5. Bố cục
2.2.1.3. Nhà nho phá vỡ sự quân bình trong cảm xúc
Thơ truyền thống thường nói chí, giáo hóa nhưng với Tú Xương, ông cốt sao phơi bày hết những bức xúc, chộn rộn trong lòng. Đối với các nhà nho truyền thống, họ luôn giữ tâm thế ôn nhu đôn hậu, tình cảm quân bình, không vui quá, không buồn quá. Nhưng với Tú Xương, dường như ông đánh mất sự quân bình vốn có, ông công khai nói lên những khát khao trong lòng, thậm chí nói một cách trâng tráo, không ngần ngại. Một Nguyễn Trãi khi trở về ở ẩn, hòa mình vào thiên nhiên, sống cuộc sống thanh bạch cùng cỏ cây hoa lá, hình tượng cái tôi thả mình hết cỡ cho cuộc sống tự do, nhưng chân dung cũng chỉ hiện lên một cách tế nhị:
Hài cỏ đẹp chân đi đủng đỉnh, Áo bô quen tật bận xênh xang
(Nguyễn Trãi- Tức sự 4)
Và nhà nho Nguyễn Khuyến thâm trầm và đầy hóm hỉnh cũng có đôi ba lần tự họa về chân dung mình như sau:
Tháng ngày thấm thoắt tựa chim bay Ông ngẫm mình ông nghĩ cũng hay Mái tóc chòm xanh, chòm lốm đốm Hàm răng chiếc rụng , chiếc lung lay Nhập nhèm bốn mắt tranh mờ tỏ Khấp khểnh ba chân dở tỉnh say Còn một nỗi này thêm chán ngắt Đi đâu cũng giở cối cùng chày
(Nguyễn Khuyến- Than già)
Nhưng phải đến Tú Xương, chân dung tự họa được xuất hiện một cách đậm nét và đặc tả một cách không ngần ngại:
Vị Xuyên có Tú Xương Dở dở lại ương ương
Hay:
Ở phố Hàng Nâu có phỗng sành Mắt thì lơ láo, mặt thì xanh
(Tự vịnh) Râu rậm như chổi
Đầu to tày giành
(Phú thầy đồ dạy học)
Nét riêng của kiểu hình cái tôi trong thơ Tú Xương không chỉ được tạo nên bởi một hệ thống chân dung tự họa qua giọng điệu giễu cợt mà còn được khắc họa một cách “vô hạnh hóa” cái tôi:
Cao lâu thường ăn quỵt Thổ đĩ lại chơi lường
(Ngẫu vịnh) Bài bạc kiệu cờ cao nhất xứ Rượu chè, trai gái đủ tam khoanh
(Tự vịnh) Dốt chẳng dốt nào
Chữ hay chữ lõng
Nghiện chè, nghiện rượu, nghiện cả cao lâu Hay hát, hay chơi, hay nghề xuống lõng
(Phú hỏng thi)
Tự bôi xấu bản thân mình bằng giọng điệu giễu cợt, cái tôi Tú Xương hiện lên trái ngược lại hoàn toàn chuẩn mực đạo đức của lễ giáo phong kiến. Nhà nho không sợ chê là bất tài, nhưng tối kị khi bị coi là vô hạnh. Tú Xương lại công khai nói lên những thói xấu xa của bản thân một cách không ngần ngại. Ông để cho cái tôi ngông cuồng được phô trương, không bị chi phối bởi một khuôn khổ nào. Ở thơ Tú Xương, ta không
thấy những vần thơ tỏ lòng theo kiểu truyền thống, mà tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ trực tiếp, thậm chí đầy lộ liễu.
