Ngôn ngữ, bút pháp

Một phần của tài liệu Yếu tố phi truyền thống trong thơ Trần Thế Xương (Trang 60)

5. Bố cục

2.2.4.Ngôn ngữ, bút pháp

2.2.4.1. Thơ truyền thống thường hướng nội, thơ Tú Xương hướng ngoại nhiều hơn. Theo Vương Trí Nhàn, thơ Tú Xương gần với thể báo chí, những bài thơ như là những ống kính chụp nhanh những cảnh đời, sự vật, hiện tượng... gần với cách đưa tin của báo chí.

“Trong khi phần lớn thơ ca nho sĩ là thơ ca hướng nội, thì thơ Tú Xương “hướng ngoại”. Đối với ông, những chuyện đời Đường, đời Tống ông phải học từ khi để chỏm chả có gì quan trọng. Mà ông luôn luôn dỏng tai để lắng nghe các chuyện thời cuộc và tìm cách ghi lại nó trên mặt giấy. Chưa nói được về tình hình chung của cả xứ cả nước, thì ông nói về chuyện cái thành phố ông ở. Giá một tờ báo lớn nào đó ở Hà Nội, ở Sài Gòn muốn tìm cộng tác viên tại chỗ, chắc phải mời ông, vì ông thạo tin vỉa hè, biết đủ chuyện đầu đường xó chợ người ta đang đồn đại, và sẵn sàng làm những việc mà một phóng viên tập sự phải làm tức là săn tin ở sở cảnh sát, ở toà án. Nhìn vào các loại việc mà thứ thơ “ống kính chụp nhanh” của ông đã có nhắc tới, nào ăn cắp vào nhà pha, nào sư ở tù, mán ngồi xe, nào cảnh mẹ vợ ngủ với chàng rể, cô ký lấy lẽ v.v..., người ta dễ nghĩ tới một mục Việt Nam nhị thập thế kỷ ba đào ký mà tờ An Nam tạp chí của Tản Đà sẽ mở” [57].

Là một ngòi bút trào phúng thực thụ và có bản lĩnh, Tú Xương thường không ngại mang chính mình ra mà chế giễu. Loạt thơ tự trào, cộng với những bài trữ tình thuần túy làm nên một mảng thơ riêng, khá đặc sắc.

Có điều, dẫu sao, trong số hơn trăm bài thơ hiện đang lưu truyền và được xác định là của tác giả, các bài thơ "hướng nội" nói trên chỉ chiếm một phần nhỏ. Ngược

lại, nói tới Tú Xương, nhiều khi người ta nhớ ngay tới loại thơ khắc họa chân dung những người đương thời. Những bài "hướng ngoại" này thường nói tới một đối tượng cụ thể: một ông phủ, ông đốc học nào đó trong vùng hoặc một người bạn nào đó của tác giả. Và chúng thường có nhan đề ngắn gọn (do người sau đặt): Mừng ông lang, Chế ông huyện, Đùa ông Hàn, Bỡn ông Điềm...

Tú Xương có một phạm vi quan sát khá rộng. Sống trong một đô thị nhỏ nơi thoát thai từ làng xóm, ông vẫn giữ được thói quen thường thấy trong sinh hoạt tinh thần nơi thôn xã là để mắt đến mọi việc xảy ra chung quanh, và sẵn sàng lên tiếng về những chuyện ấy. Lọt vào kính ngắm thường xuyên của ông là đủ loại nhân vật, từ quan chức đến sư sãi, từ ông tú ông cử, cho đến đám học trò đang mài đũng quần trong các lớp bình văn, rồi cô ký, me tây, rồi thầy thông, thầy phán... sơ sơ có thể ước tính tổng cộng số người được Tú Xương nhắc tới trong các bài thơ đã viết lên tới vài chục. Tất cả hiện ra như các hình nhân trong một chiếc đèn kéo quân khổng lồ mà tác giả đã kỳ công vẽ mặt tô mày để kiếm chút niềm vui giữa cuộc đời tẻ nhạt.

