Khách hàng vay vốn.
- Khả năng quản lý và sử dụng khoản vay có hiệu quả : một khoản tín dụng có chất lượng phải mang lại hiệu quả kinh tế cho khách hàng. Tuy đó có rất nhiều trường hợp, dự án mà khách hàng đưa ra rất có tiềm năng, song vì khả năng quản lý yếu kém mà khoản vay không mang lại hiệu quả như ý. Khách hàng không tận dụng được tối đa nguồn lực của mình sẽ làm chất lượng tín dụng bị giảm sút
- Đạo đức của khách hàng : đối với khách hàng vay vốn, nếu họ có đạo đức không tốt, sẽ có rất nhiều phiền hà thậm chí là rủi ro xảy đến với ngân hàng. Nếu các doanh nghiệp cung cấp các số liệu không chính xác, trung thực thì ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc thẩm định cũng như trong quá trình giám sát hoạt động sử dụng vốn của doanh nghiệp. Hoặc, có thể khoản vay mang lại hiệu quả kinh tế cho khách hàng nhưng bản thân họ lại không có thiện chí trả nợ, cố tình gây khó khăn cho ngân hàng....
Bản thân ngân hàng.
- Khả năng nguồn vốn TDH : ngân hàng không thể mở rộng và nâng cao chất lượng TD TDH nếu như không có nguồn vốn thích hợp để cho vay. Ngân hàng luôn bị giới hạn khả năng cho vay bằng khả năng huy động nguồn vốn. NHTM cần phải có một lượng vốn dồi dào để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Nếu chỉ sử dụng vốn huy động TDH để cho vay TDH thì ngân hàng không thể đáp ứng đủ nhu cầu vay của khách hàng. Ngân hàng có thể sử dụng thêm nguồn vốn huy động ngắn hạn, tuy nhiên chỉ được sử dụng theo một tỷ lệ nhất định nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản cho ngân hàng, đáp ứng nhu cầu rút vốn của người gửi tiền bất kỳ lúc nào. Vậy nên để mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng TD TDH thì ngân hàng cần phải có chiến lược huy động vốn và sử dụng vốn một cách hợp lý.
- Khả năng chuyên môn và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng : trong các hoạt động, yếu tố con người luôn có vai trò quyết định nhất là trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoạt động TD TDH là một nghiệp vụ phức tạp, chứa đựng nhiều rủi ro. Vì thế nên cán bộ tín dụng cần phải có kiến thức sâu rộng không chỉ về nghiệp vụ cho vay mà cần kiến thức về cả những lĩnh vực sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn. không những thế, còn cần cả kiến thức về pháp
luật, nắm bắt thông tin thị trường, có khả năng chuyên môn cao, kịp thời phát hiện những nhân tố rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra và có biện pháp khắc phục....
- yếu tố rủi ro đạo đức : Nếu CBTD có chuyên môn và trình độ nhưng lại cố tình làm không đúng trách nhiệm của mình, câu kết với khách hàng để lừa đảo hay chiếm đoạt tài sản của ngân hàng thì hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng.
- Chính sách tín dụng của ngân hàng : chính sách tín dụng là kim chỉ nam đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng hướng. Chính sách tín dụng là một hệ thống các biện pháp mà ngân hàng sử dụng nhằm đạt được các mục tiêu về hoạt động tín dụng cụ thể trong từng thời kỳ. Nó bao gồm một loạt các vấn đề như quy định về điều kiện vay vốn, biện pháp đảm bảo, quy trình tín dụng, chính sách lãi suất....Một chính sách tín dụng hợp lý sẽ đảm bảo lợi ích cho các bên khách hàng và bản thân ngân hàng, đồng thời cũng sẽ đảm bảo cho chất lượng tín dụng được nâng cao.
- Chất lượng thẩm định : để làm tốt công tac này, điều quan trọng nhất là ngân hàng cần phải có đầy đủ thông tin về dự án. Nếu những thông tin mà ngân hàng thu nhận được là những thông tin không trung thực, không phản ánh đúng vấn đề thì ngân hàng không thể có được những kết quả thẩm định đúng đắn. Ngân hàng có thể bỏ qua những dự án kinh doanh hiệu quả hoặc cấp vốn cho những dự án không mang lại lợi ích, chứa nhiều rủi ro. Do đó thông tin càng chính xác, càng đầy đủ thì chất lượng thẩm định càng cao.Vì thế, NHTM cần phải xây dựng nhiều kênh thông tin đa chiều để xem xét, chọn lọc những thông tín chính xác phục vụ cho công tác thẩm định. Ngoài ra ngân hàng cũng luôn phải cập nhập những thông tin mới nhất về quá trình thực hiện dự án để có thể có những biện pháp kịp thời khi có những tình huỗng xấu xảy ra.
- Công tác kiểm tra, kiểm soát : đây là biện pháp giúp cho ban lãnh đạo ngân hàng có được các thông tin về tình trạng kinh doanh nhằm duy trì có hiệu
quả các hoạt động kinh doanh đang được xúc tiến, phù hợp với các chính sách, đáp ứng được các mục tiêu đã định. Trong lĩnh vực tín dụng hoạt động kiểm tra, kiểm soát bao gồm :
+ Kiểm soát chính sách tín dụng và các thủ tục có liên quan đến các khoản vay.
+ Kiểm tra định kỳ, đột xuất do kiểm soát nội bộ thực hiện, báo cáo các trường hợp ngoại lệ, những vi phạm chính sách, quy trình nghiệp vụ, kiểm soát các nghiệp vụ có liên quan đến cho vay .
Để kiểm tra, kiểm soát nội bộ có hiệu quả ngân hàng cần có cơ cấu tổ chức hợp lý, các cán bộ kiểm tra giỏi nghiệp vụ, trung thực và có chính sách thưởng phạt nghiêm minh.
- Công nghệ ngân hàng và trang thiết bị kỹ thuật : chúng ta đang sống trong một thời kỳ mà khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng như vũ bão. Nếu có sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại : công tác TD TDH sẽ trở nên dễ dàng thuận tiện hơn, các thủ tục sẽ trở nên nhanh chóng, tạo điều kiện rút ngắn thời gian thực hiện các giao dịch, đem lại tiện ích tối đa cho khách hàng...