Tinh thần tự vấn

Một phần của tài liệu Yếu tố phi truyền thống trong thơ Trần Thế Xương (Trang 40)

5. Bố cục

2.2.1.2. Tinh thần tự vấn

Trước thực tại xô bồ, đảo lộn, Tú Xương hoài nghi và phủ định tất cả những giá trị được nêu tên. Tuy nhiên, đối với người nghệ sĩ, nghi vấn thôi chưa đủ, mà cần phải tự vấn. Tự vấn là sự tự ngờ vực chính bản thân mình, với một thái độ nghiêm túc chân thành.

Tự vấn là sự lục soát lại tổng thể, đào xới toàn bộ kho ký ức cá nhân. Thông qua quá trình tự vấn này, người nghệ sỹ dò lại trong những ấn tượng thu nhận được khi quan sát thế giới ngoại vật bên ngoài và nội tâm bên trong. Chúng được chiêm nghiệm và chắt lọc để trả lời cho hai câu hỏi: “ta cảm thấy điều gì là quan trọng”; “ta sẽ bắt đầu từ đâu?”. Ở Tú Xương, ta thấy bắt đầu có manh nha của tinh thần tự vấn. Tuy nhiên, ta nhận thấy trong thế giới thay đổi không trật tự đó, Tú Xương vẫn chưa xác định được điều gì là “quan trọng”, nhưng người đọc mơ hồ nhận ra được hướng đi của ông, của người nghệ sĩ muốn bứt ra khỏi guồng quay đó. Câu hỏi “ta sẽ bắt đầu từ đâu” không khỏi khiến Tú Xương phải trăn trở, và chi phối quá nhiều với nó. Song với tâm hồn nghệ sĩ, và lối phản ứng tự phát, người đọc lại chập choạng nhận ra câu trả lời không mấy sáng sủa cho câu hỏi lớn đó. Ở Tú Xương, ta thấy có tư tưởng phá bỏ thần tượng, phá bỏ những biểu tượng lớn vốn được xã hội chấp nhận, đó là xu hướng phá bỏ quan niệm về con người truyền thống, để xây dựng biểu tượng con người mới. Đó là dấu hiệu ban đầu cho hướng đi của Tú Xương.

Tự vấn ở Tú Xương không phải là quá trình “tôi đi tìm tôi” mà tìm hướng đi cho mình. Mặc dù không sốt sắng và gay gắt, thậm chí đôi khi còn lạnh lùng, bâng quơ, nhưng Tú Xương đã tách ra khỏi những lối sống thông thường và tự điều chỉnh mình sống theo một cách khác, không giống bất kỳ ai trong xã hội đương thời bát nháo. Phản ứng mang tính nghệ sỹ bột phát và nương vào cảm hứng, ngẫu hứng, song ta đều nhận thấy đó là mong muốn và ước nguyện được sống như thế. Hình tượng chú Mán được Tú Xương xây dựng như một biểu tượng của con người mới, khác với hình mẫu lý tưởng của thơ ca trung đại.

Như ta đã biết, đối tượng phản ánh của văn chương nghệ thuật là con người và cuộc sống của con người. Xem con người là đối tượng chủ yếu, văn chương nghệ thuật bao giờ cũng nhìn nhận hiện thực qua cái nhìn của con người- tức là qua cảm nhận của chủ thể phản ánh. Qua cái nhìn đó, văn chương nghệ thuật phát hiện ra bản chất của hiện thực và mặt khác trở lại nhận thức sâu sắc hơn về con người. Xã hội Việt Nam

thời trung đại là xã hội phong kiến. Mọi hoạt động nhận thức của con người trong thời trung đại đều bị chi phối chặt chẽ bởi những quy phạm của lễ giáo phong kiến và cảm thức phong kiến. Người trung đại quan niệm “vạn vật nhất thể” nên con người được thể hiện trong thơ ca là con người vũ trụ. Đó là những hình mẫu cao cả và mang tính ước lệ cao như “lữ khách”, “đăng cao”, “đạo sĩ”, rồi tráng sĩ “hoành sóc giang san”, rồi bóng dáng của con người “một bầu phong nguyệt”.... Bên cạnh những hình tượng cổ điển đó, còn xuất hiện những mẫu người mang tính xã hội: “hoàng đế”, “nhà nho hành đạo” ôm lý tưởng “trí quân trạch dân”. Đó là hình tượng những con người mang trong mình những tư tưởng và giáo điều của người xưa, coi đó là chuẩn mực và thước đo giá trị để noi theo:

Học theo ngòi bút chí công Trong thơ cho ngụ tấm lòng Xuân Thu

(Nguyễn ĐìnhChiểu)

Dù là con người vũ trụ hay con người xã hội và với kiểu hình nào: hành đạo, ẩn dật hay tài tử thì con người nhà nho trong thơ ca trung đại cũng đều thể hiện cùng một cảm hứng là phi ngã hóa trong cùng nhãn quan nho giáo và với cùng một bút pháp đầy cách điệu hóa và quy phạm hóa.