“Từ trước đến nay, thơ văn của Trần Tế Xương thường được các nhà nghiên cứu ở ta xếp vào dòng thơ cổ điển, thứ thơ từ thế kỷ XIX về trước. Đã đến lúc, nên nói thêm rằng sáng tác của Tú Xương có những khía cạnh khá hiện đại, mà trước tiên con người tác giả hiện ra trong thơ đã là con người khá hiện đại. Được đào tạo chính quy từ nơi cửa Khổng sân Trình song ông xa lạ với mọi quan niệm sống khắc kỷ khổ hạnh mà các nhà nho tự ép xác để noi theo bằng được. Ông thích công khai nói lên những khao khát thường xuyên lồng lộn vật vã trong lòng mình. Cay nghiệt trong nhận xét, xô bồ thoải mái trong lựa chọn tài liệu, không ngại trâng tráo trong trình bày miêu tả, ông đã mang tới trong thơ ca một tiếng nói mới, tiếng nói của những thành thị đang hình thành” [57]

2.2.4.2. Nhân vật trong thơ Tú Xương rất cụ thể, đa số là những nhân vật có thực ngoài đời: ông cử nhu, ông cử ba, vợ, cô đầu... Điều đặc biệt, Tú Xương có lối phác họa và xây dựng nhân vật mang những nét kỳ dị, méo mó, thậm chí là kỳ quái

nhưng rất độc đáo, hiện lên chân dung vừa thực vừa ấn tượng. Thơ truyền thống thường dùng thủ pháp ước lệ, dụng điển, tập cổ... để xây dựng nhân vật, nhân vật hiện lên thường mang nét đẹp khái quát chung chung. Nhưng với Tú Xương, nét hiện đại hiện rõ trong thơ ông là thế giới nhân vật rất sống động nhờ vận dụng thủ pháp miêu tả cái riêng, nét cụ thể của từng nhân vật, để nó là nhân vật “này” chứ không thể lẫn vào đâu được. Mỗi nhân vật ông đều đánh dấu bởi một nét riêng: cô Bố "chồng chung vợ chạ"; ông Hàn "đậu lạy quan xin"; Thành thì đen kịt, Đốc thì lang; người bán sắt thì “Mũi nó gồ gồ, trán nó giô ”; ngay cả chính bản thân mình, ông cũng viết: “Mắt thì lao láo, mặt thì xanh ”....

“Như các nhà nghiên cứu nghệ thuật đã lưu ý, nét đặc biệt của nghệ thuật hiện đại (rõ nhất là trong hội họa) ấy là thiên về miêu tả con người với những nét kỳ dị, hình ảnh méo mó, không những không ăn khớp với những khuôn mẫu sẵn có, mà còn thường xuyên có hiện tượng phân thân, và không tạo ra một sự ổn định, không có những đường viền rõ rệt. Do những hạn chế của thời đại và của bản thân, đương nhiên Tú Xương chưa thể có được một tư duy nghệ thuật mới lạ như vậy. Có thể là những câu thơ trên chỉ được viết ra một cách tự phát. Dẫu sao đọc Tú Xương, người ta vẫn không khỏi liên tưởng tới một quan niệm về con người mới mẻ, chưa thể có ở những thời của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, tóm lại là những quan niệm về con người chỉ xã hội hiện đại mới có”. [57].

Đặc biệt, Tú Xương còn vận dụng hình thức chơi chữ rất hóm để miêu tả nhân vật. Ví như bài Mừng ông cử ba:

Cửa Vũ ba nghìn sóng nhảy qua Ai ngờ mũ áo đến ba ba

Đầu như lươn đất mà không lấm Thân tựa xà hang cũng ngó ra! Dưới nước không ưa, ưa trên cạn Đất sét không ăn, ăn thịt gà

Tuy rằng cổ rụt mà không ngỏng Hễ cắn ai thì sét mới tha.

(Mừng ông cử ba)

Ông Cử là con thứ ba cho nên gọi là Cử Ba, nhân đó nhà thơ lấy tên ba ba đồng âm với con ba ba để giễu ông.