Cái tôi trong thơ Tú Xương dường như sống bộc trực, nói thẳng, không vòng vo, ẩn ý. Hễ chứng kiến cảnh chướng tai gai mắt là ông chế giễu, hễ thấy chuyện bất bình là ông chửi đổng, hoặc thấy bóng hồng thướt tha là ông buông lời bông đùa chọc ghẹo giữa đường... Dường như con người ấy không tiết chế và kìm nén được cảm xúc, tình cảm của mình. Chẳng hạn như việc trục trặc trong con đường hoạn lộ của mình, Tú Xương dường như không giữ được bình tĩnh. Mấy lần đầu còn than vãn nhẹ nhàng:
Học đã sôi cơm nhưng chửa chín; Thi không ăn ớt thế mà cay!…
(Thi hỏng) Rồi sau phát hoảng:
Một việc văn chương thôi cũng nhảm Trăm năm thân thế có ra gì!…
(Buồn thi hỏng) Và tức giận:
Đổi Tế thành Cao mà chó thế Kiện trông ra tiệp hỡi trời ơi
(Hỏng thi khoa Quý Mão 1903)
Điều đó chứng tỏ Tú Xương luôn luôn bị mất sự quân bình trong cảm xúc. Sự ôn nhu đôn hậu và quân bình trong tình cảm vốn có của nhà nho dường như không thấy trong con người Tú Xương, đằng sau những bài thơ đả kích ta dễ thấy một tâm tính không mấy phóng khoáng và một tâm địa có phần hẹp hòi.
Như đã nói nhiều lần ở trên, Tú Xương là một con người thích hưởng lạc: Một trà một rượu một đàn bà,
Ba cái lăng nhăng nó quấy ta,.
Bài bạc kiệu cờ cao nhất xứ, Rượu chè trai gái đủ tam khoanh.
(Tự cười mình) Biết ngồi Thông Bảo, biết đi ả đầu, Biết thuốc lá biết chè tàu,
Cao lâu biết vị, hồng lâu biết mùi. (Hỏi ông trời)
Trong con người thích hưởng lạc ấy lại là một gã cực ngông: Ðối với trời thì bán trời không văn tự (Lúc túng toan lên bán cả trời). Ðối với người thì bất cần đời (Ai chơi chơi với chẳng cần chi). Và trong cốt cách của con người ngông nghênh thích hưởng lạc ấy là một trang phong lưu tài tử:
Kìa thơ tri kỷ đàn anh nhất, Nọ khách phong lưu bậc thứ nhì. Ăn mặc vẫn ra người thiệp thế, Giang hồ cho biết bạn tương tri.
(Tự đắc)
Tú Xương không bằng lòng với cuộc đời thực tại nên đã dùng thơ để châm chích, chửi vung tung hê mọi thứ, từ thói đời đen bạc đến chuyện thi cử, từ quan lại tham nhũng đến những cái nhố nhăng... Những tưởng chán ghét cuộc đời như thế thì ông sẽ thành người ở ẩn độc thiện kỳ thân, mặc cho thiên hạ đục, một mình mình trong như nhà nho xưa vẫn làm. Nghịch lý thay, tuy chán đời, ghét đời đến vậy nhưng ông vẫn năm năm đèn sách, khóa khóa đi thi. Thi không được thì chửi đổng, than trách đời. Bi kịch của Trần Tế Xương là cố đấm ăn xôi mong chút vinh hoa phú quý tầm thường nhưng không thuộc về mình. Ta thấy ở đây không còn cái sĩ khí cái cốt cách của nhà nho, của kẻ sĩ từng treo cao giá trong quá khứ. Trường quy là cái luật chơi ở thời Tú Xương đã trở nên cứng nhắc đến ngặt nghèo, khước từ mọi mầm mống sáng tạo. Trong khi đó Tú Xương lại tài hoa phóng túng. Một bên là khuông hình rập khuôn,
cứng nhắc, một bên là tài tử phóng túng tựa gió mây. Cá tính của Tú Xương, cộng với sự đảo lộn của thời đại đã tạo nên bi kịch sâu sắc. Nhưng ở ông lại xuất hiện một khối mâu thuẫn, giữa ước muốn và phong cách sống phóng khoáng với một tâm tính có phần hẹp hòi. Ở Tú Xương, phần người đời thường khá đậm nét. Có lẽ, do thời loạn, thân phận con người trở nên nhỏ bé, con người với những buồn vui trần tục hơn, sống động hơn.
