Đối với thương nhân và những lề thói khác

Một phần của tài liệu Yếu tố phi truyền thống trong thơ Trần Thế Xương (Trang 33)

5. Bố cục

2.1.5. Đối với thương nhân và những lề thói khác

Ở Tú Xương, thái độ với con buôn, những người làm thương mại có sự mâu thuẫn. Cuối thế kỉ XIX, đô thị hóa phát triển, hình thành tầng lớp thương nhân nhỏ. Đặc biệt, Nam Định quê hương ông lại là kinh đô thứ hai, là nơi phát triển nhất nhì thời đó. Cái phi nho của Tú Xương là thái độ với thương nhân. Ông không coi khinh, miệt thị tầng lớp này. Bố mẹ, vợ ông đều là những người buôn bán nhỏ, ông hết sức ca ngợi và biết ơn họ:

Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng

Tuy nhiên, Tú Xương lại “dị ứng” hoặc có thể chưa thích ứng với cách thức buôn bán mới, kiểu cò mồi, ngoại giao, coi khách hàng là thượng đế, đút lót... rất con buôn. Trong bối cảnh sinh hoạt thành thị sầm uất, nhộn nhịp, Tú Xương vẫn chú ý đến những đổi thay tiểu tiết, khó nhận biết nhất. Bài thơ Mồng hai tết viếng cô Ký thấm đẫm niềm cảm thương của nhà thơ về cái chết của cô gái trẻ, chê trách thái độ hờ hững của người chồng phụ bạc, nhưng đồng thời phê phán thái độ của người chồng- tiểu thương- coi trọng mối lợi nhuận của cửa hàng hơn là người vợ:

Cô Ký sao mà đã chết ngay? Ô hay, trời chẳng nể ông Tây! Gái tơ đi lấy làm hai họ

Năm mới vừa sang được một ngày. Hàng phố khóc bằng câu đối đỏ, Ông chồng thương đến cái xe tay! Gớm gan cho những cô con gái Còn rủ rê nhau lấy các thầy!

(Mồng hai tết viếng cô Ký)

Cô là vợ hai của một ông Ký, mở hiệu xe tay, được chồng sai đi giao dịch với tên cẩm Tây để kiếm lợi. Nhưng cái chết đột ngột của cô không hề khiến ông chồng mảy may thương tiếc mà hắn chỉ thương cái xe tay từ nay không ai lo. Bài thơ thể hiện sự băng hoại đạo đức, dùng vợ làm phương tiện để kiếm tiền một cách vô liêm sỉ. Hình ảnh “cái chết” của cô Ký và hình ảnh “câu đối đỏ” ngày tết thành một cặp đối lập, tăng thêm tính chất bi kịch của cuộc đời con người.

Tú Xương tinh tường phát hiện những kiểu mồi chài, chèo kéo khách mới của đám thương nhân thành thị. Đây là kiểu làm ăn mới, coi khách hàng là thượng đế, vì lợi nhuận, họ có thể làm bất cứ điều gì, kể cả trái với thuần phong mĩ tục và trái với lẽ thường của nhân cách:

Chị thấy ai đâu chị cũng cười Chiều khách quá hơn nhà thổ ế Ðắt hàng như thể mớ tôm tươi Tiền hàng kẻ thiếu, mi thường đủ Giá gạo đầu năm, đấy vẫn mười Thả quýt nhiều anh mong mắm ngấu Lên rừng mà hỏi chú đười ươi

II. Ai đấy ai ơi khéo hợm mình ! Giàu thì ai trọng, khó ai khinh

Thằng Ngô mất gánh, say câu chuyện Chú lái nghiêng thoi, mắc giọng tình Có khéo có khôn thì có của

Càng giàu càng trẻ lại càng xinh Xuống chân lên mặt ta đây nhỉ ! Chẳng biết rằng dơ dáng dạng hình

(Gái buôn)

Từ việc Tú Xương không thể hòa nhập với cách thức buôn bán mới, kéo theo một loạt hiện tượng phê phán mới xuất hiện. Ông nhìn ra rất nhiều hiện tượng mạo phạm với quy tắc nho gia: sư đi lọng, cô gái thị dân mặc váy dài, đội khăn to như tày rế, Mán ngồi xe....

Khăn là bác nọ to tày rế Váy lĩnh cô kia quét sạch hè Công đức tu hành sư có lọng Xu hào rủng rỉnh Mán ngồi xe

Những sự kiện mà chỉ xã hội này mới có, lại được soi dưới hệ quy chiếu cũ, nên nó vừa “chân lý” lại vừa “thành kiến”. Những cái gọi là “lẽ phải thông thường”, hệ quả tất yếu của sự biến đổi xã hội, đã không được Tú Xương kịp thích ứng và chấp nhận, thế nên xuất hiện những lời đả kích và trào lộng chua cay nhưng đầy bất lực. Đây chính là những yếu tố mang tính thời đại mà chỉ đến xã hội này mới có. Và cũng chỉ có nhà nho thị dân mới được chứng kiến, mà cũng chỉ có với con mắt sắc sảo của Tú Xương mới nhận ra.

Trên đây là những thái độ, quan niệm, lối sống của Tú Xương trong buổi giao thời. Nhà nho thị dân này dường như đang dần bật ra khỏi những quan niệm cố hữu của nho giáo để ứng xử với xã hội, với con người mới.

Một phần của tài liệu Yếu tố phi truyền thống trong thơ Trần Thế Xương (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)