Hoặc một bài thơ rất hóm khác mà nhà thơ dựa vào trò chơi đánh tam cúc để đả kích nhân vật và có cái kết thật bất ngờ:

Tượng tượng xe xe, xé lẻ rồi Sĩ đen sĩ đỏ chẳng thành đôi Đố ai biết ngỏ quân nào kết Tốt cũng chui mà mã cũng chui.

(Thành Pháo)

Đây là bài thơ Tú Xương giễu ông thành Pháo vì thời thế mà gặp may, mà lên đời. Chuyện kể rằng, một ngày vào năm 1902, vua Thành Thái từ kinh thành Huế ra Bắc để dự khánh thành cầu Dumer. Qua Nam Định, vua Thành Thái dừng nghỉ tại Vọng Cung. Các quan chức làm lễ bái yết.

Khi ấy ở Nam Định, có một người ở phố hàng Song, trước nấu bếp cho Tây, được xã Vị Xuyên cử ra làm chức phòng thành để phụ việc với viên cẩm Tây, trông coi việc trị an trong thành phố, không vào lương ngạch nào cả. Người đó tên Pháo, người ta quen gọi là thành Pháo.

Trong buổi lễ bái yết, Thành Pháo cũng được đứng ghé trong hàng quan chức, vì y có phận sự đứng giữ gìn trật tự trị an. Vua Thành Thái hỏi chức vụ của từng người và bảo tùy tùng ghi vào sổ. Hỏi đến thành Pháo chẳng lẽ lại bảo y là phụ việc cho cẩm Tây, người ta đành tâu đó là viên Phòng thành thủ úy.

Ít lâu sau, có sắc chỉ khen thưởng của triều đình gửi ra, trong đó thành Pháo được phong hàm thất phẩm đương nhiên là ngang hàng với các quan chức cùng phẩm.

Thế là tự nhiên, thành Pháo được nên danh nên giá.Anh ta nghiễm nhiên trở thành một thân hào có cỡ ở xã Vị Xuyên, ngồi ngang hàng với các chức sắc danh vọng.

Và Tú Xương đã làm bài thơ để giễu ông thành pháo này.

Bằng những nét miêu tả nhân vật đặc biệt như vậy, Tú Xương đã vượt xa thơ truyền thống, tiến lên một bậc gần với thơ hiện đại. Nét hiện đại trong bút pháp thơ Tú Xương có lẽ là hiện thực sinh động tràn vào thơ một cách tự nhiên và phong phú, rất quen thuộc, gần gũi.

2.2.4.3. Ngôn ngữ

2.2.4.3.1. Tú Xương ít sử dụng từ ngữ, thi liệu, ngữ liệu gốc Hán. Thơ Tú Xương ít sử dụng từ ngữ ước lệ, phi cá thể, từ vựng điển tích, cách điệu mà sử dụng nhiều từ ngữ thông tục, cụ thể, mang đậm tính khắc hoạ. Tú Xương luôn tước đi vẻ trang nhã, lược bỏ đi sự cách điệu của từ ngữ. Ít miêu tả, có thể nói là thiếu vắng hình tượng anh hùng, tráng sĩ, những người tài sắc, những mẫu người lý tưởng… nên bút pháp cách điệu hoá ít được vận dụng, thay vào đó là bút pháp cá thể hoá để xây dựng thế giới thị dân muôn màu. Do vậy, thơ Tú Xương không có hệ thống ngôn từ: nợ tang bồng, hồ thỉ, vòng cương toả, điền viên, nguyệt hoa, bể dâu, phong trần… mà thay vào đó là những từ ngữ đời thường: lôi thôi, ậm oẹ, ngoi đít vịt, lụ khụ, sặc sụa, chí cha chí chát, đen thủi đen thui, mốc thếch, đen kịt, gồ gồ, tấp tểnh…. Ta hãy xem chỉ một từ “tấp tểnh”, Tú Xương đã hí hoạ được con người và sự vật một cách sinh động và chính xác:

Tấp tểnh người đi tớ cũng đi Cũng lều cũng chõng cũng đi thi

(Đi thi)