2.2.2. Hệ thống chủ đề, đề tài
Thơ Trần Tế Xương phản ánh sinh động về con người và cuộc sống thị dân. Thơ ông không có nhiều cảnh vật thiên nhiên truyền thống mang tính chất sùng cổ, mà chủ yếu là cảnh sinh hoạt đời sống: sinh hoạt phố phường, gia đình, khoa cử, trường thi... đậm chất thị dân.
Khác với thơ truyền thống, thơ Tú Xương không tập trung phản ánh con người mang tầm vóc vũ trụ, cũng như không coi vũ trụ là căn bản của sự tồn tại. Ông lấy thành Nam nơi ông sống là thế giới thu nhỏ để ông quan sát và bình luận. Mọi sự biến đổi trong tâm lý con người cũng như thay đổi về ngoại cảnh của một đô thị nhất nhì thời đó đều không tuột khỏi tầm ngắm của nhà thơ. Dường như hầu hết thơ Tú Xương đều đóng khung trong cảnh sinh hoạt đô thị.
Trước hết trong thơ Tú Xương cảnh sinh hoạt phố phường hiện lên rất sinh động, đậm chất thị dân. Gói gọn trong khung cảnh phố phường tấp nập nên không có các hình ảnh bao la, kỳ vĩ, mang tầm vũ trụ như trong thơ trung đại. Không gian cảnh trí phố phường của Tú Xương sinh động trong sự vận động vật chất.
Các bài thơ Tú Xương luôn mở ra những bức tranh nhộn nhịp của sinh hoạt phố phường. Đó là những âm thanh sống động của hè phố:
Đì đẹt ngoài sân tràng pháo chuột Om sòm trên vách bức tranh gà Chí cha chí chát khua giày dép Đen thủi đen thui cũng lượt là
(Ngày xuân ngẫu hứng)
Mớ âm thanh hỗn độn của phố phường còn “ngân” lên đầy tạp âm, tiếng “eo sèo” của chợ búa, tiềng “xì xào tôm tép” , tiếng “chúc” nhau ồn ào, cả tiếng chào mời của các cô đầu đầy lẳng lơ. Sự bát nháo của cuộc sống thị thành còn hiện lên trong thơ ông Tú như những thước phim quay nhanh về cuộc biến cải loạn nhịp. Trật tự xã hội bị đảo lộn, sư sãi cũng chạy theo vinh hoa giả dối...
Như vậy, không gian phố phường hiện lên rất cụ thể qua những cảnh sinh hoạt, những âm thanh sống động. Không gian ấy rất gần gũi và trần tục. Ta thấy ở đó có con người được mô tả với nỗi buồn vui cụ thể, thân thuộc.
Thứ nữa, một trong các đề tài trở đi trở lại trong thơ Tú Xương là phản ánh việc khoa cử và không gian trường thi. Lịch sử Việt Nam trong suốt gần nghìn năm, các nhà nho luôn gắn bó với khoa cử, với trường thi. Họ đã coi đó là con đường lập thân, là con đường hành động tiên quyết của mình. Đây cũng là đề tài khá phổ biến trong thơ của các nhà nho xưa. Cao Bá Quát có Phó Nam cung xuất giao môn biệt chư đệ tử (Đi thi hội, ra đến cổng làng từ biệt các khuyên học); Nguyễn Công Trứ thì có một chuỗi các bài Đi thi tự vịnh, Nợ công danh, Nợ tang bồng, Chí nam nhi, Nợ nam nhi...; Nguyễn Khuyến cũng có các bài về đề tài này như: Học trò than mình, Tiến sĩ giấy, Giễu mình chưa đỗ... Nguyễn Công Trứ phản ánh vấn đề thi cử với tấm lòng và tâm nguyện của một người nuôi chí thành danh và vẫn coi cửa Khổng sân Trình là chốn dung thân của một nhà nho hành đạo. Bằng cái nhìn ngưỡng mộ, không gian khoa cử và trường thi trong thơ Nguyễn Công Trứ là không gian vũ trụ bao la và hoành tráng của “Hội rồng mây cho phỉ chí tang bồng” (Nợ công danh).
