua 3 năm, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng thu của ngân hàng. Năm 2007, con số thu dịch vụ dòng là 4,2 tỷ đồng, đến năm 2008, thu dịch vụ dòng đã tăng lên là 8,2 tỷ đồng ( đạt mức tăng trưởng tuyệt đối là 4 tỷ đồng, mức tăng tương đối là 95,24%). Qua năm 2009, thu từ dịch vụ cũng tăng lên 38,3%, đạt con số 11,34 tỷ đồng. Đây là một kết quả đáng ghi nhận cho thấy các loại hình dịch vụ mà BIDV Lạng Sơn đang khai thác có hiệu quả kinh tế cao , chất lượng dịch vụ ngày càng được cải thiện.

Mấy năm trước cụm từ ATM vẫn còn mới lạ đối với người dân Lạng Sơn. Với quyết tâm đem lại những dịch vụ tiện ích và năng động. Chi nhánh đã đưa 6 máy ATM vào sử dụng đáp ứng nhu cầu thanh toán. Nhờ đó đã tạo điều kiện cho 154 tổ chức, doanh nghiệp với gần 5000 người thực hiện chi trả lương qua tài khoản. chỉ tính riêng 2008 chi nhánh đã phát hành gần 4000 thẻ ATM, bên cạnh đó tại các siêu thị, khách sạn nhà hàng Chi nhánh còn đầu tư dịch vụ thanh toán tự động, thanh toán hàng hóa dịch vụ bằng thẻ POS/EPC tại 11 điểm. Đây là thiết bị thanh toán điện tử hiện đại được kết nối với hệ thống ngân hàng để xử lý các giao dịch thanh toán.

Năm 2008, hoạt động kinh doanh dịch vụ của BIDV Lạng Sơn có nhiều điểm nổi bật. các hoạt động dịch vụ ngày càng được chú ý phát triển, mang lại

hiệu quả cao. Đầu năm 2008 NHĐT-PT của tỉnh Lạng Sơn đã ký bổ sung phương thức thanh toán biên mậu qua Internet Banking và thanh toán qua mạng SWIFT với NH nông nghiệp tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc.Việc ký thỏa thuận bổ sung phương thức thanh toán mới sẽ góp phần rút ngắn thời gian thanh toán , giao dịch nhanh chóng và ngày càng thuận lợi hơn cho khách hàng.

Đánh giá về vấn đề này giám đốc Hà Thị Ngặm, tự hào cho biết là chi nhánh đầu tiên trong hệ thống triển khai nghiệp vụ thanh toán biên mậu qua biên giới Việt – Trung, qua hơn 8 năm thực hiện. Chi nhánh đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Tổng doanh số thanh toán XNK của chi nhánh đến nay đạt gần 5000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt trên 35%. Thanh toán đảm bảo tuyệt đối an toàn, không có sai sót. Hiện nay BIDV Lạng Sơn là ngân hàng có thị trường chiếm ưu thế trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn về nguồn vốn và phát triển các sản phẩm dịch vụ, trong đó có dịch vụ thanh toán biên mậu Trong thời gian tới BIDV Lạng Sơn tiếp tục mở rộng đối tác, phối hợp chặt chẽ với các chi nhánh thành viên trong hệ thống, không ngừng cải tiến đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, áp dụng công nghệ ngân hàng hiện đại, đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, phấn đấu đưa doanh số thanh toán biên mậu đến năm 2010 đạt gần 8 ngàn tỷ đồng. Và là ngân hàng uy tín ,tin cậy của các doanh nghiệp, thương nhân trong và ngoài tỉnh, đáp ứng yêu cầu thanh toán ngày càng đa dạng trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NHĐT&PT LẠNG SƠN (Trang 33 -33 )

×