Trong mạch chảy đó, ta thấy Nguyễn Khuyến là một nhà thơ cùng thời với Tú Xương và trong thơ ông, đã có dấu hiệu phá vỡ quy phạm cảm hứng về con người lý tưởng trong thơ ca trung đại, nó được thay bằng hình tượng những con người hàng ngày. Nguyễn Khuyến trước sau chỉ biết mỗi thế giới cổ điển gắn bó với lối sống làng quê. Nhưng ông là nhà thơ cổ điển đầu tiên thấy cái rỗng không của con người lý tưởng truyền thống, là nhà thơ mở đầu sự đổi thay các ý nghĩa tượng trưng của hệ thống thi pháp xưa.

Nhưng chỉ đến Tú Xương, ta mới thấy hình tượng lý tưởng mà nhà thơ khát khao được đạt tới, được sống lại được xây dựng cụ thể như thế. Hình tượng chú Mán là

biểu tượng của con người phá vỡ hết mọi vòng cương tỏa của lễ giáo. Đó là hình tượng của một con người được sống phóng khoáng, sống theo bản năng và sở thích của mình:

Phong lưu nhất ai bằng chú Mán Trong anh em chúng bạn kém thua xa. Buổi loạn li bốn bể không nhà

Răng chẳng nhuộm, vợ chẳng lấy, lụa là chẳng mặc. Mán chỉ làm đủ tiền tiêu vặt

Khi cao lâu, khi cà phê, khi nước đá, khi thuốc lá, khi đủng đỉnh ngồi xe

Sự đời Mán chẳng buồn nghe. (Chú Mán)

Chú Mán là một người đến ở Nam Định, làm nghề chở lợn thuê ở chợ Vị Hoàng. Nhưng tính cách có nhiều nét lạ, như một kẻ ngông và phớt đời. Tú Xương hơn một lần lấy chú làm nhân vật trong thơ của mình.

Hình tượng chú Mán rất ngông- một con người đi ngược lại với phong tục truyền thống của dân tộc cũng như không sống theo nếp nghĩ và hướng phấn đấu thông thường trong cuộc sống, không chạy theo lợi danh hào nhoáng. Đặc biệt, chú Mán sống theo bản năng và sở thích, không bó buộc mình trong một vòng luân lý nào, nuông chiều mình theo bản năng. Câu thơ “Sự đời Mán chẳng buồn nghe” thấp thoáng như hình ảnh những trích tiên ẩn dật với thái độ đắp tay ngoảnh mặt, họ xa rời cuộc sống, sống cuộc sống hòa mình vào thiên nhiên, cây cỏ. Tuy nhiên, hình tượng chú Mán được tác giả đặt trong cuộc sống bề bộn, xấu tốt lẫn lộn. Sống trong mớ đời hỗn độn đó mà chú giữ được thái độ bàng quan như thế quả là đáng khâm phục. Thêm một lần nữa Tú Xương tỏ thái độ ngưỡng mộ cách sống phớt đời này của chú Mán:

Kể suốt thế đố ai bằng chú Mán Trải mùi đời khôn chán giả làm ngây Hổ sinh ra lúc thời này

An thân mệnh thế, giấu tay anh hùng Không danh cho dễ vẫy vùng

Mình không phú quý, mắt không vương hầu Khi để chỏm, lúc cạo đầu

Nghêu ngao câu hát nửa Tầu nửa Ta Không đội nón, chịu màu dãi nắng, Chẳng nhuộm răng, để trắng dễ cười đời Chốn quyền môn luồn cúi mặc ai ai Ngoài cương tỏa thảnh thơi ai đã biết Chỉ ấm ớ giả câm, giả điếc

Cứ vui tràn khi hát, khi ngâm Trên đời mấy mặt tri âm

(Nghèo mà vui)

Câu kết “Trên đời mấy mặt tri âm” là lòng mong muốn và ngưỡng mộ được trở thành, được sống như chú Mán.

Hình tượng chú Mán đều là sự phá bỏ kiểu mẫu người lý tưởng truyền thống, hướng tới xây dựng một hình tượng của con người đời thường, nhưng có cách sống cho bản thân, không phải “nhìn lên nhìn xuống”. Tú Xương khát khao được lối sống thảnh thơi, “phong lưu” như thế, bởi ông quan niệm: phong nguyệt tình hoài, giang hồ khí cốt.

Như vậy, tinh thần tự vấn của nhà thơ sống trong xã hội nửa đầu thế kỉ XIX không khắc khoải nhìn lại mình và day dứt với câu hỏi mình là ai trong thế giới này. Con người nghệ sĩ đó không băn khoăn và lúng túng trong việc tìm hướng đi, ông xác định được hướng lựa chọn cho cách sống hợp với bản tính nghệ sỹ phong lưu và trăng gió, đồng thời cũng rất khác lạ so với con người lý tưởng trong xã hội phong kiến.

Một phần của tài liệu Yếu tố phi truyền thống trong thơ Trần Thế Xương (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)