Cũng gần giống như Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến vẫn là một nhà nho hành đạo tích cực, do đó ông vẫn nhìn nhận khoa cử bằng cảm hứng khẳng định theo lý tưởng nho gia:
Cưỡi gió giương vây lên cửa Vũ Xông mây rẽ sóng động vừng trăng
(Cá chép vượt đăng)
Nguyễn Khuyến- một con người vẫn canh cánh tâm niệm và mặc cảm “ơn vua chưa chút báo đền” ấy vẫn coi chốn quan trường- cái đích của khoa cử là “bể Thánh”, là “cửa Vũ”, là một nơi đầy lý tưởng.
Bằng cảm hứng phủ định, đề tài khoa cử hiện lên trong thơ Tú Xương đang đến thời điểm điểm canh cho sự tàn lụi. Không gian trường thi và khoa cử cũng hiện lên xô bồ, hỗn độn; thời buổi trường thi biến thành chợ thi, không khí ảm đạm, nhếch nhác của cảnh suy tàn của khoa cử.
Khoa cử và trường thi hiện lên trong thơ Tú Xương hội tụ đầy đủ của thời kỳ nho phong suy tàn. Không gian khoa cử chỉ gói gọn trong thành Nam- cùng với Hà Nội là một trong những trường thi ở miền Bắc lúc bấy giờ- nên nó không có cái bao la, hoành tráng mà hiện lên ảm đạm của cảnh tàn lụi. Không gian khoa cử của buổi xế chiều ấy còn được phản ánh qua dáng “nằm co” của ông Nghè, ông Cống, qua cái sĩ khí rụt rè “gà phải cáo” của các nhà nho, qua thái độ lăm le “vứt bút lông đi giắt bút chì” và cả tiếng “gào” thật thê thiết- nghe như tiếng rao ế hàng. Trường thi còn được phản ánh qua lớp văn sĩ đỗ đạt không bằng thực lực của mình. Đó là những kẻ “nghe văn mà gớm cho văn mãi”, những kẻ “thực là vừa dốt lại vừa ngu”, những kẻ “dù dở dù hay ông cũng vào”. Chính những con người bất tài mà lại được “trọng tài” này đã khiến cho nền khoa cử không còn được xem là nơi tuyển chọn nhân tài cho đất nước nữa, mà là dấu hiệu cho một sự khép lại gần 1000 năm áp dụng chế độ khoa cử ở nước ta.
Không gian ấy cũng không mang tính sùng cổ như trong cảm thức thực tại của các nhà nho. Cảm hứng phủ định thực tại của Tú Xương hoàn toàn nhằm vào cái lỗi thời, lạc hậu. Đây là một sự đả phá triệt để nên cảm hứng ấy trong thơ Tú Xương được bộc lộ một kiểu cảm hứng trào phúng khác lạ so với kiểu cảm hứng thực tại và kiểu trào tiếu trước thực tại của thơ ca nhà nho.
Ngoài đề tài phản ánh thực tại sinh hoạt và con người thành Nam, đề tài khoa cử, thơ Tú Xương còn viết nhiều về đề tài về các mối quan hệ gia đình, bạn bè bằng hữu, tình yêu trai gái... mang đậm chất thị dân.
Không gian sinh hoạt gia đình cũng đã được Tú Xương khắc họa bằng bút pháp hí họa nhưng cảm hứng không gian hoàn toàn là cảm hứng phủ định và trào phúng. Có cảm hứng trữ tình nên khi viết về đề tài gia đình, Tú Xương làm cho nó vừa lạ vừa quen. Trong cảm hứng trữ tình, không gian gia đình hiện lên trong thơ Tú Xương có cảnh hạnh phúc của vợ chồng:
Viết vào giấy dán ngay lên cột Hỏi mẹ mày rằng dốt hay hay ? Thưa rằng: hay thực là hay ! Chẳng hay sao lại đỗ ngay tú tài ? Xưa nay em vẫn chịu ngài!