Qua từ “tấp tểnh”, nhà thơ đã khắc họa được bộ dạng cũng như tâm trạng của người đi thi, đồng thời thể hiện được sự tuột dốc thảm hại của khoa cử và đạo học nhà nho. Ta cũng thấy từ láy tượng hình này xuất hiện trong những câu thơ miêu tả ấn tượng tình cảnh của những người kẻ chợ nơi phố phường: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Toan tấp tểnh những đường tu lý (Đĩ rạc đi tu) Con tấp tểnh đi bồi

(Than cùng) Được voi tấp tểnh lại đòi tiên

(Bực mình) Lại còn tấp tểnh với đàn em

(Già chơi trống bỏi)

Đặc biệt, chúng ta cũng thấy trong hệ thống từ ngữ thơ Tú Xương khi miêu tả nhân vật, ông đều đẩy từ ngữ miêu tả đến cực điểm. Đây cũng là một cách viết giống thi sĩ Hồ Xuân Hương với những câu như: già thì phải già tom, chín thì phải chín mõm mòm...

Tú Xương lại có sự duyên dáng khác, ông nhờ vào những từ ngữ thông tục để cá thể hoá các nhân vật và chạm khắc nên những nhân vật thật ấn tượng. Đó là viên quan Phòng thành “đen kịt”, ông quan “Đốc thì lang”, Cậu Ấm “mốc thếch như trăn gió”, người bán sắt “mũi nó gồ gồ, trán nó dô”… hay đó là những âm thanh, hình ảnh đẩy đến mức cực điểm như:

Đì đẹt ngoài sân tràng pháo chuột

Loẹt lòe trên vách, bức tranh gà

Chí cha chí chát khua giày dép

Đen thủi đen thui cũng lượt là

(Ngày xuân ngẫu hứng)

Tú Xương không dùng những từ ngữ hán việt sang trọng mà ông ước lệ hoá những từ ngữ bình dân, dân gian: thâncò, phận gái mưa sa, phỗng sành, một duyên hai nợ, năm nắng mười mưa, yếm trắng, học đã sôi cơm, thi không ăn ớt, vuốt râu nịnh vợ, quắc mắt khinh đời, năm nắng mưới mưa, thân cò lặn lội . . . đã được Tú Xương vận dụng khá độc đáo trong thơ làm cho thơ ông vừa gần gũi, vừa dễ thuộc mà cũng diễn tả

được đúng sự vật, góp phần làm phong phú cho kho từ vựng tiếng Việt- một trong những tiêu chí để đánh giá sự đóng góp quan trọng của các nhà thơ nhà văn:

Vuốt râu nịnh vợ con bu nó Quắc mắt khinh đời cái bộ anh

(Phỗng sành) Yếm trắng như cô phải chọn chồng

(Vịnh cô Cáy chợ Rồng) Nghĩ mình phận gái hạt mưa

(Đĩ rạc đi tu) Lặn lội thân cò khi quãng vắng

(Thương vợ)

2.2.4.3.2. Ngôn ngữ thông tục hàng ngày đi vào thơ Tú Xương một cách tự nhiên, có bài thơ như là cuộc đối đáp, trò chuyện, từ ngữ mang đậm khẩu ngữ làm cho thơ mang tính chất tự sự, rồi xen lẫn trong thơ có cả tiếng Tây, thậm chí là tiếng chửi… làm cho thơ Tú Xương có một không khí khác lạ so với thơ ca truyền thống.

Sử dụng ngôn ngữ hàng ngày, tươi mát, tự nhiên mà vẫn thanh nhã, óng chuốt. Mấy câu sau đây như lời nói ở cửa miệng, không thêm bớt mà rất chân thành:

Tôi hỏi thăm ông đến tận nhà, Trước nhà có miếu, có cây đa Cửa hè sân ngõ chừng ba thước, Nửa tá tre pheo đủ một tòa . . .