(Tết dán câu đối)
Không gian gia đình đầm ấm hiện lên trên cái nền của cảm hứng trữ tình nên không có cái tù túng chật chội như không gian cảnh phố phường; không đóng khung trong quy phạm, những chuẩn mực nên không có đường nét và góc cạnh cụ thể. Điều đó làm nên một nét khác biệt và phong phú, tạo nên một biến tấu cho bức tranh cảnh vật của thơ ca Việt Nam với kiểu không gian gia đình.
Bên cạnh đó, không gian gia đình trong thơ Tú Xương còn vừa rất xa lạ và độc đáo trong cảm hứng trào phúng. Đó là không gian gia đình bị đảo lộn “mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng”, của những mụ vợ “nghêu ngao vợ chán chồng”, của thái độ “con khinh bố”. Đó còn là mối quan hệ hôn nhân dựa trên lợi lộc từ “chiếc xe tay” (Mồng hai tết viếng cô Ký)... Khắc họa không gian gia đình bằng cảm hứng trào phúng, Tú Xương đã bóc trần cái bản chất thực, phơi bày tất cả sự giả trá trong gia đình và trật tự gia đình phong kiến. Tú Xương đã phơi bày tất cả những cái xấu xa đồi bại của cái không gian gia đình vô luân, đả kích sự hủ lậu, lỗi thời của những chuẩn mực và luân
lý phong kiến. Về mặt cảm hứng nghệ thuật, với kiểu hình không gian gia đình này, Tú Xương đã vượt qua khỏi quy phạm của thơ ca trung đại.
Tú Xương được mệnh danh là nhà thơ trào phúng, tuy thế, mảng đề tài viết về thiên nhiên không phải là vắng bóng trong thơ ông. Khung cảnh thiên nhiên hiện lên trong thơ của Tú Xương cũng thật sinh động. Đó là khung cảnh làng quê êm ả trong thời tiết tháng bảy:
Ỳ èo trẻ học nghe không thấy Mát mẻ nhà ai ngủ hẳn lâu Ông lão nhà quê tang tảng dậy Bảo con đem đó chớ đêm gầu
(Mưa tháng bảy)
Và những cảnh sinh hoạt dân dã, cảnh sinh hoạt gia đình êm ấm hạnh phúc: Nhà gỗ năm gian lợp lá gồi
Trông dòng sông Vị tựa non Côi Đầu nhà khanh khách vào làm tổ Nhìn thấy chim non nó há mồi Tuy nhiên vẫn còn những cảnh thiên tai:
Dạo này đá chảy với vàng trôi Thiên hạ mong mưa đứng lại ngồi
(Đại hạn) Và lụt lội:
Ruộng hóa ra dưa nước trắng bừa Bát gạo Đồng Nai kinh chuyện cũ Con thuyền Quý Tỵ nhớ năm xưa
(Than nước lụt Bính Ngọ)
Nói thơ Tú Xương thiếu vắng bóng dáng thiên nhiên là nói thiếu vắng cái không gian thiên nhiên cảnh vật theo bút pháp thơ đề vịnh thiên nhiên quen thuộc của thơ ca
nhà nho: bút pháp khắc họa không gian nội cảm. Nhà thơ có trăn trở trước cảnh vật thiên nhiên, nhưng rất ít khi mượn cảnh để ngụ tình. Không gian thiên nhiên trong thơ Tú Xương vẫn phảng phất chút tĩnh mịch quen thuộc của những bức tranh thiên nhiên trong thơ truyền thống, tuy nhiên đấy không phải là những bức tranh sinh động nhất trong kho tàng thơ ông. Không gian nghệ thuật ấn tượng và độc đáo mang đậm nét riêng của Tú Xương vẫn là không gian cảnh phố. Với những bài thơ về cảnh làng quê,