(Ông ấm Ðiềm) Hoặc đây là cách nói ngang tàng nhưng rất tự nhiên:

Gái tơ đi lấy làm hai họ

Năm mới vừa sang được một ngày (Viếng cô Ký)

“Hai họ” là vợ hai, đối với “một ngày” tức mùng một tết. Vậy câu thơ chỉ giữ cái vỏ của phép đối mà vượt qua những ràng buộc khác khiến cho lời thơ của Tú Xương không những êm tai, sướng miệng mà còn rất độc đáo, có giá trị châm biếm cao.

Lối nói khẩu ngữ khiến thơ Tú Xương đi ngược với thơ ca truyền thống. Cuộc sống đời thường như phơi bày hết cả trong thơ ông. Đó là tiếng phân bua của người kẻ chợ:

Thôi thế thì thôi đành tết khác Anh em đừng nghĩ tết tôi nghèo

(Cảm tết)

Hay là tiếng bỡn cợt của đôi vợ chồng thị dân nhưng cũng đầy tình tứ: Hỏi mẹ mày rằng dốt hay hay

Thưa rằng hay thực là hay Không hay sao lại đỗ ngay tú tài Xưa nay em vẫn chịu ngài (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Tết dán câu đối)

Bên cạnh những từ xưng hô thông tục và thông dụng như: ta, ông, người, bác… thì trong thơ Tú Xương xuất hiện những lối xưng hô hiện đại: ngài- em, anh- em, mình- tớ…:

Yêu nhau chẳng lấy được nhau nào Mình nghĩ làm sao tớ nghĩ sao

(Gửi cho cố nhân)

Ông đã dân gian hoá thơ ca nhà nho bằng những đại từ nhân xưng đầy dân dã, nhưng cũng đầy táo bạo của một nhà nho:

Em gửi cho anh tấm lụa đào …Không biết rằng em bán thế nào

Bên cạnh đó, sự xuất hiện của một lớp từ xưng hô mang đậm sắc thái dân gian và địa phương: mẹ mày, bu nó, nhà thầy, mẹ đĩ, cha cu, mụ nọ… đã góp phần tô đậm thêm nét riêng cho sắc thái trữ tình của ngôn từ nghệ thuật trong thơ ca ông Tú.

Khẩu ngữ đường phố đã làm cho giọng điệu của những lời than đời của cái tôi nhà thơ sâu lắng nồng nàn bao nhiêu thì khẩu ngữ cũng làm cho tiếng chửi của cái tôi nhà thơ cay độc bấy nhiêu:

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

Có chồng hờ hững cũng như không (Thương vợ)

Đó chỉ là những lời chửi đổng, là lời nói mát để nịnh vợ. Có lúc ta bắt gặp những tiếng chửi chua cay, ngoa ngoắt:

Chẳng hay gian dối vì đâu vậy Bá ngọ thằng ông biết chữ gì

(Chế ông Huyện) Ví phỏng quyển thi ông được chấm Đù cha đù mẹ đứa riêng ai

(Đùa ông Hàn)

Không thâm trầm sâu sắc như tiếng chửi trong thơ Nguyễn Khuyến, tiếng chửi trong thơ Tú Xương dữ dội, mạnh mẽ không kiêng dè. Tiếng chửi hết sức tự nhiên, vụt ra thành thơ:

Thi thế mà cũng thi Ới khỉ ơi là khỉ

(Than sự thi)

Tiếng chửi có khi nhẹ nhàng, có khi gay gắt, có lúc đến nhỏ nhen khiến thơ của một nhà nho chạm đến sự bình dân, thông tục. Tiếng chửi thể hiện nỗi bất bình với hiện tại bắt đầu rối ren, nhưng cũng thể hiện sự mất bình tĩnh, không điều tiết được

cảm xúc cá nhân trong thế quân bình. Tiếng chửi cũng thể hiện được tâm địa không mấy phóng khoáng của cái tôi trữ tình trong cách nhìn thế giới khách quan.

Lần đầu tiên trong thơ ca Việt Nam, ngôn ngữ tây ta được kết hợp vần vè như thế. Mặc dù số lượng rất ít, nhưng việc điểm một số từ tây vào thơ khiến cho thơ ông

Một phần của tài liệu Yếu tố phi truyền thống trong thơ Trần Thế Xương (Trang 60)